Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý

Đại hồi có thể được xem là gia vị khá quen thuộc trong tô phở ở Việt Nam, được đem đun với nước để lấy nước dùng, mang đến một mùi thơm tương tự cây tiêu.
Những bài thuốc hay từ quả táo mèo Mộc hoa trắng - Vị thuốc quý trong dân gian Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng

Đặc điểm của đại hồi

Đại hồi còn được gọi là hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương. Chúng có tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ Hồi (Illiciaceae).

Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý

Đại hồi là cây nhỡ thân gỗ, sống lâu năm, cao khoảng 6 – 10 m. Cây phát triển phân nhiều cành, cành cây thẳng, có vỏ nhẵn, dễ bẻ gãy, lúc non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu nâu.

Lá mọc so le, có phiến dày, cứng, nhẵn bóng, dài khoảng 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm

Hoa mọc riêng lẻ ở dưới nách lá, có cuống to và ngắn.

Quả hồi thuộc nhóm quả kép, gồm có 6 – 13 cánh xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa. Quả khi còn non có màu xanh và chuyển thành màu nâu khi về già.

Bộ phận dùng của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô). Quả đại hồi được thu hoạch khi chín, thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 và tháng 11 đến tháng 12.

Trước khi được sử dụng trong y học, quả đại hồi được đem tách bỏ phần hạt bên trong và chỉ lấy phần vỏ bên ngoài để chế biến, đem rửa sạch rồi phơi khô. Đối với tinh dầu hồi có thể dùng từ cả quả tươi và quả khô. Dược liệu sau khi được sơ chế cần bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh ẩm ướt và nấm mốc.

Tại Trung Quốc, cây được tìm thấy ở Quảng Đông, Quảng Tây và một số tỉnh giáp biên giới Việt Nam.

Tại Việt Nam, Đại hồi thường phân bố ở một khu vực tương đối nhỏ ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Một số nơi khác cũng có trồng Bát giác hồi hương để làm gia vị và dược liệu như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên.

Đại hồi có thể được xem là gia vị khá quen thuộc trong tô phở ở Việt Nam, được đem đun với nước để lấy nước dùng, mang đến một mùi thơm tương tự cây tiêu.

Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý

Thành phần hoá học

Đại hồi là một nguồn nổi tiếng của carbohydrate, protein, vitamin A và axit ascorbic. Nó chứa protein (2 - 4g), carbohydrate (65 -75g), chất béo (4 - 6g) chất xơ và đường. Đại hồi rất giàu khoáng chất, bao gồm natri, canxi, kẽm, magiê, kali, sắt và đồng.

Mùi thơm của Đại hồi do sự hiện diện của 2,5 - 3,5% tinh dầu trong quả tươi và 8 - 9% trong nguyên liệu khô. Dầu thơm dễ bay hơi này chủ yếu bao gồm axit trans-anethole và axit shikimic (axit 3,4,5 - trihydroxy - 1 - xyclohexene - 1 - cacboxylic). Các thành phần hóa học khác cũng có mặt, bao gồm lignans, sesquiterpenes, flavonoid, phenylpropanoids, axit palmitic.

Theo y học cổ truyền

Đại hồi tính ấm, mùi thơm, có vị cay nhưng ngọt. Quy vào kinh Vị, Tỳ, Thận và Can. Đông y cho rằng đại hồi có công năng làm ấm trung tiêu, trừ lạnh, giúp tiêu thũng, tiêu thũng, giảm đau. Chủ trị đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ và khớp do lạnh.

Bài thuốc sử dụng đại hồi

Chữa đau bụng, cảm hàn

Dùng đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 2g kết hợp cùng rượu ấm, mỗi ngày uống 3 - 4 lần. Sử dụng bài thuốc trong 2 - 3 ngày có tác dụng.

Hoặc: Dùng tinh dầu đại hồi uống 3 - 4 lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 4 giọt.

Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý

Điều trị cổ trướng và thũng trướng mãn tính

Đem tán thành bột mịn hỗn hợp gồm 2g đại hồi kết hợp với 8g hạt bìm bịp. Bột mịn tán được chia uống với nước 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 - 4 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

Đại tiểu tiện không lợi

Đại hồi và bìm bìm rửa sạch tán thành bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước gừng sắc.

Chữa tiêu chảy

10g vỏ quế + 10g đại hồi + 20g đại hoàng + 20g long não + 25g gừng tươi, tất cả đem tán nhỏ, thêm 1 lít rượu 70o ngâm trong 7 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5ml.

Chữa hôi miệng, hơi thở khó chịu

Đại hồi rửa sạch rồi nhai nát, ngậm nuốt nuốt dần, mỗi ngày dùng một vài cánh.

Chữa đau lưng

Dùng đại hồi (bóc bỏ hạt), đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi tán nhỏ. Sử dụng 6 - 10g cùng với rượu. Có thể sử dụng chung với tinh dầu ngải xoa vào vị trí đau.

Chữa thấp khớp

Dùng một ít đại hồi nấu hoặc hâm với nước và sử dụng mỗi ngày như nước trà.

Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý

Chữa bệnh đái dầm

Chuẩn bị 20g đại hồi và bìm bìm với liều lượng như nhau. Đem tán nhuyễn thành bột mịn, mỗi ngày dùng 4g uống cùng với nước gừng nhằm gia tăng hiệu quả tốt nhất.

Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị nấm da, ghẻ lở

Dùng 1 - 2 giọt tinh dầu hồi xoa đều và bôi vào chỗ vết thương. Với tinh chất hoa hồi có công dụng giúp nhanh lành vết thương.

Lưu ý khi sử dụng đại hồi

Đại hồi không được sử dụng ở những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu này.

Dược liệu đại hồi không được sử dụng trong điều trị ở người bệnh bị âm hư, hỏa vượng.

Không được tự ý thay đổi liều lượng các bài thuốc, không lạm dụng đại hồi trong điều trị. Sử dụng liều quá cao dược liệu này có thể gây ngộ độc với biểu hiện run tay chân, sung huyết não, phổi và co giật...

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng đại hồi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý
Cây vông vang - loài dược liệu quý từ lá đến rễ Cây vông vang - loài dược liệu quý từ lá đến rễ
Phan tả diệp - cây thuốc trị bệnh đường tiêu hoá Phan tả diệp - cây thuốc trị bệnh đường tiêu hoá
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng là thường được người sử dụng bỏ đi khi đã lấy múi. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt….
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Khoai lang là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khoai lang được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến việc chế biến khoai lang sống thành nước ép – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Trong vườn nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn luôn có một số loài hoa, nếu chúng ta không biết thì chỉ coi đó là hoa bình thường. Nhưng sự thật đằng sau lại thật bất ngờ, bởi những loài hoa đó có thể làm thuốc, ví dụ như: Hoa cau, hoa bưởi, hoa chuối.
Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Gà là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều, tuy nhiên ít ai biết đến một bộ phận khác của gà là mật gà cũng có tác dụng đối với sức khỏe.
Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm là loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương, sử dụng cá cơm đúng cách sẽ giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện chức năng gan, tốt cho xương, giúp sản sinh hồng cầu…
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen được coi như một vị thuốc "thần dược" trong dân gian. Theo như đông y tỏi đen giúp phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan…
Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Hàu là một loại hải sản ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hàu còn được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện sinh lý ở nam giới, tốt cho mắt, cải thiện chức năng não...
Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Cây vú sữa được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Việt Nam, với mục đích vừa lấy quả, vừa tạo bóng mát. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngoài quả vú sữa thì lá vú sữa cũng được sử dụng làm các bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh như: Đau dạ dày, nhanh làm lành vết thương, bệnh đường ruột…
Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, nấm hương còn được sử dụng như các bài thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe…
Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, măng tây còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, giảm cân, ngăn ngừa bệnh ung thư…
Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến được dùng để chế biến những món ăn, hạt tiêu còn được biết tới là một vị thuốc đông y với tác dụng phòng chống một số bệnh.
Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động