Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng

Cây dạ cẩm có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, thường dùng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và làm dịu cơn đau.
Cây vông vang - loài dược liệu quý từ lá đến rễ Phan tả diệp - cây thuốc trị bệnh đường tiêu hoá Những bài thuốc hay từ quả táo mèo

Đặc điểm của cây dạ cẩm

Tên khác của cây dạ cẩm là: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn,… Tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)

Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng

Cây dạ cầm là loại cây thân thảo thường mọc thành từng bụi trườn và mượn cây khác để cuốn vào. Chiều dài trung bình của cây dao động từ 1 đến 4m. Đối với những cây già thường có thân sần sùi, màu xám mốc, không lông. Còn những cây non thân màu xanh hoặc tím, có lông.

Lá của cây dạ cẩm mọc đối xứng với nhau, thường là các lá đơn. Trên mặt lá có nhiều nốt nhỏ sần sùi, lông ngắn, màu xanh thẫm. Đối với mặt sau của lá có lông dài và dày hơn, màu xanh lục nhạt. Các phiến lá dày với cuống dài 3 – 4mm.

Hoa của Dạ cẩm có hình sim, khi có 6 đến 12 hoa tụ lại với nhau sẽ tạo ra hình cầu ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa dạ cẩm có đặc điểm màu trắng hoặc vàng, cánh hoa có hình giáo cuộn ra phía ngoài. Quả của loại cây này ở dạng nang có hình tròn, bên ngoài vỏ gồm các nốt sần. Khi quả khô sẽ nứt vách tạo thành các ô, có thể thấy hạt nhỏ màu nâu đen.

Mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 4 – 11, tiếp theo là mùa quả từ 11-12. Lưu ý trên một cây có thể có hai màu xanh và tím, màu của cây có thể thay đổi theo mùa. Chính vì vậy mà nhiều người lầm tưởng có hai loại cây dạ cẩm.

Quả nang, xếp hình cầu, nhỏ và có chứa nhiều hạt đen. Mùa quả dạ cẩm thường tập trung vào tháng 5 – 7.

Dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Trong đó, hai vị thuốc này tiếp tục được chia thành 2 loại khác là loại có nhiều lông bao phủ và loại có ít lông, thường không trông thấy rõ. Cách phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím đơn giản. Cụ thể, loại thân xanh thường có các đốt mọc gần sát nhau, trong khi đó, các đốt của thân tím thường cách thưa nhau.

Bộ phận dùng: Lá, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, rễ thường ít sử dụng hơn vì ít tác dụng. Dược liệu có thể thu hái quanh năm, sau khi thu hoạch đem rửa sạch, phơi khô và nấu cao để dành dùng dần, tránh để nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng

Dược liệu thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,…

Thành phần hóa học

Theo Hội Đông Y Lạng Sơn và Đại học Dược Hà Nội cho biết, toàn thân dược liệu chứa các thành phần hóa học như: Anthraglycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin, Anthra-glucozit.

Theo y học cổ truyền

Cây dạ cẩm có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, thường dùng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và làm dịu cơn đau.

Dùng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng là 10 – 25 gram mỗi ngày. Còn đối với dạng nấu cao, mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên uống 60 – 90 ml (tùy thuộc thể tạng của từng người). Ngoài ra, dược liệu còn được dùng dưới dạng tán bột mịn với liều lượng uống tối đa hàng ngày là 20 – 30 ml.

Dược liệu thường được chỉ định dùng ở những đối tượng dưới đây:

Người mắc bệnh viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày

Bệnh nhân bị loét miệng hoặc lở mồm

Người bị đầy bụng, trào ngược dạ dày, ợ chua hoặc đầy hơi

Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam quý chữa bệnh dạ dày, loét miệng

Bài thuốc sử dụng cây dạ cẩm

Chữa dạ dày

Chuẩn bị khoảng 25g lá dạ cẩm, chọn những lá non, càng non càng tốt và rửa lại thật sạch. Cho lá thuốc vào trong ấm và sắc cùng 1 lít nước. Đến khi nước còn khoảng ½ thì chắt ra và chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày.

Chữa viêm loét miệng

Chọn những lá dạ cẩm còn tươi non và rửa thật sạch, để đảm bảo tốt nhất trước đó có thể ngâm qua với muối loãng. Cho lá dạ cẩm vào ấm cùng 1,5 lít nước, đun sôi trên lửa lớn. Đun trong 15 phút bắt đầu tính từ khi sôi rồi chắt nước nước ra và uống thay trà hằng ngày.

Kiên trì sử dụng trong 1 tuần thì cơ thể sẽ thanh nhiệt, giải độc, lúc này những vết loét miệng cũng sẽ liền lại.

Hoặc chuẩn bị khoảng 200 – 300g mỗi loại thảo dược dạ cẩm và cam thảo bắc đã được sấy khô, đem tán thành bột mịn. Trộn đều hai loại bột dạ cẩm và cam thảo này với nhau. Trong trường hợp bị loét miệng dùng 25g bột đã được hòa hãm cùng 250ml nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất từ bài thuốc.

Chữa bệnh về dạ dày

Tán bột dạ cẩm và bột cây cam thảo và trộn lại với nhau. Mỗi ngày trước khi ăn khoảng 30 phút thì uống một cốc gồm 25ml bột cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Hoặc làm cao dạ cẩm chuyên biệt để chữa bệnh lý về dạ dày. Chuẩn bị 5kg lá dạ cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất và 2kg đường phèn.

Cho lá thuốc đã được rửa sạch vào trong nồi cùng nước để đun trong nhiều giờ, cho đến khi cô cạn lại thành dạng lỏng. Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều rồi cho tiếp mật ong vào đảo cùng. Cuối cùng chắt lấy phần nước sền sệt thu được vào khay chờ nguội. Đó chính là cao đặc từ dạ cẩm tươi.

Ngày uống từ 2 – 3 lần trước khi ăn các bữa chính. Dùng 20ml dạ cẩm hòa cùng 200ml nước ấm 80 độ C. Uống từ từ để thuốc đi vào cơ thể và lắng đọng.

Kiên trì sử dụng từ 3 tháng trở lên bạn sẽ thấy những thay đổi bất ngờ về tình trạng sức khỏe của mình.

Chữa loét dạ dày, ợ chua

Lấy khoảng 20 – 40g dạ cẩm, rửa sạch rồi bắc bếp sắc lấy nước uống lúc bị đau, trước bữa ăn. Sau đó sắc đến đặc thành cao bỏ hũ thủy tinh đậy nắp cất tủ sử dụng dần, hoặc cũng có thể tán thành bột mịn, mỗi lần dùng pha với nước nóng rồi uống.

Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam quý chữa bệnh dạ dày, loét miệng

Chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng

Dùng bột dạ cẩm 200g, bột cam thảo 30g đem trộn đều. Khi uống pha 30g hỗn hợp với nước sôi để uống, mỗi ngày uống 3 lần.

Hoặc sắc dạ cẩm để lấy nước, sau đó cho mật ong vào để cô thành cao lỏng. Dùng cao lỏng này bôi lên vết lở hằng ngày.

Thuốc đắp liền miệng vết thương

Chuẩn bị lá dạ cẩm tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng, loại bỏ vi khuẩn. Cho lá vào cối và giã nát. Sau đó đắp cả phần bã và phần nước cốt vào vết thương. Đợi trong 15- 20 phút để lá khô lại thì bỏ đi.

Mỗi ngày đắp từ 2 – 3 lần và kiên trì trong 5 – 7 ngày. Tùy tình trạng vết thương mà thời gian kéo da non và hồi phục sẽ nhanh hơn.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày, hành tá tràng, lỵ

Dùng bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, cân mỗi vị 12g. Sắc chung lấy nước uống, duy trì uống liên tục mỗi ngày một thang.

Dạ cẩm là vị thuốc nam được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng không mong muốn khi sử dụng.

Lưu ý khi dùng cây dạ cẩm

Những đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú khi dùng cần được sự chỉ định và kiểm tra của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ.

Nếu bạn dùng cây dạ cẩm dưới dạng khô, bạn nên chọn màu ở những địa điểm uy tín, kiểm tra trước khi múa, tránh việc trộn hoặc lẫn thêm loại cây cỏ khác. Hoặc dược liệu đã bị đổi màu, nấm mốc thì nên bỏ đi mà không sử dụng nữa.

Người dùng khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,… thì nên dừng sử dụng và đến cơ sở thăm khám Đông y để kiểm tra sức khỏe.

Những trường hợp sử dụng cây dạ cẩm để giã lấy nước cốt, đắp ngoài da cần ngâm muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.

Mộc hoa trắng - Vị thuốc quý trong dân gian Mộc hoa trắng - Vị thuốc quý trong dân gian
Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng
Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm là loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương, sử dụng cá cơm đúng cách sẽ giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện chức năng gan, tốt cho xương, giúp sản sinh hồng cầu…
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen được coi như một vị thuốc "thần dược" trong dân gian. Theo như đông y tỏi đen giúp phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan…
Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Hàu là một loại hải sản ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hàu còn được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện sinh lý ở nam giới, tốt cho mắt, cải thiện chức năng não...
Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Cây vú sữa được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Việt Nam, với mục đích vừa lấy quả, vừa tạo bóng mát. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngoài quả vú sữa thì lá vú sữa cũng được sử dụng làm các bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh như: Đau dạ dày, nhanh làm lành vết thương, bệnh đường ruột…
Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, nấm hương còn được sử dụng như các bài thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe…
Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, măng tây còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, giảm cân, ngăn ngừa bệnh ung thư…
Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến được dùng để chế biến những món ăn, hạt tiêu còn được biết tới là một vị thuốc đông y với tác dụng phòng chống một số bệnh.
Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
Việt quất giúp chống oxy hoá và phòng ngừa bệnh ung thư

Việt quất giúp chống oxy hoá và phòng ngừa bệnh ung thư

Việt quất là loại quả mọng, nhỏ được nhiều người yêu thích. Đây là loại quả rất tốt cho sức khoẻ, giúp phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, ung thư, chống oxy hoá…
Kỷ tử giúp tăng tuổi thọ

Kỷ tử giúp tăng tuổi thọ

Kỷ tử là một loại dược liệu được y học sử dụng trong một số bài thuốc để trị bệnh như: Tiểu đường, cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới, phòng ngừa ung thư, tăng tuổi thọ…
Quả acai - “trái cây vua" cho sức khỏe

Quả acai - “trái cây vua" cho sức khỏe

Quả acai chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn và dồi dào tốt cho sức khoẻ và được mệnh danh là “trái cây vua", bởi có rất nhiều tác dụng với sức khoẻ con người.
Quả nam việt quất giúp chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch

Quả nam việt quất giúp chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch

Quả nam việt quất được coi là một trong những loại quả mọng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa giúp phòng ngừa một số bệnh như: Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khoẻ tim mạch, chống ung thư…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động