Gấc - Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên Những món ăn đang hot từ thanh long đỏ: Có một món cực bất ngờ! Những trái cây cực tốt cho sức khỏe trong mùa đông |
Đặc điểm của cây mắc kham
Mắc kham hay còn gọi là me rừng là loại thực vật dại ở vùng núi Tây Bắc được người dân bản xứ cùng các du khách rất ưa chuộng sử dụng bởi vị ngon độc lạ và công dụng đa dạng của loại quả này.
Cây cao từ 5 - 7m, quả kắc kham to bằng ngón tay cái và thường chín trong khoảng thời gian từ tháng 8 - tháng 9 trong năm.
Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mắc kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm.
Hoa kắc kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Quả Mắc kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.
Để phát triển tốt và cho quả mọng, cây mắc kham thường mọc ở những khu vực có đồi núi thưa và có nhiều ánh sáng.
Vào mùa hè, mắc kham được xem như loại quả thanh nhiệt cho người dân tộc mỗi khi đi làm nương rẫy. Còn xét về giá trị dinh dưỡng, loại quả này chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Do vậy, người trưởng thành chỉ cần ăn từ 1 - 2 quả là có thể cung cấp đủ lượng vitamin C trong 1 ngày. Một số nghiên cứu khác, Mắc kham còn giúp chống lại bệnh chảy máu chân răng. Hiện nay, loại quả này thường được làm thành món ngâm hoặc ướp khô và phơi khô để làm ô mai.
Bên cạnh dùng ăn quả tươi, mắc kham có thể chế biến theo nhiều cách như: ngâm rượu, ướp muối ớt, ướp đường, làm nước ép… Nhưng mắc kham ướp giấm là món ăn được yêu thích nhất, bởi có sự kết hợp hài hòa của 4 vị chua - chát - mặn - ngọt kích thích vị giác.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae). Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.
Trong y học, mắc kham có một số công dụng như: giảm thoái hóa điểm vàng ở mắt, ngừa bệnh quáng gà do Mắc kham có chứa vitamin A và carotene; hàm lượng chất xơ cao trong Mắc kham giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa; giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch,… Bên cạnh đó, người ta còn dùng Mắc kham để chăm sóc tóc (bằng cách giã nhuyễn quả rồi massagelên da đầu giúp tóc mọc nhanh, tăng cường độ chắc của chân tóc, duy trì màu và cải thiện độ bóng của tóc).
Theo y học cổ truyền
Đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.
Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.
Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.
Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.
Tác dụng của quả mắc kham
Hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường
Trong quả Mắc kham có chứa crom - đây là chất rất có lợi cho người bệnh bị đái tháo đường. Lượng crom trong quả này có tác dụng chuyển hóa lipid và glucid.
Mặt khác, crom còn tạo thuận lợi cho insulin liên kết với các cơ quan thụ cảm của nó. Điều này giúp cho sự đồng hóa đường glucose của các tế bào và tạo điều tiết tỷ lệ insulin trong máu. Từ đó, tăng tính nhạy cảm của các mô đối với insulin, ổn định và bình thường glycemic - tỷ lệ đường trong máu.
Chăm sóc tóc
Các chị em phụ nữ có thể bóp nát quả mắc kham rồi massage lên da đầu. Điều này giúp thúc đẩy việc mọc tóc nhanh, tăng cường tốc độ chắc chắn của chân tóc, duy trì màu tóc và tăng độ bóng cho tóc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên quả mắc kham còn giúp giảm rụng tóc. Bởi nó có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn hại tới nang tóc, ảnh hưởng tới nội tiết tố có thể gây ra tình trạng rụng tóc sớm.
Vì vậy, hiện nay có khá nhiều sản phẩm dầu gội đã sử dụng mắc kham trong thành phần của mình.
Chống chuột rút thời kỳ kinh nguyệt
Ăn mắc kham thường xuyên cũng là cách để chống lại tình trạng đau bụng kinh. Mới đây, nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng các vitamin và khoáng chất trong mắc kham còn có tác dụng chống lại tình trạng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Do vậy, thường xuyên ăn Mắc kham trong thời kỳ kinh sẽ rất tốt cho các chị em phụ nữ.
Ngoài những công năng chữa bệnh trên thì quả mắc kham còn được dùng làm phương thuốc để giảm sốt, điều trị khó tiêu, rối loạn gan, thiếu máu cùng những vấn đề về hô hấp, chống lão hóa, chống nhiễm trùng,...
Tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A và caroten trong mắc kham rất cao. Đây đều là những chất có tác dụng giảm thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà, tăng cường tầm nhìn ở những người cao tuổi.
Bệnh tim
Hàm lượng crom trong mắc kham có tác dụng giảm lượng tích tụ cholesterol xấu trong máu. Điều này giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch hoặc tích tụ các mảng bám trong mạch, động mạch. Từ đó, chống lại tình trạng đột quỵ và đau tim. Mặt khác, lượng sắt cao trong Mắc kham còn hỗ trợ thúc đẩy việc sản sinh máu mới và giúp lưu thông máu nhanh.
Bài thuốc sử dụng mắc kham
Chữa trị huyết áp cao
Rễ cây mắc kham 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa cảm mạo phát sốt
Quả mắc kham 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần.
Trị tiểu đường
Quả mắc kham 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. Hoặc lấy 15 – 20 quả Mắc kham nấu sôi, sau ướp muối ăn hằng ngày.
Làm lợi tiểu
Lấy 10 – 20g vỏ thân cây mắc kham sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá Mắc kham sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nước ăn chân
Lấy quả mắc kham giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Chữa phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa
Quả mắc kham 10 – 30g, rễ, vỏ mắc kham 15 – 30g, lá mắc kham 10 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu
Lấy vỏ cây mắc kham giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.
Lưu ý khi sử dụng quả mắc kham
Không ăn quá nhiều mắc kham, vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hạn chế ăn mắc kham, vì chưa có nghiên cứu về tác dụng của Mắc kham đối với phụ nữ trong giai đoạn này.
Mắc kham có thể gây dị ứng cho một số người, vì vậy nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn Mắc kham, hãy ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mắc kham, vì mắc kham có thể tương tác với một số loại thuốc.
Bát giác liên - Vị thuốc quý chữa rắn cắn |
Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay |
Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y |