Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao |
Chưa khẳng định vị thế, chất lượng
![]() |
Bên cạnh một số thành công, các sản phẩm OCOP vẫn đang gặp khó trong khâu tiêu thụ cũng như xây dựng thương hiệu. |
Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được đánh giá như một luồng gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, đến nay, toàn tỉnh Long An có 247 sản phẩm OCOP; trong đó có 51 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 196 sản phẩm đạt hạng 3 sao, tập trung vào các nhóm ngành như thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ,...
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành công, các sản phẩm OCOP vẫn đang gặp khó trong khâu tiêu thụ cũng như xây dựng thương hiệu. Các chủ thể OCOP đang rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của ngành chức năng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Điển hình như, hộ kinh doanh Vạn Long (xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Mặc dù sản phẩm bánh in (OCOP 3 sao) của hợp tác xã này được đánh giá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, qua đầu mối và khách hàng quen. Bình quân hộ kinh doanh này cung cấp ra thị trường khoảng 10-15 tấn sản phẩm/năm.
Bà Dương Thị Anh Thơ - chủ hộ kinh doanh Vạn Long chia sẻ: “Sản phẩm của chúng tôi chất lượng tốt nhưng do không chủ động được thị trường nên chỉ sản xuất theo mùa và khi có đơn hàng”.
Tương tự, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Sen Hải Nhơn (xã Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh), được thành lập từ năm 2022 với mục tiêu đưa các sản phẩm sen của địa phương ra thị trường trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên, hiện nay hợp tác xã này vẫn loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bà Ngô Thị Mỹ Dung - Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Sen Hải Nhơn chia sẻ: “Trước đây, người dân địa phương chủ yếu trồng sen lấy gương và bán cho thương lái ở tỉnh Đồng Tháp nên khá bấp bênh. Vì vậy, chúng tôi đã thành lập hợp tác xã để giúp người dân có nơi tiêu thụ sen. Hiện hợp tác xã có 15 thành viên, trồng 30ha sen, có 2 sản phẩm là bột sen và trà tim sen được công nhận OCOP 3 sao. hợp tác xã đang nỗ lực quảng bá, kết nối để tìm đầu ra cho sản phẩm sen của địa phương”.
Nhìn chung, việc phát triển sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, phần lớn hộ sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia Chương trình OCOP năng lực sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ và kiến thức quản trị hạn chế, khó thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều chủ thể chưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, chủ yếu là sản xuất bán thủ công và thủ công.
Cùng với đó, chưa quy hoạch xây dựng được vùng nguyên liệu để bảo đảm chủ động phục vụ sản xuất hàng hóa; chưa có tính sáng tạo để có những sản phẩm OCOP mới, nhiều sản phẩm có tính tương đồng cao, bao bì mẫu mã thiếu tính sáng tạo, chưa thu hút được khách hàng. Vì vậy mà nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Long An khó tham gia vào những thị trường lớn hoặc đã có được thị trường tiêu thụ nhưng vẫn loay hoay chưa khẳng định vị thế, chất lượng và sức cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại.
Kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP
![]() |
Để xây dựng sản phẩm OCOP, các địa phương phải dựa vào điều kiện thực tế, xác định sản phẩm chủ lực và có quy hoạch vùng sản xuất phù hợp. |
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, để xây dựng và phát triển một sản phẩm OCOP, chủ thể cần đáp ứng một số điều kiện như sản xuất xuyên suốt, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và mang đặc trưng vùng, miền. Do vậy, để xây dựng sản phẩm OCOP, các địa phương phải dựa vào điều kiện thực tế, xác định sản phẩm chủ lực và có quy hoạch vùng sản xuất phù hợp.
Theo Sở Công Thương, để hỗ trợ các chủ thể OCOP, Sở phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội nghị quảng bá để các sản phẩm OCOP của tỉnh Long An có thêm cơ hội kết nối, giao lưu với đối tác tiềm năng. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng được hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế, bao bì, xây dựng nhãn mác hàng hóa,... qua đó, góp phần giúp các chủ thể tìm kiếm được các đơn vị tiêu thụ sản phẩm uy tín tại thị trường trong nước.
Hiện nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Long An đã được đưa ra thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau như bán lẻ, trực tuyến, cửa hàng, siêu thị,... mang lại doanh thu khá. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương của tỉnh Long An đã lồng ghép, cân nhắc đối với nguồn kinh phí để hỗ trợ các chủ thể đầu tư máy móc, công nghệ, đổi mới mẫu mã bao bì, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng,... nhằm phát triển sản phẩm OCOP có tính cạnh tranh cao.
Bà Châu Thị Lệ - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, cùng với nỗ lực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tỉnh Long An cũng thực hiện nhiều giải pháp để phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng như cung cấp thông tin đầu mối cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản của tỉnh Long An đến Bộ Công Thương; phối hợp tham tán thương mại tại nhiều nước để kết nối tiêu thụ cho hàng hóa nông sản; giới thiệu doanh nghiệp Long An tham gia bình ổn thị trường các tỉnh, thành phố lớn trong nước;...
Mặt khác, các chủ thể sản xuất OCOP cũng cần chủ động chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực đưa sản phẩm của mình lên các website, sàn thương mại điện tử để quảng bá, kết nối tiêu thụ. “Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các sở, ngành liên quan triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP” - bà Châu Thị Lệ cho biết thêm.