Bài thuốc trị giun từ cây keo dậu Hoa giấy: Vừa là cây cảnh, vừa là vị thuốc quý Sa sâm - Vị thuốc quý từ thiên nhiên |
Đặc điểm của táo mèo
Táo mèo có tên gọi khác là táo rừng, mác cắm, mác sầm chá (Tày), sơn tra Việt Nam, chi tô ma (H’ Mông), tên khoa học là Docynia indica, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Táo mèo là loại cây gỗ bán thường xanh có chiều cao trung bình ở khoảng 2 – 5m. Cành cây khi nhỏ sẽ có màu nâu tím và rậm lông nhưng khi già sẽ không có lông và chuyển sang màu nâu đen.
Thân non có gai, lá mọc tại đây sẽ có phiến và có thùy. Lá mọc ở nhánh già không có thùy, thon và dài khoảng 7 – 10cm, lúc non có đầy lông. Mép lá có răng nhỏ, lá gồm 6 – 10 cặp gân phụ, lá kèm thường rất nhanh rụng. Cuống lá dài tầm 0,5 – 2cm, ngoài có phủ lông tơ.
Lá mọc so le với nhau, cây con có lá xẻ thành 3 đến 5 thùy, mép khía răng có kích thước không đều. Lá già có hình bầu dục, kích thước 6 – 10 cm, rộng từ 2 – 4 cm, đầu nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên hoặc có khía răng ở gần đầu lá, mặt dưới có lông dày mịn trăng, mặt trên xanh sẫm bóng, có gân phụ nổi rõ từ 6 đến 10 đôi, cuống lá dài 1 – 1,5 cm.
Có hoa tụ họp 1 – 3 cái ở những kẽ lá màu trắng, cuống dài 4 – 5 mm, có lông màu trắng, nhiều nhị, bầu 5 ô mỗi ô có 3 đến 8 noãn, tràng có 5 cánh
Quả có hình trứng hơi thuôn, đường kính 3 đến 4 cm, lúc non có lông sau quả nhẵn, khi chín có màu vàng lục, vị chua dịu nhẹ, hơi chát. Mùa sai quả vào khoảng từ tháng 8 – tháng 9.
Quả của cây táo mèo chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
Dược liệu thường được thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về sẽ dùng dao thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
Táo mèo phân bố tập trung ở các nước Ấn Độ, Myanma và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam phân bố ở các vùng núi cao phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái. Cây nằm ở độ cao từ 1300 m trở lên.
Táo mèo sống ở những nơi ưa sáng và có khí hậu ẩm mát mẻ, nhiệt độ cho cây sinh trưởng tốt là 13 – 18 độ. Cây thường mọc ở trên đất làm nương rẫy, ven rừng, gần bờ suối, dưới chân đồi cây có bụi, mọc quanh các làng bản.
Thành phần hoá học
Qua các nghiên cứu mới đây cho thấy trong qủa Táo mèo có chứa axit citric, axit crataegic, vitamin C, hydrad carbon, protid, lipid, canxi, phốt pho, choline, acetylcholine, phytosterin.
Theo Y học cổ truyền
Táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Bài thuốc chữa bệnh từ táo mèo
Tăng cường khả năng tiêu hóa
Dùng 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
Trị huyết áp cao, phòng biến chứng
Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo quyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.
Hoặc: Sơn tra 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau
Táo mèo 30g sắc nước uống thay trà trong ngày.
Chữa gan nhiễm mỡ
Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15g, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.
Chữa bệnh viêm khớp
Sau mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước 200ml pha 10 thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong sao cho vừa đủ ngọt.
Đau bàng quang
Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.
Chữa bệnh zona
Dùng giấm táo mèo bôi nguyên chất lên chỗ đau ngày 4 lần, ban đêm bôi thêm 3 lần. Sau khi bôi, đắp khăn nhúng giấm táo, cảm giác đau sẽ dần dần bớt đi, và sẽ chóng ăn da non.
Chữa bệnh viêm thận, nước tiểu có mủ
Hàng ngày đếu đặn trong bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo và 2 thìa mật ong cho đến khi khỏi hẳn.
Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt
Mỗi ngày, vào bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo mèo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).
Chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa
Táo mèo 200g, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
Chữa giãn phồng tĩnh mạch
Mỗi ngày 2 lần lấy giấm táo mèo thoa vào chỗ bị giãn. Và mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo.
Làm giảm đau nhức
Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo mèo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.
Chữa chốc lỡ đầu trẻ em
Dùng giấm táo mèo bôi vào nơi có mụn cứ 1 ngày bôi 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Khỏi sau 2, 3 ngày.
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch
Các vùng giãn tĩnh mạch thường do hoạt động nhiều gây khó chịu, bạn có thể ngâm bông vào trong giấm táo sau đó đắp lên nơi bị giãn tĩnh mạch.
Chữa bệnh nấm tóc
Dùng giấm táo mèo xoa chỗ có nấm 1 ngày 6 lần cách đều 2 tiếng.
Chữa bỏng
Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo mèo pha cùng mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.
Dùng giấm táo mèo để giã rượu
Cứ 25 phút phút uống 6 thìa giấm nhỏ pha mật ong. Khoảng 4 lần là giã rượu.
Khử mùi vùng nách
Giấm táo sử dụng nguyên chất sau khi tắm xong xịt lên nách và massage, bạn có thể thỏa mái hoạt động mà không lo đến mùi.
Chữa mồ hôi trộn
Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm vào bàn chân và bàn tay.
Dùng làm nước ngâm chân
Ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ làm cải thiện giấc ngủ và xua tan được mệt mỏi. Hãy thêm 1 thìa giấm vào nước để hiệu quả cao hơn và loại bỏ được các lớp tế bào chết ở gót chân.
Chữa đầy bụng, khó tiêu
30g táo mèo khô, sắc uống thay trà hằng ngày, uống liên tục 2-3 ngày./.
Trị mùi khoang miệng
Trộn giấm táo với nước tỷ lệ 1:1 sau đó sáng dậy súc hỗn hợp này từ 2-3 phút sẽ giảm thiểu các bệnh về nha chu và hôi miệng.
Lưu ý khi sử dụng táo mèo
Thận trọng đối với bệnh nhân bị tỳ vị hư nhược nặng.
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn táo mèo vì điều này gây kích thích co bóp tử cung, rối loạn tử cung. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Người có vấn đề về dạ dày không nên ăn táo mèo vì loại quả này có vị chua, tạo lượng axit cao gây tổn thương cho dạ dày.
Người mắc bệnh về tim tránh ăn hoặc sử dụng các loại rượu ngâm từ táo mèo vì trong rượu có chứa ursolic, etylic. Khi các chất này đi vào cơ thể làm cho hồng cầu trong máu tăng lên, tim đập nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý không ăn táo mèo kết hợp với các loại hải sản. Trong loại quả này chứa axit tannic, khi kết hợp các khoáng chất và protein có trong hải sản sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, táo bón.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng táo mèo làm thuốc.
Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý |
Cây vông vang - loài dược liệu quý từ lá đến rễ |
Phan tả diệp - cây thuốc trị bệnh đường tiêu hoá |