“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Sự kiện do RX Tradex Việt Nam tổ chức, phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Điện tử Toàn cầu (IPC), đánh dấu bước khởi động cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam 2025, dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/9/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.

Việt Nam: Trung tâm sản xuất chiến lược châu Á

Diễn đàn thu hút hơn 250 đại biểu gồm lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ, đại diện cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế, tập trung thảo luận về các xu hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam trong bối cảnh ngành điện tử toàn cầu đang tái cấu trúc mạnh mẽ.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Hồng Quân – Giám đốc Thương mại RX Tradex Việt Nam – khẳng định: “NEPCON Vietnam 2025 sẽ tiếp tục là điểm hẹn công nghệ chiến lược cho ngành điện tử trong kỷ nguyên AI và tự động hóa.”

Theo ông Quân, Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất chiến lược của châu Á, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện; đứng thứ 2 về xuất khẩu điện thoại. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu điện tử đạt hơn 134,5 tỷ USD, và tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, đạt 60,8 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Các tập đoàn như Samsung, Apple (thông qua đối tác Foxconn, Luxshare…) đang tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ một số điểm nghẽn lớn: 100% giá trị xuất khẩu điện thoại đến từ khối FDI; 80% linh kiện phải nhập khẩu; hơn 90% nhà cung ứng cấp một là doanh nghiệp nước ngoài. “Ngành điện tử Việt Nam vẫn chủ yếu đóng vai trò lắp ráp, phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ngoại,” ông Quân nhấn mạnh.

NEPCON Vietnam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ mới, kết nối đối tác quốc tế, và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới
Ông Trần Hồng Quân, Giám đốc Thương Mại, RX Tradex phát biểu khai mạc.

Cơ hội và thách thức từ thị trường Mỹ

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành VEIA – trình bày tham luận phân tích tác động từ chính sách thương mại Hoa Kỳ đến ngành điện tử Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong năm thị trường xuất khẩu lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 120 tỷ USD, trong đó hàng điện tử chiếm gần 35%.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có hiệp định thương mại song phương toàn diện với Hoa Kỳ và đang có thặng dư thương mại hơn 104 tỷ USD, dễ trở thành đối tượng bị áp thuế. Nếu Mỹ áp thuế cao, chi phí sản xuất và logistics sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ở các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may, gỗ, da giày.

“Doanh nghiệp Việt cần sớm đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh nội địa hóa, chuyển đổi công nghệ và tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới,” bà Hương kiến nghị.

Tăng tốc chuyển đổi số và chuẩn hoá công nghệ

Ông Tôn Minh Hiếu – Giám đốc Quốc gia IPC Việt Nam – nhấn mạnh vai trò tiêu chuẩn quốc tế trong công nghiệp điện tử. NEPCON Vietnam 2025 sẽ tổ chức Cuộc thi Hàn tay điện tử IPC, người chiến thắng sẽ đại diện Việt Nam thi đấu tại vòng chung kết toàn cầu.

Tiếp nối, ông Phương Đăng Hồ – Chuyên gia cao cấp IPC Việt Nam – phân tích về hạ tầng trung tâm dữ liệu AI: “AI cần các trung tâm dữ liệu tốc độ cao, chip xử lý mạnh, thiết kế đóng gói phức tạp và nguồn điện ổn định.” Thị trường trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam đang phát triển nhanh, dự báo đạt 1 tỷ USD vào năm 2028, với sự góp mặt của Viettel, VNPT, FPT, VNG… Tuy nhiên, bài toán thiếu nhân lực và điện năng vẫn là rào cản lớn.

Đại diện doanh nghiệp, ông Trần Đức Hòa – Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Technology – chia sẻ về hành trình chuyển đổi số từ năm 2011, trong đó tự động hóa đang trở thành giải pháp trọng tâm để đối phó tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông.

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới
Các diễn giả trong phiên thảo luận.

Chính sách mở đường cho công nghệ chiến lược

Từ góc độ nhà nước, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Linh – Giám đốc Công nghệ Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính – cho biết NIC đang triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển công nghệ chiến lược: AI, bán dẫn và sản xuất thông minh. NIC hợp tác cùng Google, Intel, Nvidia để đào tạo nhân lực AI, chuyển giao công nghệ và chủ trì đề án đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn. Hơn 30 trường đại học đã được cấp miễn phí công cụ thiết kế chip (EDA).

Ông Linh cũng nhìn nhận còn độ vênh giữa chính sách và thực tiễn, nhưng khẳng định sự chỉ đạo từ Bộ Chính trị sẽ giúp sớm đồng bộ hệ thống pháp lý cho đổi mới sáng tạo.

Ở mảng đào tạo, PGS. TS. Nguyễn Đức Minh – Phó Hiệu trưởng Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết, mỗi năm có khoảng 60–70% sinh viên ra trường có kiến thức cơ bản về AI, trong đó 20% có thể tham gia trực tiếp vào các dự án AI cho sản xuất. Ông đề cao mối quan hệ ba nhà “Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp”, coi đây là yếu tố then chốt để phát triển nguồn nhân lực thực chất.

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới
Diễn đàn là hoạt động khởi động chuỗi hội thảo chuyên ngành nằm trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam 2025.

Chuỗi hội thảo công nghệ NEPCON 2025 chính thức khởi động

Trong khuôn khổ sự kiện, Ban tổ chức cũng giới thiệu về NEPCON Vietnam 2025 – Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về thiết bị, công nghệ kiểm tra, hàn bề mặt SMT và công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, sẽ diễn ra từ 10–12/9/2025 tại I.C.E Hà Nội.

Với chủ đề “Hội tụ công nghệ – Nâng tầm điện tử Việt”, triển lãm quy tụ hơn 300 thương hiệu toàn cầu, tổ chức nhiều hội thảo chuyên sâu, hoạt động kết nối doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và trải nghiệm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực bán dẫn, cảm biến, lắp ráp mạch in... Dự kiến sẽ có trên 10.000 khách thương mại từ hơn 30 quốc giatham dự.

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025 Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng khan hàng: Rủi ro từ lệch pha cung – cầu

Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng khan hàng: Rủi ro từ lệch pha cung – cầu

Những ngày đầu tháng 7/2025, giá vàng nhẫn trong nước tăng liên tục, vượt mốc 118 triệu đồng/lượng tại một số thương hiệu lớn. Trong khi đó, vàng miếng SJC gần như không được bày bán tại nhiều cửa hàng, dù vẫn được niêm yết quanh mức 120 triệu đồng/lượng. Sự lệch pha giữa cung – cầu khiến thị trường vàng rơi vào trạng thái bất ổn, kéo theo nhiều rủi ro cho người mua.
Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Ngày 3/7, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg, trái ngược với xu hướng giảm mạnh trên hai sàn giao dịch quốc tế. Tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và áp lực thu hoạch tại Brazil đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi ngày 3/7/2025 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, trong khi miền Bắc giữ giá ổn định. Diễn biến này phản ánh sự giằng co giữa cung – cầu và tâm lý thận trọng của người chăn nuôi trước sức mua yếu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7, ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều địa phương, nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và các tỉnh thành phía nam. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 1/7, ghi nhận tiếp tục giảm tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giữ ổn ổn định. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được các thương lái thu mua trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Người tiêu dùng thông minh: Làm thế nào để không bị đánh lừa bởi mã vạch giả?

Người tiêu dùng thông minh: Làm thế nào để không bị đánh lừa bởi mã vạch giả?

Mã vạch – “chứng minh thư” của sản phẩm – đang ngày càng trở thành công cụ bị lợi dụng để hợp thức hóa hàng giả, hàng nhập lậu. Trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều chiêu trò tinh vi đánh lừa người tiêu dùng, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng nhận diện mã vạch thật – giả là yếu tố then chốt để bảo vệ chính mình và góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động