Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”

Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia, xã Hoằng Phụ, Thanh Hóa là nhà sản xuất các sản phẩm Nước mắm và các sản phẩm mắm truyền thống Lê Gia. Ủ mắm trong những thùng gỗ Bời Lời, theo phương pháp truyền thống nén gài tự nhiên. Sau 18-24 tháng chăm sóc cầu kỳ, những giọt nước mắm màu hổ phách, hậu vị Thanh, mùi thơm Dịu, hoàn toàn tự nhiên đóng chai với nắp được thiết kế tiện lợi mang thương hiệu Lê Gia.
Nhà hàng Bãi Đá – Nét chấm phá tinh hoa ẩm thực du lịch biển Hải Tiến Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh Phố Đảo Quán: Khi ẩm thực trở thành ký ức của một vùng quê

Trong giai đoạn 2018 - 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và 5 sao... Trong đó, có những sản phẩm OCOP đã đạt đến độ tinh hoa, mang hồn cốt, đặc trưng truyền thống văn hóa của một vùng đất và của người Việt Nam được làm quà tặng cấp quốc gia, truyền đi thông điệp về văn hóa người Việt. Điều đó, càng thấy rõ hơn ý nghĩa, mục đích quan trọng, hiệu quả từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Mắm Lê Gia là một trong những chủ thể OCOP 5 sao Quốc gia đầu tiên được công nhận đợt 1 năm 2020 với sản phẩm Mắm tôm Lê Gia.

Ngày 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó có Sản phẩm Nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).

Trước đó, Mắm Lê Gia là một trong những chủ thể OCOP 5 sao Quốc gia đầu tiên được công nhận đợt 1 năm 2020 với sản phẩm Mắm tôm Lê Gia. Hiện tại doanh nghiệp đang nỗ lực lan tỏa giá trị của sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia tới khách hàng trong nước và quốc tế.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Lê Gia "Tinh hoa từ biển mẹ".

Hành trình xây dựng, đưa thương hiệu mắm Lê Gia đạt OCOP 5 sao quốc gia vươn ra thị trường quốc tế là câu chuyện tự hào không chỉ của người Hoằng Hóa mà còn là niềm tự hào của những người con Xứ Thanh. Cùng với đó, Thương hiệu Mắm Lê Gia đã vinh dự đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liên tục và các chứng nhận uy tín trong và ngoài nước như: FDA, HACCP, ISO 22000, GACC, OCOP 5 sao; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quốc gia; mã số xuất khẩu tại các thị trường: EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản..

Tháng 5/2024, Lê Gia vừa hoàn thành đầu tư, đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp, chế biến sâu các sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, thân thiện môi trường gắn với khai thác lợi thế du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Nhiều sản phẩm được trưng bày gọn gàng, đẹp mắt.

Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp từ thủy sản Lê Gia tại xã Hoằng Phụ đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu, khám phá của rất nhiều người dân, du khách. Đây cũng là địa điểm vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận điểm du lịch tham quan trải nghiệm. Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 10.000m2, thiết kế theo xu hướng thân thiện với thiên nhiên, hệ thống xử lý không khí theo công nghệ lọc tĩnh điện, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo QCVN11-MT:2015/BTNMT; hệ thống phòng sạch được thiết kế theo tiêu chuẩn EN 779, tấm lọc G4 với quy trình công nghệ kiểm soát chất lượng chuẩn ISO 22000:2018 và FDA.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp từ thủy sản Lê Gia tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hoá) đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu, khám phá của rất nhiều người dân, du khách.

Theo ông Lê Anh - Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia Cho biết: “Nhờ công nghệ cao, áp suất cao, chúng tôi có những thiết bị và đội ngũ lành nghề, hệ thống kiểm soát theo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo rằng ở tâm sản phẩm luôn kiểm soát ở 121 độ, đó là nhiệt độ tiêu chuẩn để có thể tiêu diệt những bào tử gây bệnh trong quá trình chế biến, các sản phẩm ruốc chà bông tôm sú được tiệt trùng một cách cẩn thận.

“Chúng tôi sẽ luôn cố gắng gắn mình vào quê hương, đồng hành và thúc đẩy cùng cộng đồng phát triển. Việc xuất khẩu được nước mắm không chỉ là hoạt động thương mại thuần túy mà còn là việc "xuất khẩu văn hóa" của cha ông đến với bạn bè quốc tế và cũng giúp cho những người con xa xứ luôn được gần gũi với quê hương”, giám đốc Lê Gia - Lê Ngọc Anh chia sẻ.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Không chỉ tạo sinh kế cho người dân địa phương, Mắm Lê Gia đang nỗ lực từng ngày để mang "hộ chiếu" ẩm thực Việt ra thế giới.

Đối với Lê Gia, việc làm tốt công việc sản xuất kinh doanh cũng chính là góp phần đồng hành cùng người dân nâng cao kiến thức về đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản đúng quy định. Không chỉ tạo sinh kế cho người dân địa phương, Mắm Lê Gia đang nỗ lực từng ngày để mang "hộ chiếu" ẩm thực Việt ra thế giới.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Đối với Lê Gia, việc làm tốt công việc sản xuất kinh doanh cũng chính là góp phần đồng hành cùng người dân nâng cao kiến thức về đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản đúng quy định.

Điều đáng nói, các sản phẩm của Lê Gia đã được xuất khẩu đi 10 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Singapore... cuối tháng 8 năm 2024, một lô hàng với các sản phẩm mắm tôm và nước mắm Lê Gia đã được xuất sang thị trường Nhật Bản.

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Những giọt nước mắm chiết xuất ra đầy thơm ngon.

Xuất khẩu sản phẩm của Mắm Lê Gia nói chung vẫn là hành trình còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, câu chuyện về hành trình “xuất ngoại” của mắm Lê Gia là những tín hiệu vui, lan tỏa thông điệp về sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, tiếp cận thị trường.

Lê Gia, thương hiệu nước mắm truyền thống từ làng chài Khúc Phụ, Thanh Hóa, không chỉ tạo ra những giọt nước mắm đậm đà, tự nhiên mà còn mang trong mình câu chuyện bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững.

Với hơn 200 năm lịch sử, làng nghề Khúc Phụ đã trở thành biểu tượng cho sự kiên trì và tinh hoa của người dân xứ Thanh, nơi những giọt “mật của biển” được chắt lọc qua thời gian.

Công ty TNHH thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia được biết đến là nhà sản xuất các sản phẩm nước mắm, mắm truyền thống. Bên cạnh đó, Lê Gia còn sản xuất nhiều sản phẩm chế biến từ thuỷ sản, mang chung giá trị cốt lõi đó là an lành - tự nhiên - không chất bảo quản - không hương liệu - không phẩm màu. Có thể kể đến như: Chà bông tôm sú tép biển, chà bông tôm sú, nước mắm kho quẹt, nước mắm ruốc...

Những giọt nước mắm Lê Gia được ủ lên men trong suốt 24 tháng bằng phương pháp nén gài truyền thống. Nguyên liệu chọn lọc gồm cá tươi từ biển Thanh Hóa, muối hạt 2 năm tuổi và tuyệt đối không chất bảo quản hay phụ gia.

Nhà hàng Bãi Đá – Nét chấm phá tinh hoa ẩm thực du lịch biển Hải Tiến Nhà hàng Bãi Đá – Nét chấm phá tinh hoa ẩm thực du lịch biển Hải Tiến
Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh
Phố Đảo Quán: Khi ẩm thực trở thành ký ức của một vùng quê Phố Đảo Quán: Khi ẩm thực trở thành ký ức của một vùng quê
Tống Bính - Lê Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Việt Nam lan tỏa mô hình OCOP ra toàn cầu, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp bền vững

Việt Nam lan tỏa mô hình OCOP ra toàn cầu, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp bền vững

Thành công từ chương trình OCOP đã giúp Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển nông nghiệp nông thôn dựa trên giá trị bản địa. Tại Diễn đàn Cấp cao liên khu vực về OCOP tổ chức ở Hà Nội, nhiều quốc gia châu Á và châu Phi đã cùng nhau đồng thuận triển khai sáng kiến quốc tế mang tên “Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên”, mở ra chương mới trong hợp tác Nam – Nam.
Không nâng chất, sảm phẩm OCOP khó bước chân vào siêu thị

Không nâng chất, sảm phẩm OCOP khó bước chân vào siêu thị

Dù số lượng sản phẩm OCOP không ngừng tăng, nhiều mặt hàng vẫn loay hoay ở quy mô làng xã, khó vươn tới siêu thị hay xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chất lượng chưa đạt chuẩn, thiếu thương hiệu và chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.
OCOP xuất khẩu – Cơ hội vươn xa cho đặc sản Việt

OCOP xuất khẩu – Cơ hội vươn xa cho đặc sản Việt

Với hơn 14.600 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao trở lên, chương trình OCOP đang mở ra cánh cửa mới để đặc sản vùng miền Việt Nam bước chân vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hội chợ OCOP xuất khẩu 2025 – Vietnam OCOPEX tổ chức tại Hà Nội tháng 8 tới sẽ là “bệ phóng” để các sản phẩm Việt khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Việc sửa đổi Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá OCOP là bước đi chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa thương hiệu và tạo hành lang pháp lý minh bạch. Đây là nền tảng để sản phẩm OCOP vươn xa hơn trên thị trường toàn cầu.
Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sau khi sáp nhập tỉnh, sản phẩm OCOP không còn chỉ xoay quanh không gian nhỏ lẻ, mà phải bước vào sân chơi lớn hơn – nơi đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bản sắc rõ nét và năng lực cạnh tranh bền vững để thích ứng và phát triển lâu dài.
Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính trên quy mô toàn quốc. Đây không chỉ là cuộc cách mạng bộ máy hành chính mà còn là bước ngoặt tạo đà cho việc xây dựng các vùng OCOP liên kết, chuyên nghiệp hơn, bền vững hơn.
OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái phát triển nông thôn mới hiện đại, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã vượt khỏi vai trò một phong trào sản xuất nông nghiệp, trở thành công cụ chiến lược giúp chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành giá trị kinh tế cụ thể. Những sản phẩm OCOP 5 sao – tinh hoa của làng quê Việt – không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn mà còn tạo dựng nền tảng để phát triển thương hiệu quốc gia gắn với bản sắc địa phương. Với cách tiếp cận này, OCOP đang định hình một con đường phát triển bền vững, thấm đẫm giá trị văn hóa và mang dấu ấn thị trường toàn cầu.
Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Tối ngày 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Không chỉ là nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP đang trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt đến gần hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế, thông qua các lễ hội, sự kiện và hoạt động quảng bá sáng tạo tại nhiều địa phương.
OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Sáp nhập đơn vị hành chính mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các hợp tác xã OCOP. Dù tên tỉnh thay đổi, điều quan trọng là giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ lợi thế bản địa, sản phẩm OCOP Cao Bằng đang từng bước mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Khi hội chợ trở thành bệ phóng và chuyển đổi số được đẩy mạnh, thương hiệu đặc sản vùng cao có cơ hội vượt ra khỏi bản làng.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Những ngày đầu tháng 6, Hà Nội trở thành điểm hẹn đặc sắc của các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách và doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa thương mại và bản sắc tạo nên sức sống mới cho chuỗi nông sản Việt.
Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Sự kết hợp giữa sản phẩm OCOP và du lịch trải nghiệm đang mở ra hướng đi mới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đồng thời tạo nên những điểm đến giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu khám phá ngày càng cao của du khách.
Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Du lịch trải nghiệm kết hợp chương trình OCOP tạo động lực mới giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam.
Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP tỉnh Bạc Liêu liên tục mở rộng liên kết với các sàn thương mại điện tử và hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Với mạng lưới làng nghề dày đặc, Hà Nội đang sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc. Khai thác hiệu quả nguồn lực này không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa nghề truyền thống.
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Với hơn 500 sản phẩm đặc sản vùng miền, Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn 2025 diễn ra tại quận Đống Đa là dịp quảng bá, kết nối giao thương và đưa hàng Việt chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và du khách.
Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Trong xu thế hội nhập, nông sản và sản phẩm OCOP Việt muốn vươn xa cần chú trọng không chỉ chất lượng mà cả bao bì, hình ảnh. Theo chuyên gia, đầu tư bao bì chính là “chìa khóa” giúp tháo gỡ nút thắt trong tiêu thụ, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động