Chút chít - Loại cây cỏ mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh Hành lá: Gia vị quen, vị thuốc quý Đặc điểm và công dụng y học của cây trâu cổ |
Đặc điểm của bàng đại hải
Bàng đại hải tên gọi khác là lười ươi, đười ươi, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang. Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce, thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Cây bàng đại hải là một cây thuốc quý, bàng đại hải là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m.
Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài.
Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá, hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ.
Hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển.
Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại.
Hạt quả chín được dùng làm thuốc. Vào tháng 4-5, người ta hái quả chín nứt ở cây lấy hạt phơi khô làm thuốc, dùng dần.
Bàng đại hải có nhiều ở miền Nam nước ta và tại nhiều nước khác ở Đông Nam Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Thành phần hoá học
Hạt gồm hai phần, phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin. Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.
Theo Đông y
Bàng đại hải tính hàn, vị ngọt, lợi về kinh phế, đại tràng có công dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, lợi hầu, giải độc. Phù hợp với người ho khan, không có đờm, đau họng, khản tiếng, cốt chưng (người bệnh sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm...).
Bài thuốc sử dụng bàng đại hải
Chữa ho khan, họng nóng rát, mất tiếng, viêm đau lợi
Bàng đại hải 5 hạt, cam thảo 3g. Sắc uống thay trà. Nếu trẻ em hoặc người già uống có thể cho thêm ít đường phèn.
Trị amydan cấp
Bàng đại hải 3 – 5 quả, bản lam căn 5g, mạch môn 5g, cam thảo 3g. Hãm hoặc sắc nước uống. Thời gian điều trị 2 – 3 ngày.
Chữa viêm họng
Bàng đại hải 5g, hoa kim ngân (khô) 16g, bồ công anh 4g, cam thảo 1g, bạc hà 2g. Tất cả đem rửa sạch, hãm nước sôi, uống thay hàng ngày.
Chữa đau họng, khàn tiếng, ho khan không có đờm, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam
Bàng đại hải 3 hạt, mật ong 15ml. Hãm với nước sôi uống thay trà.
Trị táo bón do tích nhiệt
Bàng đại hải 3 – 5 quả. Hãm hay sắc, hoặc phối hợp với dược liệu nhuận tràng khác (chi ma, thảo quyết minh …).
Chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Bàng đại hải 2-5 hạt sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.
Chữa bệnh sỏi thận
Lấy 3 - 5 hạt bàng đại hải chín rụng từ trên cây kết hợp cùng với 2 trái chuối hột rừng, lựa quả nào càng nhiều hạt thì càng tốt. Sắc lát chuối hột và ngâm hạt bàng đại hải nở mềm rồi cho lên chảo sao cho khô và mang đi nghiền thành bột mịn, trộn cả 2 loại bột theo tỷ lệ 4 chuối: 1 hạt bàng đại hải. Sử dụng 3 thìa cà phê bột mỗi ngày để pha cùng nước ấm để uống.
Chữa bệnh gai cột sống
Dùng 3 - 4 hạt bàng đại hải ngâm với 700ml nước ấm, đợi đến khi hạt nở đều ra rồi bóc vỏ và loại bỏ hột chỉ lấy phần cơm hạt. Sau đó, cho vào cốc rồi thêm nước đường vào để uống. Uống mỗi ngày 3 lần, vừa uống nước vừa ăn cái để hấp thu dưỡng chất. Kiên trì trong 3 tháng để đạt hiệu quả như mong đợi.
Lưu ý khi dùng bàng đại hải
Bàng đại hải chỉ dùng mỗi ngày từ 2-5 hạt, không dùng kéo dài.
Những người bị Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp, tiểu đường cẩn trọng khi dùng.
Cẩn tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bàng đại hải làm thuốc.
Cây ô môi - Dược liệu nhiều công dụng |
Đại hồi - Gia vị quen thuộc, dược liệu quý |
Cây dạ cẩm - Vị thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, loét miệng |