Hoa giấy: Vừa là cây cảnh, vừa là vị thuốc quý Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý |
Đặc điểm của cây vông vang
Tên gọi khác của cây vông vang là Bông vang, Bụp vang, Bông vàng, Hoàng quỳ, tên khoa học: Abelmoschus moschatus thuộc họ cẩm quỳ (danh pháp khoa học Malvaceae).
Lá hình tim mọc so le có cuống dài. Phiến lá chia thành 5 – 6 thùy khá sâu, cả hai mặt đều phủ nhiều lông, mép có răng cưa, trên có 3 – 5 gân chính. Lá kèm rất hẹp, nhỏ, hình dùi.
Hoa của cây vông vang thường mọc ở nách lá, có đường kính lớn, màu vàng, phần giữa có màu nâu tím nhẹ. Quả dài 4 – 5 cm, hình bầu dục, bên ngoài có lông cứng bao phủ. Hạt màu nâu, nhỏ và hình thận.
Quả nang hình chóp nhọn, có lông trắng cứng, dài 4 – 5cm, chia làm 5 ô, hình bầu dục, đỉnh nhọn. Hạt nhỏ, hình thận, dẹt, dài 3 – 44mm, rộng 1 – 2mm, màu nâu. Trên mặt có những đường nhăn đồng tâm xung quanh rốn hạt.
Loài cây này ưa sáng, hay mọc lẫn với các cây cỏ khác. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, đến cuối mùa thu thì có quả. Quả Vông vang già cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn cây tàn lụi. Cây được nhân giống bằng hạt.
Lá, hoa và rễ của cây được thu hái làm thuốc. Hạt của cây cũng có khi được dùng nhưng ít phổ biến hơn. Hạt còn được dùng chế tinh dầu dùng trong nước hoa
Thu hái cây vông vang quanh năm. Lá và rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Nếu dùng hoa, nên hái vào mùa hè, hạt thu hái vào mùa thu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy vào mục đích sử dụng.
Vông vang có nguồn gốc ở Ấn Độ. Đến nay loài thực vật này đã được di thực vào nhiều quốc gia (Malaysia, Trung Quốc, Phillipin). Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi ở sông suốt, gần hồ đập và trên những đồng cỏ, nương rẫy… nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc nước ta, ở đồng bằng ít gặp hơn.
Loài cây ưa sáng, hay mọc lẫn với các cây cỏ khác. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, đến cuối mùa thu thì có quả. Quả Vông vang già cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn cây tàn lụi. Cây được nhân giống bằng hạt.
Thành phần hóa học
Hạt vông vang chứa tinh dầu cố định màu vàng nhạt, mà thành phần chính là các terpen, alcol (farnesol) ether, acid (acid linoleic 18,9% acid palmitic 4,20%). Tinh dầu này có mùi xạ hương rất đậm nét, bền mùi, được dùng làm hương liệu, làm xà phòng thơm.
Hoa chứa các flavonoid, myricetin và canabistrin.
Rễ có chứa chất nhày như rễ sâm bố chính.
Theo Y học cổ truyền
Cây vông vang có vị hơi ngọt, nhạt nhiều nhớt, tính mát, quy vào kinh Can, Tỳ, Phế. Tác dụng hạ sốt, lợi tiểu, chống co thắt, nhuận tràng, sát trùng, giảm đau.
Chủ trị: Lá chủ trị nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng. Hạt chủ trị hạ sốt, chống co thắt, kích thích và lợi tiểu, trấn kinh. Hoa được dùng để chữa bỏng. Rễ có chất nhầy được dùng để hồ giấy, hoặc chế tinh bột. Có khi được dùng làm thuốc bổ, thuốc mát thay sâm bố chính.
Cây vông vang có thể được dùng ngoài (giã nát, đắp) hoặc sắc uống. Liều dùng rễ: 10 – 15g/ ngày, hạt 10 – 12g/ ngày và lá 20 – 40g/ ngày.
Bài thuốc sử dụng cây vông vang
Mát gan, giải độc
Dùng lá, thân cây khô 40g (Hoặc 100g cây tươi) đun nước uống thay nước hàng ngày.
Bệnh tiểu đường
Lá, thân khô 40g sắc nước uống trong ngày.
Táo bón
Dùng lá thân tươi 80g hoặc khô 40g đun nước uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.
Chữa tiểu đục
Dùng rễ vông vang 1 năm tuổi. Đem rễ giã nát, chỉ lấy 1/3 nước, sau đó phơi sương trong 1 đêm và dùng uống khi đói.
Nấm lưỡi
Nếu bị trắng lưỡi ăn từng vùng, lấy lá vông vang đốt vào củi cháy thành tro, tán bột, trộn với mật ong bôi vài lần là khỏi.
Chữa đái dắt và có thai lậu nhiệt
Chuẩn bị mộc thông, hạt vông vang và hoạt thạch bằng lượng nhau. Dùng các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g uống với nước hành. Hoặc có thể dùng các vị sắc lấy nước uống.
Chữa bụng trướng và đại tiện không thông
Chuẩn bị hạt vông vang 20g. Đem sắc uống, dùng 3 thang là khỏi.
Chữa mụn nhọt
Chuẩn bị rễ gai và rễ vông vang bằng lượng nhau. Đem rẽ rửa sạch, để ráo và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt.
Điều trị viêm đường tiểu, di mộng tinh, giảm co giật
Hạt vông vang khô sao vàng, sau đó tán thành dạng bột pha nước uống hàng ngày. Liều dùng khoảng 5g bột/ngày.
Chữa rắn cắn
Chuẩn bị hạt hồng bì 20g, lá vông vang 50g và lá dây bông báo 50g. Đem giã nát các dược liệu, dùng nước cốt xoa lên vết cắn. Sau đó đem bã đắp lên vết rắn cắn. Hoặc dùng dược liệu khô, tán bột và rắc lên vết thương.
Chữa sỏi thận, sỏi mật
Dùng hạt vông vang 4g và lá thân khô 30g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 20g sắc nước, lấ khoảng 1,5 lít nước thuốc uống tahy nước hàng ngày.
Điều trị tê thấp, nhức xương khớp
Dùng rễ cây khô 40g sắc uống hoặc ngâm rượu.
Viêm dạ dày
Lấy khoảng 30g đến 40g rễ tươi, rửa sạch sắc với khoảng 2 bát nước, sắc cạn lấy 1 bát nước uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Lưu ý khi dùng vông vang
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ không nên tùy tiện dùng bài thuốc từ dược liệu này.
Một số bài thuốc từ cây vông vang chưa được chứng minh về tác dụng và độ an toàn.
Dược liệu không có độc, tuy nhiên dùng dược liệu đắp ngoài da có thể gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm.
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
Cơ thể suy nhược, tiêu chảy, đái đêm nhiều cần sử dụng thận trọng.
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi sử dụng vông vang làm thuốc.