Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng Bí ngô - Thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh |
Đặc điểm của cây chút chít
Chút chít còn có tên gọi khác là Trút trít, Lưỡi bò, Ngưu thiệt, Dương đề, Gót dê, Trục, Súc quỷ mục, Đông phương túc, Liên trùng lục, Ngốc thái, Dương đề đại hoàng, Thủy hoàng cân, Bại độc thái, Ngưu thiết thái, Kim kiều, Quỷ Phỉ căn, Ngưu đồi, Trư nhĩ đóa, Giả ba thái. Bao gồm các loài có tên khoa học là: Rumex crispus L., Rumex wallichi Meisn, Rumex acetosa L. và một số loài thuộc chi Rumex khác, đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây chút chít giống các giống cỏ có kích thước nhỏ, chiều cao khoảng từ 40 - 120cm.
Rễ của cây chút chít dài và khỏe, có màu nâu. Còn phần thân thì cứng, có rãnh dọc trên thân, thân rất ít phân nhánh.
Lá mọc so le, những lá ở gốc có kích thước lớn hơn những lá ở phía trên, phiến lá hình mũi mác, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên lượn sóng; bẹ chìa mỏng và trong mờ.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành chùy rộng mang những lá nhỏ suốt chiều dài của chùy; hoa màu vàng lục xếp thành những vòng sít nhau nhất là ở ngọn, bao hoa có 6 mảnh xếp thành hai vòng, những mảnh ở vòng ngoài rụng sớm, 3 mảnh ở vòng trong tồn tại với quả có 1 – 2 răng dài ở mỗi bên mép; nhị 6 đính ở gốc của bao hoa; bầu thượng, hình 3 góc.
Quả bế, ba cạnh, dưới có đài tồn tại.
Cây thường ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 và ra quả từ tháng 5 đến tháng 7.
Chút chít là loài cây mọc hoang, ưa sáng, thích những nơi có đất ẩm thấp như ven sông, suối, ao hồ. Rễ của cây phát triển mạnh vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 10.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ già của cây chút chít trên 2 tuổi, bỏ rễ con, rửa sạch, thái thành miếng dày khoảng 0,5 – 1cm, phơi hay sấy khô. Lá cũng được dùng.
Vị thuốc thường là những mẩu rễ tròn dài 10 – 20cm, đường kính 1 - 1,5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang có vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn, màu vàng nâu, vùng sinh tầng trông rất rõ. Mùi nhẹ, đặc biệt, vị lúc đầu hơi ngọt sau đắng.
Rễ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10.
Thành phần hoá học
Trong rễ và lá Chút chít có anthraglucosid. Tỷ lệ anthraglucosid toàn phần trung bình là 3 - 3,4% trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.
Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. Trong một loài Rumex japonicus Meins, người ta đã xác định thành phần anthraglucosid là axit chrysophanic và emodin.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Chút chít có vị đắng, tính hàn, quy kinh Vị, Tràng. Chúng có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, sát trùng.
Thí nghiệm tác dụng cao lỏng và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch có tác dụng là tăng trương lực, biên độ co bóp và tần số co bóp của ruột.
Lá sát vào những chỗ hắc lào đã rửa sạch, hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay trị các mụn ghẻ. Có thể dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng hay chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém, ăn uống chậm tiêu, vàng da, lở ngứa, mụn nhọt.
Theo y học hiện đại
Dịch chiết bằng ethanol của cây Chút chít có tác dụng ức chế nấm tóc, phần tan trong nước không có tác dụng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây chút chít
Thuốc tẩy xổ
Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, thêm 400ml nước. Đem sắc còn 150ml rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chữa bí đại tiện
Rễ tươi chút chít 8–12g nhai sống hay sắc nước uống. Người bệnh nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
Chữa táo bón
Thái mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng cam thảo cho đến khi hơi đặc lại để uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Bạn cũng có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây chút chít thái mỏng vào, nấu đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy nước uống 2 lần/ngày.
Chữa hắc lào và các loại lở ngứa
Bột rễ chút chít 100g, rượu 500–600ml. Ngâm 10 ngày rồi lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. Cành lá chút chít sắc nước ngâm rửa hoặc lấy rễ chút chít mài với giấm/cồn để bôi ngoài da.
Chữa mẩn ngứa
Rửa sạch lá cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy chà xát lên chỗ da bị mẩn ngứa, rửa sạch, thực hiện 2 lần/ngày. Hoặc vắt lấy nước cốt của rễ cây chút chít rồi trộn với bột khinh phấn tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào chỗ ngứa khoảng 3 - 5 lần sẽ giúp giảm ngứa.
Làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tây
Trộn bột cây chút chít với cam thảo, bột hồi, diêm sinh vo thành viên nhỏ và uống 1 - 2 viên/ngày để nhuận tràng, 3 - 8 viên/ngày để làm thuốc tẩy.
Chấm dứt đầu nổi vẩy trắng
Dùng rễ cây chút chít với nước mật của con dê xức vào.
Chữa mụn nhọt
Rửa sạch rễ cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Đợi 1 - 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Viêm da thần kinh
Rễ chút chít 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần.
Trị đại tiện ra máu
Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
Trị viêm amidan cấp tính
Rễ chút chít tươi 30g sắc uống.
Trị ung nhọt sưng đau
Rễ chút chít mài với dấm, bôi bên ngoài.
Trị đại tiện ra máu
Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
Chữa ghẻ hoặc trứng cá
Dùng rễ bột chút chít 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá.
Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng
Toàn cây chút chít tươi 30g, sắc uống, Rễ chút chít nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần.
Chữa bí đại tiện
Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
Lưu ý
Những người đang bị hư hàn hay tiêu chảy không nên dùng Chút chít.
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú nên tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng, bởi nghiên cứu về cây chút chít trên nhóm đối tượng này là chưa rõ.
Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Những bài thuốc hay từ quả táo mèo |
Mộc hoa trắng - Vị thuốc quý trong dân gian |
Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng |