Nam Định có 146 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP Cao Bằng có thêm 10 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Tiền Giang: Thêm 20 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021 |
Các sản phẩm của Công ty ong Tam Đảo được xếp hạng 4 sao. |
Năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có 18 sản phẩm được phê duyệt kết quả đánh giá và phân hạng chất lượng; trong đó, có 8 sản phẩm của 2 chủ thể đạt hạng 4 sao và 10 sản phẩm của 6 chủ thể đạt hạng 3 sao...
Theo Quyết định số 385/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 22 sản phẩm được phân hạng và cấp Giấy chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP. Kết quả công nhận các sản phẩm trên có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận.
Năm 2020, toàn tỉnh có 23 hồ sơ của 13 chủ thể tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm thuộc các nhóm: Đồ uống có cồn, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, thực phẩm thô sơ và gia vị.
Như vậy, đến hết tháng 1/2021, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 40 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng, trong đó, có 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 27 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP đã và đang phát triển thị trường rất tốt như: Mật ong các loại của Công ty cổ phần ong Tam Đảo, nấm đùi gà của công ty TNHH nấm Phùng Gia, sữa chua và bánh sữa đặc biệt của HTX chăn nuôi bò sữa Tam Đảo…
Năm 2021, để hoàn thành mục tiêu có thêm 15 - 20 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hình thành điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại, khu du lịch, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, Vĩnh Phúc tiếp tục xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trên cơ sở đó, chủ động khảo sát toàn bộ các sản phẩm, xác định rõ sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế của địa phương để tư vấn giúp các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm... đáp ứng các tiêu chí của chương trình OCOP.
Riêng đối với các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP, cần tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để được nâng hạng sao; duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm, quản lý hoạt động của các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để đạt hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế của địa phương.