Bài thuốc trị giun từ cây keo dậu Hoa giấy: Vừa là cây cảnh, vừa là vị thuốc quý Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên |
Đặc điểm của húng chó
Húng chó hay còn được gọi là é quế, húng quế, rau é, hương thái... Tên khoa học của húng quế là Ocimum basilicum, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.
Húng chó thân cao khoảng nửa mét, thân màu tía có mùi thơm nhẹ mùi quế. Lá nhẵn, không có lông, lá đơn mọc đối nhỏ màu xanh đậm. Hoa húng quế cũng có màu tím và mọc thành từng chùm dọc theo ngọn hoặc cành. Người ta thường dùng hoa húng quế khô để gây giống.
Loại cây rau thơm này có chiều cao khoảng 40-60cm, thân cây có lông, lá thuôn dài màu xanh, mọc đối xứng hai bên. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ màu trắng hoặc tím. Hạt màu đen, khi ngâm nước có màu trắng xung quanh.
Thành phần chủ yếu được tìm thấy trong cây húng quế đó là tinh dầu, hàm lượng lớn nhất đó là khi cây đã ra hoa.
Húng quế theo như các nhà khoa học thì nó là loài thực vật có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn Độ, tuy nhiên hiện nay loài cây này cũng được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và ôn đới thuốc châu Á, Châu Âu (như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, các nước thuộc Liên Xô cũ…). Húng quế ở các nước này chủ yếu trồng để sử dụng lá và cất tinh dầu làm thuốc hay sử dụng trong công nghiệp.
Toàn cây húng quế thường được dùng để làm thuốc, nhưng phần ngọn có hoa và lá húng quế là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.
Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần hóa học của Húng quế rất đa dạng:
Tinh dầu chiếm hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa (0,4-0,8%). Có màu vàng nhạt, dễ chịu, thơm mùi của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol methyl – chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.
Tùy vào khu vực trồng, khí hậu khác nhau mà hàm lượng tinh dầu cũng có sự thay đổi. Ví dụ tại Việt Nam chưng cất tinh dầu chứa 80-90% methyl chavicola, còn ở châu Âu là 30-57%.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền Húng quế có tính vị cay, thơm dịu, nóng.
Công dụng:
Vì húng chó có vị cay, nóng nên được dùng để giải cảm, tán ứ máu, giảm đau, ra mồ hôi, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu, giúp thông đường hô hấp.
Hạt húng chó được sử dụng có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Hoa húng chó nhiều tác dụng giúp tiêu tiểu thông lợi hơn, giúp hỗ trợ thần kinh.
Chủ trị tính nóng và vị cay nên Húng quế được sử dụng để chữa sổ mũi, cảm cúm, viêm họng, khàn tiếng, đau đầu, ho, đau nhức răng, dị ứng mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, lo lắng…
Bài thuốc sử dụng húng chó
Mỡ trong máu
Dùng 5-10g hạt của cây húng chó đem hãm với nước sôi cùng đường và mật ong rồi uống. Có thể bỏ qua đường và dùng mật ong để giảm thiểu lượng đường trong máu.
Chữa các bệnh ngoài da
Lấy 1 nắm lá húng chó đem rửa sạch và ngâm bằng nước muối pha loãng 15 phút. Sau đó dùng lá này giã nát thoa lên các vùng mầy đay, mẩn ngứa. Ngày làm 2 lần vài ngày sẽ giảm hẳn.
Trị ho ở trẻ sơ sinh
Dùng 1 bó húng chó chỉ lấy hoa và lá non, 2 quả khế chua cùng 50g đường phèn. Đem khế vắt lấy nước còn húng quế cũng giã nát để vắt lấy nước cốt. Trộn đều 2 loại nước cốt với nhau rồi thêm đường phèn và hấp cách thủy trong 1 giờ. Khi nước cô lại thì tiến hành gạn ra bình thủy tinh để bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng thìa nhỏ chấm 1 ít nước thuốc lên miệng để trẻ tự mút, thực hiện đều đặn 3 lần/ngày.
Viêm họng do mãn tính hay bị sốt, cảm gây ho
Sử dụng húng chó 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả đun với khoảng 1 lít nước sắc còn 1 nửa nấu lấy nước chia làm 3 lần uống. Nếu không tiện, có thể hãm lá húng quế bằng cách hấp cách thủy sau đó dùng nước đó uống.
Bảo vệ tim
Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng chó giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày.
Chữa sốt
Dùng lá húng chó tươi, đem sắc lấy nước để uống.
Lợi sữa
Sử dụng một nắm lá húng chó sắc chung với 1 lít nước. Mỗi ngày uống 2 ly sau bữa ăn.
Giảm đau đầu, chống trầm cảm
Sử dụng một nắm lá húng chó để chiết xuất được tinh dầu. Thả vào trong nồi cùng 1 ít xả chanh và xông hơi mặt và thư giãn, vừa đẹp da mặt lại se khít lỗ chân lông, giảm thiểu quá trình lão hóa da.
Giảm đau, chống viêm, ngăn chặn sự lão hóa
Sử dụng húng chó thường xuyên trong bữa ăn. Nên nhai sống để hoạt chất và tinh dầu được phát huy hiệu quả.
Giảm cholesterol
Rau húng chó có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids, một loại axit béo trong máu ra khỏi cơ thể bằng cách sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn.
Hỗ trợ thiếu sữa ở phụ nữ đang cho con bú
Dùng một nắm lá húng chó đem nấu với khoảng 1 lít nước dùng để uống trong ngày sữa sẽ ra đều hơn.
Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Mỗi ngày có thể sử dụng một vài lá húng chó vào trong bữa ăn sẽ giúp ổn định đường tiêu hóa và phòng tránh cảm cúm, tiêu chảy. Đối với người bị đau răng có thể hãm với nước hoặc giã nát lá húng chó để ngậm khoảng 14 phút nhổ đi.
Chữa đau răng
Lấy 15g cành và lá húng chó tươi cho vào ấm sắc đặc rồi lấy nước sắc súc miệng mỗi ngày.
Chữa dị ứng mẩn ngứa
Chuẩn bị 3 – 6g hạt cùng với 20 – 30g lá húng chó. Đối với phần hạt đem ngâm với nước cho nổi nhầy. Sau đó giã chung với lá rồi lọc lấy nước pha thêm chút đường để uống. Tận dụng phần bã để xoa lên vùng da bị ngứa.
Hoặc lấy 20g lá húng chó khô cùng với 1 nắm lớn lá khế. Sắc lá húng quế khô lấy nước uống trong ngày. Kết hợp với nấu nước lá khế để tắm.
Tốt cho xương khớp
Trong lá húng chó có thành phần cao hoạt chất chống viêm, tiêu sưng là eugenol giúp ngăn chặn sự hoạt động của một loại enzyme gây sưng tấy. beta-caroten lại có thể bảo vệ khỏi các tế bào gốc tự do, phòng tránh các bệnh về khớp. Nên ăn thường xuyên.
Phòng chống ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, lá húng chó được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá). Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng. Từ đó, tiêu diệt và làm chậm quá trình phân chia tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư ở phổi, da, gan và miệng.
Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
Lá húng chó có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn. Bên cạnh đó, húng quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.
Chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da
Lấy một nắm lá húng chó giã nát và đắp lên vết thương, cũng có thể sắc lấy nước rửa nơi tổn thương.
Chữa rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị: 15g lá húng chó cho vào ấm sau đó đổ thêm nửa thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy 200ml. Chia đều thành 2 lần uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
Chữa ho khan và ho có đờm ở người lớn
Dùng 4 lá húng chó, 1 củ hành thái nhỏ, 2 nhánh đinh hương, 4 quả hồ tiêu cho hết vào ấm sắc, đổ thêm 200ml nước vào. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi cô lại còn 100ml. Uống với tần suất 3 lần/ngày. Lưu ý cần uống nhấp từng ngụm nhỏ để nhận được kết quả tốt nhất.
Chữa ho có đờm ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị 15 lá húng chó, 4 quả quất xanh cùng với 1 ít đường phèn. Xay nhuyễn lá húng chó cùng với quất rồi thêm đường phèn vào trộn đều. Đem đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút là được. Cho trẻ uống đều đặn 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.
Lưu ý khi dùng húng chó
Người mẫn cảm, hay dị ứng với bất kỳ hoạt chất, thành phần nào của dược liệu cần cẩn trọng khi sử dụng.
Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai khi, người mắc bệnh máu khó đông hay bệnh nhân bị hạ đường huyết. Khi dùng cho trẻ em cần dùng với liều thấp và theo dõi sát sao biểu hiện cơ thể trẻ trong suốt quá trình sử dụng.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cây húng chó làm thuốc.
Những điều chưa biết về quả mắc kham |
Ngũ bội tử - Bài thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa |
Những điều chưa biết về cây cóc mẳn |