OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Đòn bẩy từ xúc tiến thương mại đa kênh

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại
Gian hàng trưng bày các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và sản phẩm OCOP của huyện Lục Ngạn.

Không chỉ được biết đến là một trong những địa phương năng động của khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Giang còn đang từng bước định hình vị thế trên bản đồ sản phẩm OCOP toàn quốc. Nhờ sự chủ động trong tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ quy mô cấp vùng và quốc gia, tỉnh đã và đang xây dựng một hành lang kết nối hiệu quả giữa các đặc sản quê hương với thị trường tiêu dùng rộng lớn trong nước và quốc tế.

Mới đây, Bắc Giang đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Hội chợ OCOP khu vực đồng bằng sông Hồng, sự kiện quy mô với hơn 250 gian hàng, diễn ra vào đầu tháng 5 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Gian hàng do Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Giang) tổ chức đã giới thiệu hơn 30 sản phẩm tiêu biểu, trong đó có giò, xúc xích gà đồi Yên Thế; mỳ ngũ sắc, mỳ gạo; mật ong hoa vải, vải thiều sấy khô Lục Ngạn; rượu Bảo Sơn; bánh quế Ông Phú; giải độc gan Anxoa… Những sản phẩm này không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn thể hiện chất lượng và nét đặc trưng vùng miền, được nhiều khách tham quan, đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao.

Đó chưa phải là điểm dừng. Trong tháng 6 tới, Chi cục sẽ tiếp tục đồng hành cùng các chủ thể OCOP mang sản phẩm đến Hội chợ hàng Việt – Tôn vinh sản phẩm OCOP tại Đà Nẵng. Đây là bước tiếp theo trong chiến lược xúc tiến thương mại bài bản, có chiều sâu của Bắc Giang, nhằm mở rộng thị trường, tăng sức lan tỏa và định vị thương hiệu OCOP Bắc Giang ở cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cho biết các hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn góp phần tạo đầu ra ổn định, bền vững thông qua việc kết nối cung cầu, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm OCOP trên thị trường. Ông nhấn mạnh việc hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp và các chủ thể tham gia nhiều hội chợ, triển lãm lớn cũng chính là chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.

Chỉ tính riêng 5 năm qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã hỗ trợ hơn 100 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể với khoảng 350 lượt sản phẩm tham gia gần 20 hội chợ, triển lãm, festival lớn ở các địa phương như Quảng Ninh, Hà Nội, Cần Thơ, Lào Cai, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh… Đồng thời, Bắc Giang còn tích cực góp mặt tại các diễn đàn kết nối cung cầu tầm khu vực và quốc tế như SEA Games 31, Hội nghị quốc tế Harla, các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc... Qua đó, hình ảnh và giá trị sản phẩm OCOP Bắc Giang ngày càng được nâng cao, khẳng định sức sống và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn hiện đại.

Chuyển mình để thích ứng và bứt phá

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại hội nghị.
Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

Sự thành công của chương trình OCOP tại Bắc Giang không thể tách rời vai trò chủ động, linh hoạt từ phía các hợp tác xã, doanh nghiệp địa phương. Từ chỗ chỉ quen sản xuất theo thói quen truyền thống, nhiều chủ thể đã chuyển mình mạnh mẽ, coi xúc tiến thương mại là yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Trường hợp của Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế là minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi tích cực này. Sau khi được lựa chọn tham gia các hội chợ quy mô, hợp tác xã đã kết nối được nhiều đối tác, đại lý, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh... Các sản phẩm như gà thịt đóng hút chân không, giò gà, chả gà, xúc xích gà hiện đã được phân phối rộng rãi tại các hệ thống bán lẻ lớn như Winmart, Go!, cùng hàng loạt cửa hàng thực phẩm sạch khác, với mức tiêu thụ ổn định hơn 5.000 con mỗi tháng.

Ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: “Việc được tham gia các hội chợ chính là chìa khóa giúp chúng tôi tìm được bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu trước đây việc tiêu thụ gà đồi gặp nhiều khó khăn do hạn chế về quảng bá và kênh phân phối thì nay sản phẩm của hợp tác xã đã có chỗ đứng nhất định và được nhiều người tin dùng.”

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm nông nghiệp chế biến truyền thống, Bắc Giang còn có những chủ thể mạnh dạn áp dụng công nghệ cao và thương mại số để tiếp cận khách hàng hiện đại. Điển hình là Hợp tác xã Dược liệu công nghệ cao Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Lục Nam), sở hữu 3 sản phẩm OCOP, trong đó trà hoa vàng đạt chuẩn 4 sao.

Thay vì chỉ bán qua đại lý truyền thống, hợp tác xã này đã mở rộng quảng bá sản phẩm qua các nền tảng số như sàn thương mại điện tử, fanpage và livestream trực tiếp. Các thành viên trong hợp tác xã chủ động chụp ảnh, quay video, viết lời giới thiệu sinh động để đăng tải trên mạng xã hội, vừa tiếp thị vừa tạo độ tin cậy với người tiêu dùng. Nhờ vậy, sản phẩm trà hoa vàng túi lọc, trà hoa vàng đông trùng... không chỉ được tiêu thụ tốt trong nước mà còn bước đầu tiếp cận một số thị trường tiềm năng ngoài nước.

Mô hình này thể hiện rõ năng lực thích ứng công nghệ và tư duy kinh doanh hiện đại của các chủ thể OCOP mới – những người không chỉ biết làm nông mà còn biết làm thị trường, biết kết nối với xu hướng tiêu dùng kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Phát triển sản phẩm OCOP không chỉ là đích đến mà còn là hành trình dài hơi gắn với đổi mới tư duy xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Để thúc đẩy sức sống bền vững cho hệ thống sản phẩm này, Bắc Giang đang hướng tới chiến lược đồng bộ, gắn kết sản phẩm OCOP với hệ sinh thái du lịch, quà tặng đặc sản, thương mại điện tử và các kênh phân phối hiện đại.

Theo kế hoạch, Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại qua các hội chợ, triển lãm, diễn đàn kết nối cung – cầu trong và ngoài nước. Đồng thời, tỉnh đặc biệt chú trọng triển khai mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số; đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội nhằm tăng độ phủ và sức mua trên thị trường hiện đại.

Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc thiết kế hoặc nâng cấp mẫu mã bao bì, nhãn hiệu tập thể, tem truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm OCOP được khuyến khích định vị như đặc sản, quà tặng, quà biếu mang đậm bản sắc vùng miền – mở ra cơ hội lớn để đồng hành cùng du lịch trải nghiệm và tiêu dùng tinh tế.

Có thể nói, việc vận dụng hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn từng bước đưa sản phẩm OCOP Bắc Giang vươn vào hệ thống siêu thị toàn quốc. Khi mỗi sản phẩm trở thành đại diện cho một vùng đất, OCOP không chỉ là chương trình phát triển kinh tế nông thôn mà còn là cánh cửa đưa văn hóa, bản sắc địa phương lan tỏa rộng khắp.

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt
Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa
Bắc Giang kết nối vải thiều – lan tỏa thương hiệu nông sản quốc gia Bắc Giang kết nối vải thiều – lan tỏa thương hiệu nông sản quốc gia
Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Định vị thương hiệu du lịch qua sản phẩm OCOP

Sự kết hợp giữa sản phẩm OCOP và du lịch trải nghiệm đang mở ra hướng đi mới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đồng thời tạo nên những điểm đến giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu khám phá ngày càng cao của du khách.
Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Du lịch trải nghiệm kết hợp chương trình OCOP tạo động lực mới giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam.
Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP tỉnh Bạc Liêu liên tục mở rộng liên kết với các sàn thương mại điện tử và hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Với mạng lưới làng nghề dày đặc, Hà Nội đang sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc. Khai thác hiệu quả nguồn lực này không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa nghề truyền thống.
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Với hơn 500 sản phẩm đặc sản vùng miền, Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn 2025 diễn ra tại quận Đống Đa là dịp quảng bá, kết nối giao thương và đưa hàng Việt chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và du khách.
Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Trong xu thế hội nhập, nông sản và sản phẩm OCOP Việt muốn vươn xa cần chú trọng không chỉ chất lượng mà cả bao bì, hình ảnh. Theo chuyên gia, đầu tư bao bì chính là “chìa khóa” giúp tháo gỡ nút thắt trong tiêu thụ, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Sáng ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025 tại Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

Ninh Bình hiện có 209 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang đậm hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế từ đôi tay người thợ. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của văn hóa bản địa mà còn là lời mời gọi du khách tìm về miền đất Cố đô.
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã từng bước mở rộng ra thị trường xuất khẩu để phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, gắn với vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động