Mùa đông ăn gì để tăng sức đề kháng? Su hào được sử dụng trong nhiều bài thuốc quý Quả phật thủ kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt |
Đặc điểm của hành lá
Hành lá có rất nhiều tên. Nơi thì gọi là hành hương, hành hoa, vùng lại gọi là hành xanh, hành non, hay để phân biệt với hành tây thì người ta sẽ gọi là hành ta. Tên khoa học là Allium fistulosumL, thuộc họAlliaceae (Hành).
Hành là một loại cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt.
Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30- 50cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn.
Cụm hoa mọc trên một cán mang hoa hình trụ, rỗng, cụm hoa hình xim có ngấn thành hình tấn giả, nhưng cuống tán giả ngắn đến nỗi cụm hoa trông giống hình cầu. Bao hoa gồm 2 vòng, mỗi vòng gồm 3 cánh, 3 lá đài màu trắng 6 nhị, chỉ nhị phình ở gốc, không có răng, bao phấn hình chữ T, 2 ngăn, dài 1mm, một nhuỵ, bầu thượng, 3 ngăn, mỗi ngăn có nhiều noãn.
Quả nang, hình tròn đường kính chừng 6mm, hạt hình 3 cạnh, màu đen.
Hành được trồng ở khắp nơi ở châu Á, Âu và nước ta, chủ yếu để làm gia vị, làm thuốc. Dùng tươi hay khô đều được. Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 10-11.
Thành phần hóa học
Trong hành có axit malic, phytin và chất alylsunfit.
Có tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu có chất kháng sinh atixin C6H10OS2. Atixin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong benzen, ête. Khi hòa tan trong nước dễ bị thủy phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Theo y học cổ truyền
Hành là một vị thuốc thông dụng được ghi trong các tài liệu cổ từ lâu. Hành có vị cay, bình, không độc; hòa trung, thông dương, hoạt huyết. Làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng. Sắc lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, phù thũng, an thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng... Hành đi vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh).
Bài thuốc sử dụng hành lá
Chữa giun chui ống mật
Hành 80 g, giã vắt lấy nước, trộn với 40 ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.
Chữa động thai ra máu
Hành củ 20 g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
Chữa tay chân tê dại
Củ hành to 62 g, gừng 16 g, ớt 3 g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
Chữa cảm sốt nhức đầu
Hành củ 30 g, gừng tươi 20 g, chè búp khô 8 g, tía tô 6 g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa cảm cúm nhức đầu
Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
Chữa bụng dưới trướng đau
Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).
Trị đau đầu, cảm sốt
Lấy khúc hành lá nghiền nát rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Bệnh tiểu đường
Củ hành tươi 100 g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
Giúp cho xương chắc khỏe
Ăn hành lá thường xuyên giúp cho xương chắc khỏe.
Trị mụn trứng cá
Lấy một nắm lá hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã nát để lấy phần tinh chất hành trộn với 1 thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Duy trì cách này 2 - 3 lần/tuần sẽ cải thiện mụn rõ rệt.
Giải cảm
Hành hoa 10 g, lá tía tô 10 g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
Chữa ho
Hành hoa 60 g, gừng tươi 10 g. Cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần. Hoặc hành 5 g ngâm với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống 1 lần.
Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
Lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng trắng cố định lại trong khoảng 8h rồi tháo ra. Việc làm này có tác dụng tán hàn, tôn kinh, thông khí bàng quang nên trị đái dầm ban đêm nhanh chóng.
Chữa tiểu tiện không lợi
Củ hành hoa 5 g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20 g, mã đề 20 g, râu ngô 15 g, rễ cỏ tranh 15 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tắc tia sữa
Sắc 40 g hành lá lấy nước uống trong vài ngày có thể làm thông sữa.
Chữa viêm tuyến vú
Hành 20 - 30 g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
Chữa ngạt mũi, thở không thông
Hành 20 g sắc uống.
Chữa tai biến mạch máu não
Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
Chữa u xơ tiền liệt tuyến
Củ hành to 5 củ, phèn chua 9 g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
Chữa sâu bọ độc cắn bị thương
Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.
Chữa đau thần kinh sườn
Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
Tiêu chảy
Hành củ 5 g, quả táo tây 5 g sắc nước uống.
Đau bụng giun
Củ hành tươi 5 g ép lấy nước, trộn với 5 ml dấm uống hết một lần.
Chữa viêm khớp
Củ hành to 60 g, gừng già 15 g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
Đi tiểu ra máu
Đun 5 g hành, nghệ 5 g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.
Lưu ý khi ăn hành lá
Không ăn hành đã bị nhũn mềm.
Người có cơ địa hỏa bốc, dương thịnh, huyết áp cao cần cẩn trọng khi dùng.
Người bị ra máu kinh lỏng và đỏ, kinh nhiều, kinh sớm không nên lạm dụng hành lá.
Không kết hợp các món ăn có hành lá và mật ong bởi khi kết hợp với nhau sẽ tăng tiết các hoạt chất không có lợi cho sức khỏe, dễ gây chướng bụng, khó tiêu.
Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý |
Su hào nhiều người chê nhạt nhẽo hóa ra giàu vitamin C hơn cả cam |
5 loại rau quả siêu rẻ nhưng "quét" mỡ cực tốt |