Xuất khẩu nông sản lập kỷ lục, nông dân lãi lớn Sầu riêng Musang King “made in Việt Nam” có giá thấp nhất từ trước đến nay Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực |
Sầu riêng Việt Nam chưa cạnh tranh lại hàng Thái Lan, Malaysia. |
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy tính đến ngày 15/10, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2022. Với kết quả này, ngành rau quả đang tiến rất gần với mục tiêu 5 tỷ USD.
Bình luận về sự phát triển của ngành sầu riêng trong podcast “5 phút chuyện thị trường”, nhà báo Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thông tin năm 2025, dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng của ngành sầu riêng trong giai đoạn 2019-2025 được dự báo khoảng 7,2%/năm.
Bên cạnh những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, bà Vũ Kim Hạnh cũng nhìn nhận thấy một số rủi ro khi thị trường sầu riêng Việt Nam đang trồi sụt khá thất thường.
Theo bà, 90% sầu riêng loại ngon của Việt Nam đã xuất khẩu qua Trung Quốc, tuy nhiên xét theo tổng lượng nhập khẩu của thị trường 1,4 tỷ dân, thị phần của hàng Việt Nam chỉ chiếm 5%, còn lại là hàng Thái Lan, Malaysia.
Sau khi sầu riêng được cấp “visa” xuất khẩu sang Trung Quốc, những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra như: thương lái thổi giá, ép giá; nông dân bẻ kèo. Một số vùng, người dân bán non sầu riêng khi giá tăng cao hoặc do sợ nạn trộm cắp, còn doanh nghiệp, thương lái tranh giành hợp đồng.
Không riêng với hàng hóa, bà Vũ Kim Hạnh thông tin đã có hiện tượng buôn bán mã số vùng trồng, điều này khiến sản phẩm không phù hợp với mã vùng, không đảm bảo chất lượng như đã cam kết.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định ngành sầu riêng Việt Nam vẫn đang tiếp tục hy vọng vào thị trường Trung Quốc. Do vậy, bà mong muốn Bộ NN&PTNT cùng các địa phương sẽ siết chặt quản lý mã số vùng trồng, có chế tài mạnh với các trường hợp vi mạnh để đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và uy tín của hàng Việt.
Giá sầu riêng trong nước tăng mạnh. |
Ở thị trường trong nước, giá sầu riêng được thương lái thu mua tại vườn ở các khu vực miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cho thấy, giá sầu riêng tăng mạnh.
Cụ thể, tại khu vực Tây Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 như sau: Ri6 đẹp lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng so với hôm qua; Ri6 xô có giá 90.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với hôm qua; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 105.000 - 108.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 như sau: Ri6 đẹp Lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg; Ri6 xô có giá 89.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 104.000 - 107.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 94.000 - 99.000 đồng/kg, tăng khoảng 12.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 cho thấy, Ri6 đẹp lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg; Ri6 xô có giá 89.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp lựa 104.000 - 107.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 94.000 - 99.000 đồng/kg, tăng khoảng 12.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tăng do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao vì được tiểu thương và doanh nghiệp thu mua để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, sầu riêng tại nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hết mùa thu hoạch chính vụ nên nguồn cung giảm mạnh so với trước.
Theo thống kê, cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% - mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Dù canh tác sau, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng gần 70.000 ha, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Đơn cử tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh đã có hơn 28.600 ha sầu riêng. Trong số này có gần 3.000 ha trồng mới, gần 16.000 ha đang giai đoạn kiến thiết và gần 10.000 ha kinh doanh.
Hay tại tỉnh Lâm Đồng, diện tích sầu riêng đạt khoảng 19.700 ha, trong đó có hơn 10.800 ha đã cho sản phẩm. Đến 2027, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có khoảng 19.000 ha sầu riêng đến kỳ cho thu hoạch, tương ứng sản lượng khoảng 225.000 tấn, tức gấp đôi so với mức hiện nay.
Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng |
Những hệ luỵ từ việc tranh mua, tranh bán sầu riêng |
Xuất khẩu rau quả có thể mang về hơn 5,5 tỉ USD trong năm 2023 |