Xuất khẩu nông sản kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm Xuất khẩu bưởi 8 tháng đầu năm tăng mạnh Xuất khẩu lấy lại “nhịp” tăng trưởng, thặng dư thương mại đạt trên 24 tỷ USD |
Xuất khẩu hạt điều tăng mạnh 3 chữ số
![]() |
Hạt điều Việt Nam chiếm tới 90% lượng điều tại Anh. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều trong tháng 9/2023 đạt 56.794 tấn với trị giá hơn 310 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 452.590 tấn với trị giá hơn 2,5 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 5.722 USD/tấn, giảm 4,47% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan lần lượt là 3 thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều sang 3 thị trường này đều tăng trưởng. Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường chính, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang nổi lên là một người mua tích cực.
Cụ thể trong tháng 9/2023, xuất khẩu hạt điều sang UAE đạt 1.693 tấn với trị giá hơn 8,9 triệu USD, tăng mạnh 190,4% về lượng và tăng 186,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, UAE chi ra hơn 65 triệu USD để nhập khẩu 11.590 tấn hạt điều, tăng 71,6% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu trong 9 tháng đã vượt qua tổng lượng trong của cả năm 2022 (10.863 tấn). Giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này đạt 5.609 USD/tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, UAE hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang UAE có thể kể đến như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, da giày, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị… tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Hạt điều Việt Nam hiện cũng chiếm thị phần lớn nhất tại UAE với 81%, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 55 triệu USD, tăng 14% so với năm 2021. Ngoài mặt hàng hạt điều, hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm tới 60% thị phần nhập khẩu của UAE, đạt kim ngạch 58 triệu USD.
Mặc dù hàng Việt đã có mặt, thậm chí chiếm thị phần lớn tại UAE, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng. Thứ 2 hàng tuần, nhà nhập khẩu UAE sẽ xem xét giá chào của các nước gửi đến, giá nào cao hơn sẽ bị loại, thậm chí doanh nghiệp đang xuất khẩu vào UAE tuần này, sang tuần sau đã có thể mất đơn hàng.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là nước nhập khẩu ròng hạt điều. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hạt điều của UAE về giá trị từ năm 2015 đến 2019 là 124%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng hàng năm về số lượng là 103%/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, tổng diện tích cây điều của Việt Nam khoảng 305 nghìn ha, tổng sản lượng hạt điều thô đạt khoảng 367,2 nghìn tấn, xếp thứ 3 trên thế giới, năng suất bình quân đạt khoảng 1,18 tấn/ha.
Theo kế hoạch mới nhất của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), nếu giá điều thô tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm tiếp từ nay đến cuối năm và đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 3,05 tỷ USD (giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đề ra).
Giá xuất khẩu chỉ 1 triệu đồng/tấn, xuất khẩu clinker và xi măng thu về hơn 1 tỷ USD
![]() |
Việt Nam thu về hơn 1,01 tỷ USD, giảm nhẹ 1,6% về sản lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng trong tháng 9/2023 đạt hơn 2,28 triệu tấn với trị giá hơn 93,9 triệu USD, giảm 15,4% về lượng và giảm 19,1% về trị giá so với tháng 8/2023. Như vậy tính hết quý 3, Việt Nam thu về từ mặt hàng này hơn 1,01 tỷ USD, giảm nhẹ 1,6% về sản lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân đạt 43 USD/tấn, tương đương với hơn 1 triệu đồng/tấn, giảm nhẹ 2 USD/tấn so với cùng kỳ.
Đáng chú ý mặt hàng này xuất sang các quốc gia châu Á đều đang ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Philippines là thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với hơn 6,17 triệu tấn, đạt trị giá hơn 277 triệu USD, tăng 3% về lượng nhưng giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân 45 USD/tấn, giảm nhẹ 1 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Xếp thứ 2 là thị trường Bangladesh với sản lượng tăng vọt trong 9 tháng đầu năm. Quốc gia này đã chi hơn 167 triệu USD nhập khẩu hơn 4,47 triệu tấn clinker và xi măng của Việt Nam, tăng 80% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu giảm nhẹ 3 USD/tấn so với cùng kỳ, đtạ 37 USD/tấn.
Thị trường thứ 3 nhập khẩu clinker và xi măng của Việt Nam là Đài Loan (Trung Quốc). Trong 9 tháng, xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan đạt hơn 1,292 triệu tấn với trị giá hơn 50,5 triệu USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ với giá xuất khẩu đạt 42 USD/tấn.
Thu về hơn 200 triệu USD, xuất khẩu hoa hồi và quế đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu
![]() |
Xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD trong 9 tháng. |
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban cho các loại cây gia vị với kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD mỗi năm, bao gồm hồ tiêu, ớt, quế hồi,…Trong số đó, quế và hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu.
Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt 1.986 tấn với kim ngạch 7,2 triệu USD, tăng 14,7% so với tháng 8/2023. Trong tháng 9, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là 2 thị trường chính của hoa hồi Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ trọng 52,3% và 31,3%. Chỉ tính riêng trong tháng 9, hai mặt hàng này đã thu về hơn 20 triệu USD.
Hết quý 3, hoa hồi thu về 64,7 triệu USD với 11.982 tấn xuất khẩu, tăng 21,4% về sản lượng. Trong đó xuất sang Ấn Độ đạt 4.346 tấn, tăng 49,8% so với cùng kỳ và tương đương với tỷ trọng 53%, xuất sang Trung Quốc đạt 2.487 tấn với thị phần chiếm 20,8%, giảm 12% so với 9T/2023. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoa hồi chính của Việt Nam bao gồm Hương Thu, Prosi Thăng Long, Rừng Xanh T&K và Nedspice Việt Nam.
Bên cạnh hoa hồi, quế cũng là một trong những sản vật hiếm đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Cụ thể theo VPA, xuất khẩu quế trong tháng 9/2023 đạt 5.651 tấn quế với trị giá đạt 16,4 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 67.503 tấn quế với trị giá 199,8 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu quế trung bình 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2.960 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất của quế Việt Nam với 30.195 tấn, tăng 28,3% và chiếm 44,7% thị phần. Tiếp theo là các thị trường Mỹ đạt 7.532 tấn, tăng 2,9% chiếm 11,2% thị phần; Bangladesh đạt 4.630 tấn, tăng 33,5% chiếm 6,9% thị phần.
Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 10.924 tấn, Rừng Xanh T&K đạt 4.970 tấn; Senspice Việt Nam đạt 3.984 tấn và Gia vị Sơn Hà đạt 3.499 tấn… Giá trị xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD, đáng chú ý trong năm 2022, xuất khẩu quế từ Việt Nam sang Pakistan tăng hơn 200% trong năm 2022 so với năm 2021.
Về sản lượng, hoa hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới và sản lượng quế đứng thứ 3 trên thế giới. Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu. Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Tại Việt Nam, diện tích trồng hồi khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn. Loài cây này ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc, thường được sử dụng làm gia vị trong các món như phở, cà ri, bún bò, hầm, tiềm giúp tạo vị và dậy mùi cho món ăn.
Việt Nam xuất khẩu được 16.630 tấn hồ tiêu các loại
![]() |
Tháng 9/2023 Việt Nam xuất khẩu được 16.630 tấn hồ tiêu các loại |
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 9/2023 Việt Nam xuất khẩu được 16.630 tấn hồ tiêu các loại (trong đó, hồ tiêu đen đạt 14.832 tấn, hồ tiêu trắng đạt 1.798 tấn). Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 62 triệu USD (hồ tiêu đen đạt 52,9 triệu USD, hồ tiêu trắng đạt 9,1 triệu USD), giảm 15,5% về kim ngạch so với tháng trước.
Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu đen trong tháng 9/2023 đạt 3.687 USD/tấn, tăng 54 USD và hồ tiêu trắng đạt 5.157 USD/tấn, giảm 28 USD so với tháng 8/2023.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam trong tháng 9, đạt 3.842 tấn, giảm 12,2% so với tháng trước. Tiếp theo là các thị trường Trung Quốc đạt 2.193 tấn, tăng 49,7%; Ấn Độ đạt 992 tấn, giảm 50,1%.... Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 204.385 tấn hồ tiêu các loại, trong đó hồ tiêu đen đạt 183.475 tấn, hồ tiêu trắng đạt 20.910 tấn.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 678,1 triệu USD, trong đó hồ tiêu đen đạt 578,2 triệu USD, hồ tiêu trắng đạt 99,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2022 lượng xuất khẩu tăng 15,3%, tương đương 27.164 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm 13,4%, tương đương giảm 104,5 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu đen 9 tháng đầu năm 2023 đạt 3.539 USD/tấn, hồ tiêu trắng đạt 5.068 USD/tấn, giảm lần lượt 15,3% đối với tiêu đen và 14,2% đối với tiêu trắng so với cùng kỳ 2022.
Châu Á là thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 chiếm 55,9%, đạt 114.343 tấn, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đứng đầu là thị trường Trung Quốc đạt 55.985 tấn, chiếm 27,4% thị phần và tăng vọt 373,6% so cùng kỳ.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của hồ tiêu Việt Nam đạt 37.431 tấn, chiếm 18,3%, tuy nhiên so với cùng kỳ lượng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 9,1%. Tính chung cả khu vực châu Mỹ nhập khẩu giảm 7,5%. Tiếp theo là các thị trường UAE đạt 9.327 tấn, giảm 30,1%; Ấn Độ đạt 9.238 tấn, giảm 18,5%; Philippines đạt 6.020 tấn, tăng 24,7%...
Xuất khẩu sang khu vực châu Âu chiếm 18,6% và so cùng kỳ lượng xuất khẩu sang khu vực này giảm 7,1%, trong đó, xuất khẩu sang Đức giảm 14,3%, đạt 6.828 tấn; Hà Lan giảm 9%, đạt 5.958 tấn; Nga giảm 4%, đạt 4.064 tấn; Anh giảm 10,2%, đạt 3.685 tấn...
Đáng chú ý, xuất khẩu hồ tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 70,8%, đạt 3.495 tấn và Pháp tăng 31,4%, đạt 2.849 tấn. Xuất khẩu hồ tiêu sang châu Phi tăng 9,3%, trong đó, xuất khẩu sang Ai Cập tăng 43,8%, đạt 3.354 tấn; Senegal tăng 32,4%, đạt 1.787 tấn và sang Nam Phi đạt 1.761 tấn, tăng 2%.
Mặc dù Ấn Độ là quê hương của hạt tiêu nhưng Việt Nam mới là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hạt tiêu gồm Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Gia Lai.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), sản lượng thu hoạch từ các nước sản xuất như Brazil, Indonesia và Ấn Độ đều dự báo giảm so với năm 2022. Kinh tế thế giới khó khăn, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, người dân thắt chặt chi tiêu là nguyên nhân khiến các nền kinh tế lớn giảm nhập khẩu hồ tiêu.
Tại thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu hồ tiêu sẽ duy trì ở mức thấp do nguồn cung nội địa không còn dồi dào, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ và EU chưa thực sự khởi sắc. Hiện lượng hồ tiêu xuất khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam đã hết. Trong các tháng cuối năm nay, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu từ lượng hàng nhập khẩu và tồn kho từ trước.
Xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2023 đạt trên 6,6 tỷ USD
![]() |
Xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2023 đạt trên 6,6 tỷ USD |
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 9/2023 giảm 5,2% so với tháng 8/2023 và giảm 5% so với tháng 9/2022, đạt trên 814,02 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2023 xuất khẩu nhóm hàng này đạt trên 6,6 tỷ USD, giảm 22,1% so với 9 tháng năm 2022.
Thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 17,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,17 tỷ USD, giảm 33,8% so với 9 tháng năm 2022; trong đó riêng tháng 9/2023 đạt 149,86 triệu USD, giảm 9,3% so với tháng 8/2023 nhưng tăng 6,7% so với tháng 9/2022.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 16,7%, đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ; riêng tháng 9/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 129,25 triệu USD, giảm 4,4% so với tháng 8/2023 và giảm 9% so với tháng 9/2022.
Tiếp đến thị trường Trung Quốc trong tháng 9/2023 tăng 12,8% so với tháng 8/2023 nhưng giảm 2,3% so với tháng 9/2022, đạt 140,69 triệu USD; 9 tháng năm 2023 xuất khẩu sang thị trường này giảm 15,9% so với 9 tháng năm 2022, đạt trên 1,01 tỷ USD, chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.