Cây mỏ quạ - Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Mần tưới - Bài thuốc Nam dân gian hiệu quả Cây Hy thiêm – Cây cỏ mọc hoang và là vị thuốc tốt |
Đặc điểm của cây hương nhu tía
Hương nhu gồm hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng thuộc họ húng quế. Hương nhu tía còn có tên khoa học là Ocimum sanctum L. và thuộc họ Labiatae. Hương nhu tía còn có tên gọi khác là é rừng, é tía.
Đây là loại cây thân thảo nhỏ. Sống hàng năm hoặc có thể lâu hơn. Chiều cao trung bình trên dưới 1m. Thân, cành có màu đỏ tía, có lông.
Lá mọc đối, thuôn hình mác hoặc hình trứng. Nó thường màu nâu đỏ, có cuống khá dài, mép hơi khía răng, hai mặt đều có lông, gân lá hình lông chim, có các tuyến nhỏ lõm xuống.
Hoa màu tím, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Hoa xếp thành vòng gồm 6 – 8 bông, ít phân nhánh. Đài hoa tồn tại đựng quả bế. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.
Hầu như các bộ phận của hương nhu tía đều được sử dụng làm dược liệu, trong đó bao gồm cả thân, cành, hoa và lá.
Thông thường, hương nhu tía được thu hoạch khi cây đang ra hoa, từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm. Sau khi thu hái, người ta đem dược liệu đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn khoảng 3 – 4cm, phơi dưới bóng râm cho đến khi khô.
Cây thường mọc hoang ở khắp nơi hoặc được trồng trong vườn để làm thảo dược điều trị bệnh.
Trên thế giới, nó được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines,… để lấy tinh dầu, làm hương liệu,…
Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 – 30 độ C; lượng mưa 1800 – 2600 mm/năm. Ở các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng.
Thành phần hóa học
Trong cây hương nhu tía có chứa tinh dầu eugenol (chiếm từ 45- 70 %), tinh dầu methyl eugenol (12-20 %), cacvacrol (chiếm 10,15%), beta caryophyllene (khoảng 10,93%),... Tỷ lệ tinh dầu chiếm từ 0,2-0,3% ở cây tươi và ở cây khô là khoảng 0,5%.
Theo y học cổ truyền
Hương nhu tía có vị cay, tính tán, ôn thông. Dược liệu hương nhu tía đi vào 2 kinh Phế và Vị. Tác dụng điều trị các bệnh như nhức đầu, cảm nắng, đau bụng, đi ngoài, chuột rút, cước khí,…
Bài thuốc sử dụng cây hương nhu tía
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng
Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
Trị chứng hôi miệng
Hương nhu tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.
Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt
Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
Trẻ chậm mọc tóc
Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
Chữa phù thũng, nước tiểu đục
Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt
Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).
Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh
Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nưóng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
Chữa trẻ em chậm mọc tóc
Hương nhu sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày.
Phòng, chữa cảm nấng, say nắng
Lá hương nhu 32g, hạt đậu ván -32g, củ sắn dây 24g, gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống (kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền).
Lưu ý khi dùng hương nhu
Mặc dù cây hương nhu tím là thảo dược thiên nhiên lành tính, nhưng nó chống chỉ định với một số trường hợp sau:
Người bị ra nhiều mồ hôi
Người âm hư và khí hư
Người bị ho lao tuyệt đối không sử dụng hương nhu tía.
Phụ nữ mang thai cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hương nhu tía.
Trước khi phẫu thuật, nên ngưng sử dụng hương nhu tía khoảng 2 tuần.
Hương nhu tía dược liệu có khả năng tương tác với một số nhóm thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng hương nhu tía trong các bài thuốc.
Cây bầu đất - Món rau ngon, vị thuốc quý |
Cây rẻ quạt - Bí quyết chữa bệnh từ thiên nhiên |
Nghệ vàng - Vị thuốc vàng, công dụng vàng |