Ra mắt thị trường vào đầu năm 2024, sản phẩm cá thu nướng Hương Việt đã nhanh chóng chinh phục người tiêu dùng nhờ hương vị tự nhiên, đậm đà biển cả cùng quy trình sản xuất hiện đại, sạch và khép kín. Điểm mạnh của sản phẩm là giữ được vị béo, độ mềm, hương thơm tự nhiên mà không cần đến phụ gia hay chất bảo quản. Chính vì vậy, cá thu nướng Hương Việt được đánh giá là một trong những sản phẩm tiêu biểu của khu vực Bắc Trung Bộ trong phân khúc đặc sản OCOP.
![]() |
Cá thu nướng Hương Việt mang trong mình triết lý “Mong muốn mang hương vị của người Việt”. |
Không chỉ đơn thuần gìn giữ hương vị truyền thống của món cá thu nướng, Hương Việt đã đưa vào quy trình sản xuất những bước tiến đột phá cả về công nghệ chế biến lẫn cách thức tổ chức sản phẩm theo chuẩn thương hiệu.
Giá trị từ quy trình: Làm cá tươi, nướng nguyên vị, mở rộng sản phẩm – Hướng đến đa dạng hóa thương hiệu
Cá thu được chọn lọc từ nguồn biển miền Bắc – nơi vốn giàu dưỡng chất và được ngư dân đánh bắt tươi sống. Quá trình chế biến diễn ra hoàn toàn theo quy trình khép kín: cá sau khi được làm sạch sẽ được rửa qua nước muối loãng, để ráo tự nhiên, không tẩm ướp gia vị, sau đó đưa vào lò nướng ở nhiệt độ chuẩn. Điểm nhấn là không sử dụng đông lạnh hay bảo quản đông, nhờ vậy giữ được vị ngọt, độ béo và hương thơm tự nhiên của cá. Toàn bộ quy trình từ cắt cá bằng máy, nướng lò đến đóng gói hút chân không, bảo quản lạnh đều được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn thực phẩm.
![]() |
Hương vị ngọt, độ béo và hương thơm tự nhiên của cá thu nướng. |
Thị trường tiêu thụ hiện tại chủ yếu là khách lẻ, người mua để sử dụng hoặc làm quà biếu, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết. Sản phẩm hiện đã được trưng bày và giới thiệu tại một số khách sạn lớn như Khách sạn Bộ Xây dựng ở Sầm Sơn và một số khu du lịch tại biển Hải Tiến (Thanh Hóa).
Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt cũng không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm. Ngoài cá thu nướng, doanh nghiệp còn cung cấp nước mắm, tôm sấy, cá nục,... Tất cả đều đạt chuẩn an toàn thực phẩm, quy trình chế biến đạt chuẩn. Một điểm nhấn khác như Công ty cổ phần OCOP Hương Việt còn được công nhận quy phạm thực hành sản xuất tốt GMP Codex Alimentarius cho lĩnh vực sơ chế cá thu nướng, tôm khô, nước mắm.
![]() |
Ngoài ra nước mắm có hương vị thơm ngon từng giọt. |
Ông Lê Văn Bắc – Giám đốc Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt chia sẻ: “Trong quá trình đưa sản phẩm đạt chuẩn OCOP, công ty cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong việc tìm nguồn nguyên liệu đồng nhất – chủ yếu có xuất xứ từ vùng biển gần bờ. Với các sản phẩm đặc thù như nước mắm và cá thu, yêu cầu cao nhất là phải đảm bảo sự cam kết về chất lượng đồng đều giữa các lô hàng.
Bên cạnh đó, để đạt được đánh giá theo chuẩn OCOP, chúng tôi cũng phải đầu tư chỉnh sửa bao bì, màu sắc, nội dung nhãn hàng tất cả đều cần công bố theo đúng chỉ số đánh giá và tiêu chí của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Với tiêu chí dựa trên chất lượng nguyên liệu địa phương, phương pháp chế biến truyền thống, giá trị dinh dưỡng cao và tiềm năng phát triển thương hiệu đặc sản vùng miền, cá thu nướng Hương Việt hướng đến trở thành món quà đặc trưng cho du khách khi đến với Hải Tiến nói riêng, và mở rộng ra thị trường trong cả nước.
Chúng tôi không chỉ bán cá – chúng tôi đang bán niềm tin vào thực phẩm sạch, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Điều quan trọng nhất là phải giữ được sự tử tế trong từng sản phẩm mình đưa ra thị trường.”
Tuy nhiên, theo chia sẻ của công ty, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là vấn đề truyền thông – quảng bá hình ảnh sản phẩm đến rộng rãi hơn với thị trường. Là một doanh nghiệp nhỏ, không có lợi thế về ngân sách truyền thông, Hương Việt vẫn đang trăn trở tìm hướng đi để câu chuyện sản phẩm đến được với nhiều người hơn, đặc biệt là khách hàng thành thị – nơi ngày càng khát khao thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc.
Việc làm tại chỗ – Gắn kết với cộng đồng
Không chỉ tập trung vào sản phẩm, Hương Việt còn chú trọng tạo sinh kế cho chính bà con địa phương. Hiện nay, công ty đang tạo điều kiện cho hàng chục lao động là người dân tại xã Hoằng Phụ và các vùng lân cận đến làm việc ổn định, với thu nhập phù hợp và môi trường thân thiện. Từ sơ chế, đóng gói, đến vận hành lò nướng, phần lớn công đoạn đều có sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống – đặc biệt là với phụ nữ trung niên và người lao động phổ thông.
Bà Nguyễn Thị Dung – người gắn bó với công ty từ những ngày đầu cho biết: “Chúng tôi xuất phát từ tình cảm địa phương, muốn làm ra một sản phẩm từ nhiệt huyết và chia sẻ giá trị cho cộng đồng. Chúng tôi làm được sản phẩm tốt, có chứng nhận, có tâm huyết nhưng làm sao để người tiêu dùng biết đến, đó là bài toán không đơn giản. Chúng tôi mong được đồng hành với truyền thông, chương trình xúc tiến thương hiệu và các sàn thương mại điện tử để lan tỏa giá trị cá thu nướng và các đặc sản địa phương.”
![]() |
Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt, cá thu nướng Hương Việt muốn lan tỏa giá trị cá thu nướng và các đặc sản địa phương. |
Khó khăn lớn nhất đối với OCOP Hương Việt hiện nay là truyền thông và đưa hình ảnh sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Doanh nghiệp đang lên kế hoạch xây dựng bao bì, tem QR và kênh online để gia tăng nhận diện thương hiệu.
OCOP – Chứng nhận cho chất lượng và định hướng phát triển, thúc đẩy kinh tế địa phương – Từ một sản phẩm đến một hướng phát triển
Tháng 10/2024, cá thu nướng Hương Việt được công nhận OCOP 3 sao cấp UBND huyện Hoằng Hóa. Đây là dấu mốc ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể công ty, là bệ phóng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, cải tiến và mở rộng thị trường. Kế hoạch trong năm 2025 là nâng cấp lên OCOP 4 sao, mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất và từng bước xây dựng kênh phân phối ổn định, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
![]() |
Tháng 10/2024, cá thu nướng Hương Việt được công nhận OCOP 3 sao cấp UBND huyện Hoằng Hóa. Đây là dấu mốc ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể công ty, là bệ phóng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, cải tiến và mở rộng thị trường. |
Hiệu ứng lan tỏa từ một sản phẩm OCOP điển hình đang từng bước giúp nâng cao giá trị nghề biển địa phương – từ việc đánh bắt, bảo quản, đến tiêu thụ theo tiêu chuẩn mới. Nhiều hộ dân đã chủ động cải thiện kỹ thuật khai thác, đầu tư công nghệ bảo quản cá tươi, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào của doanh nghiệp.
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay Hương Việt không chỉ tạo việc làm tại chỗ, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị kinh tế biển vùng miền nói riêng và vùng ven biển Thanh Hóa nói chung. Khi sản phẩm cá thu nướng từng bước khẳng định thương hiệu, nhu cầu về nguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận chuyển, đóng gói, quảng bá... cũng đồng thời mở ra cơ hội cho nhiều hộ ngư dân, tổ sản xuất và các đơn vị dịch vụ hậu cần nghề cá cùng phát triển.
![]() |
Sản phẩm tôm sấy đang nằm trong chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt cùng với cá thu nướng trong thời gian sắp tới. |
Hiệu ứng lan tỏa từ một sản phẩm OCOP điển hình đang từng bước giúp nâng cao giá trị nghề biển địa phương – từ việc đánh bắt, bảo quản, đến tiêu thụ theo tiêu chuẩn mới. Nhiều hộ dân đã chủ động cải thiện kỹ thuật khai thác, đầu tư công nghệ bảo quản cá tươi, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào của doanh nghiệp.
Không dừng lại ở sản xuất, Hương Việt còn định hướng kết nối với các mô hình du lịch sinh thái – trải nghiệm làng nghề địa phương, tạo tiền đề hình thành chuỗi liên kết giữa sản xuất đặc sản – du lịch – thương mại. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nông thôn theo chiều sâu, bền vững và gắn với bản sắc văn hóa địa phương.
Từ góc nhìn thương hiệu sản phẩm, cá thu nướng Hương Việt không chỉ đơn thuần là một món ăn đặc sản mà đang dần định hình như một “đại diện nhận diện địa phương” – nơi sản phẩm mang theo thông điệp, câu chuyện và bản sắc vùng biển xứ Thanh. Việc duy trì tiêu chuẩn khắt khe trong quy trình chế biến, minh bạch nguồn gốc, và nhất quán về hình ảnh bao bì không chỉ giúp tạo niềm tin với người tiêu dùng mà còn từng bước nâng tầm vị thế của sản phẩm trên thị trường.
Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng ngày càng đề cao tính truy xuất nguồn gốc, thực phẩm sạch, và thương hiệu có câu chuyện, Hương Việt đang có những bước đi đúng đắn khi tập trung vào xây dựng thương hiệu gắn với yếu tố “tử tế” – làm sạch, làm thật, và làm có trách nhiệm. Từ cách chọn cá tươi không đông lạnh, quy trình nướng nguyên vị không phụ gia, đến việc đầu tư vào truyền thông nhận diện, doanh nghiệp đang xây dựng sản phẩm theo hướng "ít nhưng chất", đặt nền móng cho một thương hiệu mạnh trong phân khúc đặc sản vùng miền.
Câu chuyện thương hiệu Hương Việt cho thấy: sản phẩm OCOP không chỉ là đầu ra của nông nghiệp nông thôn, mà còn có thể trở thành một hạt nhân thương hiệu địa phương – nơi mỗi sản phẩm là một sứ giả văn hóa, một chuỗi giá trị kinh tế và một niềm tự hào vùng đất. Với Hương Việt, việc phát triển cá thu nướng không dừng lại ở doanh thu, mà là quá trình gây dựng uy tín, lan tỏa giá trị và gieo niềm tin vào năng lực sáng tạo từ chính quê hương mình.
Cá thu nướng Hương Việt không chỉ là một món ăn – đó là một dấu ấn của sự gắn kết giữa truyền thống ẩm thực vùng biển và tư duy mới trong tổ chức sản xuất. Từ một địa phương nghèo ven biển, Hương Việt đang dần trở thành một thương hiệu mang khát vọng đóng góp vào giá trị nông sản quốc gia và niềm tin OCOP xứ Thanh. Mang trong mình triết lý “Mong muốn mang hương vị của người Việt”.
![]() |
![]() |
![]() |