Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y Những điều chưa biết về quả mắc kham |
Đặc điểm của ngũ bội tử
Ngũ bội tử còn được biết đến với tên gọi là bầu bí, bách trùng thương, văn cáp. Schlechtendalia sinensis Bell là tên khoa học của ngũ bội tử. Tên dược là Galla sinensis, thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae).
Cây muối |
Ngũ bội tử là những túi hay nốt nhỏ trên cành non và lá của cây muối hoặc cây diêm phu mộc. Các nốt này do một loài sâu mang tên ngũ bội tử gây ra. Nói cách khác, ngũ bội tử là tổ của con sâu ngũ bội tử.
Ngũ bội tử có kích thước nhỏ, dài khoảng 3 – 6cm và hình dạng không đều.
Cây muối có sống nhiều năm, có chiều cao từ 2 – 8m. Thân gỗ, lá mọc so le, lá dạng kép lẻ, mỗi lá gồm có 7 – 14 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, không cuống, mép lá có răng cưa to và thô. Lá rộng khoảng 2.5 – 9cm và dài khoảng 5 – 14cm.
Hoa mọc thành cụm, kích thước nhỏ, màu trắng sữa, hay mọc ở đầu cành. Cụm hoa dài khoảng 20 – 30cm. Cây ra hoa vào tháng 8 – 9 và sai quả vào tháng 10. Quả có màu đỏ cam, bên trong có chứa 1 hạt.
Trên thế giới, Ngũ bội tử được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến…), ngoài ra còn ở Nhật Bản.
Ở Việt Nam, ngũ bội tử có mặt nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số tỉnh ở vùng Tây Bắc.
Vào khoảng tháng 5 – 6, sâu Ngũ bội tử cái từ các cây khác di chuyển đến cây Muối để đẻ trứng vào lá hoặc cành non. Từ những vị trí bị sâu tác động, cây cho ra các Ngũ bội.
Vào khoảng tháng 9, các Ngũ bội này được thu hái rồi đem về giết con sâu ở trong bằng cách hấp, sau đó đem phơi khô.
Trước đây, mỗi năm, nước ta đã từng có thể xuất khẩu 30 – 40 tấn Ngũ bội tử.
Thành phần hóa học
Ngũ bội tử là một vị thuốc rất đặc biệt. Nó chứa một chất gọi là tanin. Tỷ lệ tanin có trong ngũ bội tử ở Việt Nam thường là 50%, loại tốt có thể lên tới 60-70%, thậm chí là 80%. Tanin còn được biết đến với tên gọi acid galotanic, khi thủy phân sẽ cho acid galic. Ngoài tanin, dược liệu ngũ bội tử còn có acid galic tự do, chất béo, nhựa và tinh bột.
Theo Y Học Cổ Truyền
Dược liệu ngũ bội tử có vị đắng chua, mặn, tính bình. Nó tác dụng vào 3 kinh là thận, can và phế. Với thành phần hóa học đa dạng, ngũ bội tử có nhiều công dụng trị bệnh khác nhau.
Ngũ bội tử được dùng như một bài thuốc hiệu quả chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đi tiểu ra máu... Đây cũng là một vị thuốc để trị nhọt độc, các vết loét trong miệng. Trị ho lâu ngày, ngực nóng.
Tác dụng của ngũ bội tử
Tác dụng giải độc
Giải độc alkaloid vì khi có khả năng phản ứng với nhóm hợp chất này, giảm hấp thụ alkaloid vào cơ thể.
Tác dụng cầm máu
Tanin làm tủa protid trong da, niêm mạc ở các chỗ loét, làm cho chỗ loét săn se tạo thành lớp cứng, đồng thời có tác dụng cầm máu nhờ gây đông máu.
Liều dùng & cách dùng
Ngày dùng từ 0,5 - 1 g dưới dạng thuốc bột hoặc sắc uống.
Dung dịch 5 – 10% có thể dùng súc miệng để làm lành vết loét trong miệng.
Bài thuốc sử dụng ngũ bội tử
Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên
Lấy 6g ngũ bội tử đem sắc với nước, còn lại 100ml, chia thành 3 lần dùng trong ngày. Với bệnh nhân không nôn, nên ăn thức ăn lỏng và truyền máu. Còn trường hợp nôn ra máu nên nhịn ăn.
Đau bụng tiêu lỏng
Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên với nước bạc hà.
Ho lâu ngày, khạc ra máu
Dùng Ngũ bội tử sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè vào sau bữa ăn, ngày uống 2-3 lần.
Trị sẹo do bỏng
Chuẩn bị giấm đen 250ml, ngũ bội tử 8-100g, mật ong 18g và ngô công 1 con tán bột. Đem trộn đều thành cao, sao đó phết vào miếng vải đen và dán lên vùng sẹo bỏng. Cứ 3-5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo liền lại.
Chữa băng huyết
Ngũ bội tử 4g, rễ cây vú bò 10g, vỏ cây máu chó 10g. Thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Chữa đau bụng đi ỉa lỏng
Ngũ bội tử tán bột, thêm hồ vào, viên thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên, dùng nước pha bạc hà để uống thuốc.
Trị bệnh trĩ
Chuẩn bị 500g ngũ bội tử (tán vụn) và cồn 52.5% 1000ml. Đem dược liệu ngâm với cồn, bảo quản trong lọ kín và ngâm trong vòng 30 – 60 ngày. Sau đó lọc lấy nước, nấu sôi để vô trùng. Khi dùng, nên vệ sinh vùng hậu môn và chích trực tiếp vào búi trĩ.
Trẻ con bị trớ
Ngũ bội tử 3g, một nửa để sống, một nửa nướng chín, trích cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần dùng 2g bột này, dùng nước cơm hay nước cháo để chiêu thuốc.
Trị trẻ con đái dầm
Ngũ bội tử giã nhỏ. Thêm nước cho dính, đắp vào rốn.
Trị di tinh
Dùng nước muối sinh lý và bột mịn ngũ bội tử đem trộn đều làm thành hồ, sao đó phết vào cao dán 3×4 và đem dán vào huyệt Tứ mãn (huyệt vị nằm ở dưới rốn 2 thốn và đo ngang trái – phải 0.5 thốn). Cứ 3 ngày thay miếng dán 1 lần.
Trị đau bụng và đại tiện ra phân lỏng
Ngũ bội tử tán bột, một lượng vừa đủ. Làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày dùng khoảng 15 – 20 viên uống với nước bạc hà sắc.
Trị mồ hôi đêm
Bột ngũ bội tử. Làm thành hồ rồi đắp lên vùng rốn trước khi đi ngủ.
Trị tưa miệng
Băng phiến 3g và bột ngũ bội tử 20g. Tán thành bột mịn, sau đó thổi vào lưỡi. Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi khỏi.
Trị bệnh lòi dom và sa tử cung
Một ít ngũ bội tử đem sắc lấy nước rửa.
Chữa xuất tinh sớm
Dùng hạt tiêu và ngũ bội tử mỗi vị 20g, khổ sâm và địa phu tử mỗi vị 30g. Sắc uống hằng ngày.
Lưu ý khi dùng ngũ bội tử
Người bị tả lỵ do thấp nhiệt, thực tà, ngoại cảm không nên sử dụng.
Việc sử dụng ngũ bội tử và các bài thuốc này cần tuân theo liều lượng và hướng dẫn cụ thể. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Củ cải trắng - Món ăn ngon, bài thuốc bổ |
Bát giác liên - Vị thuốc quý chữa rắn cắn |
Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay |