Tinh hoa OCOP Việt và hành trình ra thế giới

Không chỉ là sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, OCOP Việt Nam còn mang theo câu chuyện bản sắc văn hóa. Với sự hỗ trợ xúc tiến mới, sản phẩm OCOP đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để chinh phục thị trường toàn cầu.
Việt Nam lan tỏa mô hình OCOP ra toàn cầu, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp bền vững Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP OCOP Việt Nam: Từ bản địa đến thương hiệu quốc gia

Nâng chất sản phẩm OCOP để sẵn sàng xuất khẩu

Người tiêu dùng quốc tế tìm hiểu sản phẩm OCOP Việt Nam tại hội chợ thương mại quốc tế năm 2025. Sự quan tâm cao nhưng sản phẩm vẫn gặp rào cản về chiến lược tiếp cận thị trường.
Người tiêu dùng quốc tế tìm hiểu sản phẩm OCOP Việt Nam tại hội chợ thương mại quốc tế năm 2025. Sự quan tâm cao nhưng sản phẩm vẫn gặp rào cản về chiến lược tiếp cận thị trường.

Tại sự kiện “Giới thiệu thông tin Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (Vietnam Ocopex 2025): Tinh hoa truyền thống Việt vươn ra thế giới” ngày 23/7/2025, nhiều số liệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của chương trình OCOP. Tính đến tháng 7/2025, cả nước đã có 17.068 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, của 9.195 chủ thể. Trong đó có 126 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia – những sản phẩm được xem là hàng đầu để tiến đến xuất khẩu.

Ông Bùi Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định: với lợi thế, tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng,… Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là quốc gia có nhiều sản phẩm đặc sản, sản vật làng nghề truyền thống, mang giá trị văn hóa địa phương. “Các sản phẩm OCOP chính là minh chứng rõ nét nhất, thể hiện tinh hoa văn hóa Việt Nam qua từng câu chuyện sản phẩm.”

Việc triển khai chương trình OCOP trong những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất tại nhiều địa phương. Các chủ thể OCOP chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, có truy xuất nguồn gốc, sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đồng thời, các giá trị văn hóa vùng miền được tích hợp vào sản phẩm, làm gia tăng giá trị và bản sắc.

Đáng chú ý, nhiều sản phẩm OCOP hiện nay đã đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, có mẫu mã thân thiện môi trường, phù hợp với yêu cầu của các thị trường khó tính. Theo ông Phương Đình Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, dù chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng ước tính có hàng nghìn trên tổng số 17.068 sản phẩm OCOP đã được xuất khẩu. Bởi toàn bộ 126 sản phẩm 5 sao và gần 300 sản phẩm tiềm năng 5 sao đều có hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều sản phẩm 4 sao, 3 sao ở địa phương cũng đã có đơn hàng ra nước ngoài.

Sản phẩm OCOP hiện được xuất khẩu qua hai kênh chính: xuất khẩu chính ngạch thông qua hợp đồng thương mại và xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế mua hàng trực tiếp. Điều này cho thấy mức độ quan tâm ngày càng lớn của thị trường thế giới đối với sản phẩm OCOP Việt Nam, nhất là trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các nhóm tiêu dùng yêu thích sản phẩm gắn với văn hóa bản địa.

Xúc tiến thương mại số mở đường cho OCOP

Sản phẩm nông sản đạt chuẩn xuất khẩu của Việt Nam trên kệ siêu thị tại châu Âu. Định vị thương hiệu rõ ràng đang giúp nông sản Việt cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường thế giới.
Sản phẩm nông sản đạt chuẩn xuất khẩu của Việt Nam trên kệ siêu thị tại châu Âu. Định vị thương hiệu rõ ràng đang giúp nông sản Việt cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường thế giới.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể OCOP tiếp cận thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND TP. Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Hà Nội và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phối hợp tổ chức Hội chợ Vietnam Ocopex 2025. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 1–3/8/2025 tại khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Vietnam Ocopex 2025 có quy mô lớn với 300 gian hàng của hơn 150 đơn vị, trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố. Các nhóm sản phẩm tham gia gồm: thủ công mỹ nghệ, dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ, các loại nông sản và thực phẩm chế biến, tổ yến, các sản phẩm làm đẹp như dầu gội đầu, dầu xả, serum...

Theo ông Bùi Quang Hưng, “thông qua hội chợ, các chủ thể OCOP có điều kiện tiếp cận với nhiều kênh phân phối, doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam để mở ra cơ hội xuất khẩu”. Ngược lại, các tổ chức quốc tế cũng có điều kiện khám phá những sản phẩm OCOP mới, giàu tiềm năng từ các địa phương Việt Nam.

Đặc biệt, tại kỳ hội chợ năm nay, lần đầu tiên Triển lãm trực tuyến OCOPEX 2025 được tổ chức song song và kéo dài một tháng sau sự kiện offline, ứng dụng nền tảng thương mại điện tử B2B Arobid.com. Triển lãm trực tuyến không chỉ giúp tiếp cận khách hàng quốc tế liên tục, mà còn tích hợp các tính năng như kết nối cung cầu (B2B Matching), đàm phán, đặt hàng... Từ đó gia tăng cơ hội kết nối giao thương và giảm thiểu chi phí xúc tiến.

Ông Hưng nhấn mạnh: “Sự kết hợp giữa hội chợ trực tiếp và triển lãm trực tuyến trên Arobid TradeXpo không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP, mà còn mở ra kỷ nguyên mới trong việc quảng bá thương hiệu địa phương ra thị trường quốc tế.”

Tuy nhiên, một trong những điểm yếu cố hữu khiến nhiều sản phẩm khó vươn ra thế giới là khả năng kể câu chuyện thương hiệu còn hạn chế. Nhiều chủ thể OCOP – đặc biệt ở quy mô hộ cá thể – chưa được đào tạo bài bản về truyền thông sản phẩm. Ông Phương Đình Anh cho biết: “Sẽ có giải pháp hỗ trợ kết hợp chủ thể OCOP với các đơn vị tư vấn, chuyên gia giúp ‘chắp bút’, biên tập câu chuyện thương hiệu sản phẩm chuyên nghiệp, hấp dẫn.”

Song song đó, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với TikTok Việt Nam triển khai hoạt động quảng bá thông qua các KOL nổi tiếng, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo “cầm tay chỉ việc” để giúp chủ thể OCOP tự giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số.

Cục Xúc tiến thương mại cũng đang triển khai chương trình kết nối các chủ thể OCOP với sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia sẽ ưu tiên các đề án đào tạo, tập huấn giúp doanh nghiệp OCOP tiếp cận và xuất khẩu qua nền tảng số, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho thương hiệu Việt.

Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh
Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống” Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”
Kích cầu tiêu dùng: Nông dân có thêm cơ hội bán hàng Kích cầu tiêu dùng: Nông dân có thêm cơ hội bán hàng
Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP
OCOP Việt Nam: Từ bản địa đến thương hiệu quốc gia OCOP Việt Nam: Từ bản địa đến thương hiệu quốc gia
Phương Nhi

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”

Mắm Lê Gia – Hành trình khẳng định mình trên “bản đồ nước mắm truyền thống”

Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia, xã Hoằng Phụ, Thanh Hóa là nhà sản xuất các sản phẩm Nước mắm và các sản phẩm mắm truyền thống Lê Gia. Ủ mắm trong những thùng gỗ Bời Lời, theo phương pháp truyền thống nén gài tự nhiên. Sau 18-24 tháng chăm sóc cầu kỳ, những giọt nước mắm màu hổ phách, hậu vị Thanh, mùi thơm Dịu, hoàn toàn tự nhiên đóng chai với nắp được thiết kế tiện lợi mang thương hiệu Lê Gia.
Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh

Cá thu nướng Hương Việt – Từ hương vị người Việt đến thương hiệu đặc sản OCOP xứ Thanh

Mang trong mình triết lý “Mong muốn mang hương vị của người Việt”, sản phẩm cá thu nướng Hương Việt do Công ty Cổ phần OCOP Hương Việt (xã Hoằng Phụ, tỉnh Thanh Hóa) chế biến và phát triển đang trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng biển xứ Thanh. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ hương vị tươi ngon, quy trình chế biến khép kín và triết lý kinh doanh: làm từng việc nhỏ nhất bằng cải tiến lớn nhất.
Việt Nam lan tỏa mô hình OCOP ra toàn cầu, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp bền vững

Việt Nam lan tỏa mô hình OCOP ra toàn cầu, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp bền vững

Thành công từ chương trình OCOP đã giúp Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển nông nghiệp nông thôn dựa trên giá trị bản địa. Tại Diễn đàn Cấp cao liên khu vực về OCOP tổ chức ở Hà Nội, nhiều quốc gia châu Á và châu Phi đã cùng nhau đồng thuận triển khai sáng kiến quốc tế mang tên “Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên”, mở ra chương mới trong hợp tác Nam – Nam.
Không nâng chất, sảm phẩm OCOP khó bước chân vào siêu thị

Không nâng chất, sảm phẩm OCOP khó bước chân vào siêu thị

Dù số lượng sản phẩm OCOP không ngừng tăng, nhiều mặt hàng vẫn loay hoay ở quy mô làng xã, khó vươn tới siêu thị hay xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chất lượng chưa đạt chuẩn, thiếu thương hiệu và chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.
OCOP xuất khẩu – Cơ hội vươn xa cho đặc sản Việt

OCOP xuất khẩu – Cơ hội vươn xa cho đặc sản Việt

Với hơn 14.600 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao trở lên, chương trình OCOP đang mở ra cánh cửa mới để đặc sản vùng miền Việt Nam bước chân vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hội chợ OCOP xuất khẩu 2025 – Vietnam OCOPEX tổ chức tại Hà Nội tháng 8 tới sẽ là “bệ phóng” để các sản phẩm Việt khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Phát huy giá trị OCOP trong giai đoạn mới

Việc sửa đổi Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá OCOP là bước đi chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa thương hiệu và tạo hành lang pháp lý minh bạch. Đây là nền tảng để sản phẩm OCOP vươn xa hơn trên thị trường toàn cầu.
Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sáp nhập tỉnh mở lối mới cho sản phẩm OCOP

Sau khi sáp nhập tỉnh, sản phẩm OCOP không còn chỉ xoay quanh không gian nhỏ lẻ, mà phải bước vào sân chơi lớn hơn – nơi đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bản sắc rõ nét và năng lực cạnh tranh bền vững để thích ứng và phát triển lâu dài.
Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Từ sáp nhập đơn vị hành chính đến xây dựng vùng OCOP liên kết: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính trên quy mô toàn quốc. Đây không chỉ là cuộc cách mạng bộ máy hành chính mà còn là bước ngoặt tạo đà cho việc xây dựng các vùng OCOP liên kết, chuyên nghiệp hơn, bền vững hơn.
OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

OCOP – Chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái phát triển nông thôn mới hiện đại, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã vượt khỏi vai trò một phong trào sản xuất nông nghiệp, trở thành công cụ chiến lược giúp chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành giá trị kinh tế cụ thể. Những sản phẩm OCOP 5 sao – tinh hoa của làng quê Việt – không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn mà còn tạo dựng nền tảng để phát triển thương hiệu quốc gia gắn với bản sắc địa phương. Với cách tiếp cận này, OCOP đang định hình một con đường phát triển bền vững, thấm đẫm giá trị văn hóa và mang dấu ấn thị trường toàn cầu.
Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Hà Nội: Hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá Nam Bộ

Tối ngày 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Không chỉ là nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP đang trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt đến gần hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế, thông qua các lễ hội, sự kiện và hoạt động quảng bá sáng tạo tại nhiều địa phương.
OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Sáp nhập đơn vị hành chính mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các hợp tác xã OCOP. Dù tên tỉnh thay đổi, điều quan trọng là giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ lợi thế bản địa, sản phẩm OCOP Cao Bằng đang từng bước mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Khi hội chợ trở thành bệ phóng và chuyển đổi số được đẩy mạnh, thương hiệu đặc sản vùng cao có cơ hội vượt ra khỏi bản làng.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Những ngày đầu tháng 6, Hà Nội trở thành điểm hẹn đặc sắc của các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách và doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa thương mại và bản sắc tạo nên sức sống mới cho chuỗi nông sản Việt.
Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Sự kết hợp giữa sản phẩm OCOP và du lịch trải nghiệm đang mở ra hướng đi mới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đồng thời tạo nên những điểm đến giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu khám phá ngày càng cao của du khách.
Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Du lịch trải nghiệm kết hợp chương trình OCOP tạo động lực mới giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam.
Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP tỉnh Bạc Liêu liên tục mở rộng liên kết với các sàn thương mại điện tử và hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Với mạng lưới làng nghề dày đặc, Hà Nội đang sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc. Khai thác hiệu quả nguồn lực này không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa nghề truyền thống.
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Với hơn 500 sản phẩm đặc sản vùng miền, Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn 2025 diễn ra tại quận Đống Đa là dịp quảng bá, kết nối giao thương và đưa hàng Việt chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và du khách.
Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động