OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Động lực phát triển nông thôn mới

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế
Tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã công nhận 333 sản phẩm OCOP của 119 đơn vị tham gia.
Khởi động từ năm 2019, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành một trong sáu chương trình chuyên đề trọng điểm, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh. Với quyết tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế hàng Việt, thành phố đang không ngừng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các sản phẩm OCOP.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y – Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh, OCOP là một chính sách lớn của Chính phủ, đóng vai trò như đòn bẩy kinh tế nông thôn, phát huy nội lực cộng đồng và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ địa phương theo chuỗi giá trị. Chương trình không chỉ gia tăng thu nhập mà còn định hình lại tổ chức sản xuất, hướng đến mục tiêu nông thôn mới phát triển bền vững.

Trong giai đoạn đầu (2019–2020), chương trình tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Bước sang giai đoạn 2021–2025, thành phố mở rộng OCOP ra 6 nhóm ngành hàng: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, sản phẩm lưu niệm – nội thất – trang trí và dịch vụ du lịch cộng đồng.

Tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã công nhận 333 sản phẩm OCOP của 119 đơn vị tham gia. Trong đó có 79 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 254 sản phẩm đạt 3 sao, phần lớn thuộc nhóm thực phẩm – lĩnh vực đang dần tạo dấu ấn mạnh trên thị trường. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, chương trình OCOP không chỉ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập mà còn cải thiện chất lượng sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.

Nhiều sản phẩm OCOP của thành phố đã chinh phục người tiêu dùng và từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Tiêu biểu như tổ yến của Công ty Yến Đảo Cần Giờ (huyện Cần Giờ), đạt chứng nhận OCOP 4 sao, phát huy rõ thế mạnh đặc trưng vùng ven biển. Hay sản phẩm bột rau má sấy lạnh của Công ty Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt (huyện Củ Chi), cũng được xếp hạng 4 sao, giữ trọn hương vị tự nhiên và đã có mặt trên kệ hàng tại châu Âu.

Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế
Sản phẩm bột rau má sấy lạnh của Công ty Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt (huyện Củ Chi), cũng được xếp hạng 4 sao, giữ trọn hương vị tự nhiên và đã có mặt trên kệ hàng tại châu Âu.

Là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh, bà Phan Ngọc Diệu – Giám đốc sản xuất Công ty Yến Đảo Cần Giờ (huyện Cần Giờ) – cho biết: “Việc sản phẩm tổ yến của chúng tôi đạt chứng nhận OCOP 4 sao không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu mà còn giúp quảng bá rõ nét tiềm năng đặc thù của vùng đất Cần Giờ. Với tiêu chuẩn chất lượng cao, tổ yến Cần Giờ đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh.”

Tương tự, bà Nguyễn Ngọc Hương – Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt (huyện Củ Chi) – chia sẻ rằng bột rau má sấy lạnh đạt chuẩn OCOP 4 sao đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự tiện lợi và giữ trọn hương vị tự nhiên. “Chính nhờ tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm của chúng tôi dễ dàng được các hệ thống phân phối hiện đại đón nhận và đã chính thức vươn ra thị trường châu Âu,” bà Hương cho biết.

Để tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm với hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu cụ thể: mỗi quận, huyện cần có ít nhất một sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; riêng các huyện ngoại thành phải đạt tối thiểu hai sản phẩm.

Dù vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Nhựt – Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh – chương trình vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản. Hiện chỉ khoảng 35% sản phẩm OCOP được phân phối qua siêu thị và sàn thương mại điện tử; 60% cơ sở sản xuất thiếu lao động có tay nghề cao; trong khi chỉ 40% đơn vị tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất.

Ông Nhựt nhận định: “TP. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP. Thành phố cần đẩy mạnh liên kết vùng để ổn định nguyên liệu đầu vào, đồng thời hỗ trợ tài chính, thuế và mở rộng truyền thông thông qua mạng xã hội, thương mại điện tử và các nền tảng du lịch trực tuyến. Việc hợp tác cùng các sàn thương mại điện tử lớn để xây dựng các gian hàng OCOP trực tuyến sẽ mở ra cánh cửa đưa sản phẩm Việt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn cầu.”

Chung quan điểm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cũng nhấn mạnh vai trò của giới sáng tạo nội dung trong việc lan tỏa giá trị sản phẩm OCOP. Ông kêu gọi các tiktoker, youtuber, facebooker cùng các sàn thương mại điện tử tích cực lựa chọn và quảng bá những sản phẩm OCOP uy tín, chất lượng – không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mà còn xây dựng hình ảnh hàng Việt mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế.

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

Ninh Bình hiện có 209 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang đậm hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế từ đôi tay người thợ. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của văn hóa bản địa mà còn là lời mời gọi du khách tìm về miền đất Cố đô.
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã từng bước mở rộng ra thị trường xuất khẩu để phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, gắn với vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động