Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4%

Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã tác động tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ trong tháng 2/2025.
Năm Du lịch Quốc gia 2025: Cơ hội quảng bá và phát triển du lịch Huế Chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2025 có gì đặc biệt? Quảng Nam thêm “điểm đến” được cấp Chứng nhận du lịch xanh

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4%
Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 02/2025 ước đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tính chung 2 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2025 của một số địa phương như sau: Huế tăng 31,5%; Quảng Ninh tăng 21,3%; Bình Dương tăng 17,1%; Đà Nẵng tăng 16,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,2%; Hà Nội tăng 12,2%.

Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 3,4 triệu lượt người, chiếm 85,7% lượng khách quốc tế đến và tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 467.200 lượt người, chiếm 11,8% và tăng 20,2%; bằng đường biển đạt 99.400 lượt người, chiếm 2,5% và tăng 9,6%.

Châu Á là khu vực có nhiều khách quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với gần 3,1 triệu lượt khách, tăng 34,7%. Tiếp đến là châu Âu với hơn 506.000 lượt khách tăng 18,3%; châu Mỹ là 236.600 lượt tăng 17,2%; sau đó là châu Úc và châu Phi lần lượt là 113.700 lượt và 9.200 lượt, tăng 7,8% và 0,5%.

Về quy mô thị trường, Trung Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 956.000 lượt (chiếm 27,7%). Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 885.000 lượt. Hai thị trường này có lượng khách đến vượt trội, đóng góp 46% tổng số khách đến Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 3 (218.000 lượt), Mỹ ở vị trí thứ 4 (180.000 lượt).

Trong 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (147.000 lượt), Campuchia (142.000 lượt), Úc (105.000 lượt), Malaysia (103.000 lượt), Ấn Độ (92.000 lượt). Đáng chú ý, thị trường khách Nga (79.0000 lượt) đã quay lại tốp 10 thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam. Về động lực tăng trưởng, thị trường lớn Trung Quốc tăng trưởng mạnh với 77,8%, trong khi Hàn Quốc tăng 4,9%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 10,1%, Mỹ tăng 15,7%, và Nhật Bản tăng 37,3%.

Tại các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á, Philippines và Thái Lan có mức tăng tốt nhất với 99,8% và 93,2%. Một số thị trường khác như: Campuchia tăng khoảng 79,6%, Indonesia tăng 18,5 và Malaysia tăng 12,5%. Riêng thị trường Singapore giảm 8,2%. Hai thị trường tiềm năng là Ấn Độ và Úc lần lượt tăng 16,3% và 7,6% so với cùng kỳ. Đà tăng cũng ghi nhận tại các thị trường ở châu Âu, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy có mức tăng từ 20 – 104%.

Đặc biệt, thị trường Ba Lan và Thụy Sỹ ghi nhận gia tăng lượng khách lần lượt 54,2% và 14,2% so với cùng kỳ năm 2024. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về việc miễn visa ngắn hạn cho công dân Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ từ 1/3/2025 đến 31/12/2025 theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo động lực thu hút nhiều hơn lượng khách từ 3 thị trường châu Âu này trong năm 2025.

Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Thống kê, chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 02/2025 ước đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 131,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Quảng Ninh tăng 20,1%; Đà Nẵng tăng 16,4%; Hải Phòng tăng 13,8%; Cần Thơ tăng 10,4%; Hà Nội tăng 10,0%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,2%.

Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 113,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,0% tổng mức và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm 2025 của một số địa phương như sau: Ninh Bình tăng 26,0%; Cần Thơ tăng 18,6%; Lâm Đồng tăng 15,8%; An Giang tăng 13,7%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 11,8%; Bình Định tăng 9,8%; Hải Phòng tăng 9,1%; Bình Dương tăng 7,6%; Bạc Liêu giảm 1,8%; Quảng Ninh giảm 2,7%; Hòa Bình giảm 12,4%.

Du lịch phục hồi giúp ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4%
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 16,4%.

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính) nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ trong tháng 2/2025. Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2025 ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung hai tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 16,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 2/2025 ước đạt 561,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 15,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,0%; hàng may mặc tăng 10,6%; lương thực, thực phẩm tăng 7,3%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,7%; du lịch lữ hành tăng 17,3% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.137,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,4%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 5,3%). Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 878,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 15,9%; lương thực, thực phẩm tăng 9,9%; hàng may mặc tăng 9,0%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,8%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Hải Phòng tăng 9,4%; Cần Thơ tăng 8,9%; Đà Nẵng tăng 8,7%; Hà Nội tăng 7,3%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,1%.

Theo Cục Thống kê, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa của hai tháng đầu năm 2025 lần lượt đạt 8,4% và 15,9%, chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 trong 5 năm qua (tương ứng giảm 9,9% và giảm 16,7%). Thặng dư thương mại hai tháng đầu năm 2025 đạt 1,47 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm 2023 (3,48 tỷ USD) và năm 2014 (5,13 tỷ USD).

Cục Thống kê nhấn mạnh, xét về góc độ sử dụng thì cầu tiêu dùng của nền kinh tế còn ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, là một thách thức lớn để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay. Để đạt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 12%; phấn đấu 14% (Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày 08/01/2025), trong khi 2 tháng đầu năm 2025 tăng 8,4% so cùng kỳ năm 2024 ) đây là thách thức lớn trong thời gian đến cuối năm 2025, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Thống kê kiến nghị, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách; trong đó điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm các ngành công nghiệp có lợi thế.

Ông Nguyễn Trùng Khánh – Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, năm 2024, ngành Du lịch tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu du lịch đạt 840 nghìn tỷ đồng. Du lịch được Chính phủ đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam được ghi nhận mức độ phục hồi du lịch tốt nhất trong khu vực ASEAN.

Năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, trong các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, ngành du lịch được giao đón và phục vụ 22-23 triệu lượt khách quốc tế và 120-130 triệu lượt khách nội địa. Ngay từ đầu năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP áp dụng miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sĩ. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết này sẽ là tiền đề để tiếp tục đề xuất chính sách miễn thị thực có thời hạn đối với một số thị trường khách tiềm năng quan trọng của du lịch Việt Nam thời gian tới.

Loạt Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy
Quảng Nam thêm “điểm đến” được cấp Chứng nhận du lịch xanh Quảng Nam thêm “điểm đến” được cấp Chứng nhận du lịch xanh
TP.HCM quyết liệt xử lý tình trạng chèo kéo, TP.HCM quyết liệt xử lý tình trạng chèo kéo, "chặt chém" du khách
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông
Việt Nam đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế sau 2 tháng đầu năm Việt Nam đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế sau 2 tháng đầu năm
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chanh dây Việt Nam hướng đến mục tiêu tỷ đô

Chanh dây Việt Nam hướng đến mục tiêu tỷ đô

Từng khởi đầu từ con số 0, chanh dây Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ với năng suất cao và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Nếu được đầu tư đồng bộ từ giống, vùng trồng đến chế biến sâu, ngành hàng này hoàn toàn có thể chạm mốc tỷ USD trong tương lai gần.
Từ chiến lược đến thị trường: Gạo Việt vươn tầm toàn cầu

Từ chiến lược đến thị trường: Gạo Việt vươn tầm toàn cầu

Việt Nam đã vượt Thái Lan, vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Thành quả này phản ánh chiến lược linh hoạt, chất lượng sản phẩm không ngừng cải thiện và nỗ lực mở rộng thị trường của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt toàn cầu.
Rau quả Việt loay hoay trong bài toán đầu ra

Rau quả Việt loay hoay trong bài toán đầu ra

Xuất khẩu rau quả bật tăng trong tháng 6/2025 sau chuỗi giảm sâu. Tuy nhiên, sự thiếu ổn định về thị trường, năng lực chế biến yếu và logistics hạn chế đang khiến ngành hàng này loay hoay với bài toán đầu ra, khó tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn.
Ngành gỗ Việt Nam 2025: Kiên cường vượt sóng, bền bỉ vươn xa

Ngành gỗ Việt Nam 2025: Kiên cường vượt sóng, bền bỉ vươn xa

Dù còn nhiều thách thức từ thị trường và quy định toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức bật mạnh mẽ với tinh thần kiên cường, chủ động đổi mới và hướng tới một tương lai phát triển bền vững, có bản sắc riêng.
Doanh nghiệp rau quả sắp được tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sang châu Âu

Doanh nghiệp rau quả sắp được tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sang châu Âu

Sau hơn 2 tuần gặp khó khăn vì thủ tục hành chính, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả – đặc biệt là thanh long – đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để tiếp tục xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Tăng trưởng GDP lập đỉnh, vì sao người dân vẫn “thắt lưng buộc bụng”?

Tăng trưởng GDP lập đỉnh, vì sao người dân vẫn “thắt lưng buộc bụng”?

Nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đạt được nhiều thành tựu tích cực: GDP tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm, tín dụng tăng gần 10% - mức kỷ lục nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đằng sau các con số ấn tượng đó vẫn tồn tại không ít băn khoăn: tiêu dùng trong nước tăng chậm, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận vốn, và nhiều lo ngại xoay quanh rủi ro thuế quan trong thời gian tới.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Trước những thông tin lan truyền về việc hộ kinh doanh bị yêu cầu nộp căn cước công dân để cập nhật địa chỉ sau sáp nhập hành chính, cơ quan thuế tại nhiều địa phương đã chính thức lên tiếng khẳng định: Không có chuyện yêu cầu người nộp thuế cung cấp giấy tờ tùy thân để điều chỉnh thông tin thuế.
Cà phê Việt Nam nửa năm thu về 5,4 tỷ USD: Đà tăng mạnh chưa dừng lại

Cà phê Việt Nam nửa năm thu về 5,4 tỷ USD: Đà tăng mạnh chưa dừng lại

Chỉ trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt 5,4 tỷ USD – gần vượt mốc cả năm 2024. Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, thành tích này không chỉ phản ánh sức bật của ngành mà còn mở ra kỳ vọng bứt phá trong giai đoạn còn lại của năm.
Quản lý số sê-ri vàng miếng: Bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường vàng

Quản lý số sê-ri vàng miếng: Bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường vàng

Việc bắt buộc ghi nhận số sê-ri vàng miếng trên chứng từ giao dịch được đánh giá là một biện pháp đột phá nhằm tăng cường minh bạch, ngăn chặn rủi ro và tiến tới một thị trường vàng an toàn, hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tiễn, cần có giải pháp kỹ thuật đồng bộ và lộ trình phù hợp.
Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới

Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu Việt Nam đạt gần 220 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, khẳng định nỗ lực của doanh nghiệp, nông dân và công nhân trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa hàng Việt vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Cá tra Việt đang thắng thế tại Brazil

Với lợi thế giá thành và chất lượng ổn định, cá tra Việt Nam đang mở rộng thị phần tại Brazil – thị trường đầy tiềm năng ở Nam Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống đang chững lại.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Từ 1/8, tự động thu thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Bắt đầu từ ngày 1/8, cơ quan hải quan sẽ triển khai quy trình tự động thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Động thái này nhằm hiện đại hóa quản lý thuế, khắc phục bất cập trong phương thức thu thủ công sau khi chính sách miễn thuế bị bãi bỏ.
Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Tăng trưởng nội địa từ tiêu dùng số thông minh

Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ổn định xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải chuyển đổi theo hướng công nghệ và tích hợp đa nền tảng nhằm thích ứng thị trường số.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Đề xuất giảm thuế xăng dầu đến hết 2026: Cơ hội và thách thức

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026 nhằm góp phần bình ổn giá nhiên liệu trong nước, hỗ trợ tăng trưởng và doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra thách thức không nhỏ với ngân sách, khi mức giảm thu dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Chuỗi cung ứng minh bạch: Nền tảng cho kinh tế số

Minh bạch chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mà còn góp phần hình thành nền tảng dữ liệu đồng bộ – yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế số hiệu quả, tạo lợi thế bền vững trong môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Mã số vùng trồng là “hộ chiếu” của sầu riêng xuất khẩu

Sầu riêng Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc quan trọng. Theo các chuyên gia, việc chuẩn hóa mã số vùng trồng, số hóa quy trình truy xuất và chủ động kiểm định chất lượng chính là ba chìa khóa then chốt giúp ngành hàng giữ vững thị phần và nâng tầm xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa: Tăng tốc về đích, củng cố nền tảng

Xuất khẩu hàng hóa tăng tốc trong 6 tháng đầu năm 2025 nhờ giá cả phục hồi và đơn hàng dồi dào. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm phụ thuộc, tăng nội địa hóa và mở rộng thị trường theo hướng chủ động, bài bản hơn.
Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Xuất khẩu điều tăng tốc nhờ đòn bẩy chất lượng

Với giá xuất khẩu bình quân tăng gần 24%, ngành điều Việt Nam đang tái lập đà tăng trưởng nhờ chiến lược nâng cấp sản phẩm, mở rộng thị trường cao cấp và đáp ứng tiêu chuẩn bền vững – hướng tới mục tiêu kim ngạch 4,5 tỷ USD trong năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, chiến lược đa dạng hóa thị trường và phân khúc sản phẩm đang trở thành “chìa khóa vàng” giúp nông thủy sản Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Không chỉ mở rộng địa bàn xuất khẩu sang những thị trường ngách như Lithuania, châu Phi hay khu vực Halal, các doanh nghiệp Việt còn chú trọng vào nâng cao giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu, mở ra một kỷ nguyên xuất khẩu bền vững.
Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt

Thị trường truyền thống thu hẹp tạo ra sức ép ngắn hạn, song cũng mở ra dư địa phát triển dài hạn tại các thị trường chất lượng cao như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến thương mại là điều kiện tiên quyết để rau quả Việt bứt phá.
Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây

Tập trung vào chế biến sâu và công nghệ bảo quản hiện đại là hướng đi tất yếu giúp ngành trái cây Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu, giảm áp lực mùa vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản hay EU.
Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc

Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc, chấm dứt điều tra với hàng nhập từ Ấn Độ. Mức thuế áp dụng từ 6/7/2025, kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Cục Thống kê dự báo tác động thuế đối ứng từ Hoa Kỳ đến GDP Việt Nam

Trước nguy cơ Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam, Cục Thống kê đưa ra ba kịch bản đánh giá tác động đến tăng trưởng GDP. Trong kịch bản cao nhất, mức thuế 20% có thể khiến GDP giảm tới 0,2 điểm phần trăm – nếu người tiêu dùng Hoa Kỳ phản ứng mạnh với giá cả.
GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

GDP quý II/2025 tăng mạnh 7,96%: Kinh tế Việt Nam tiếp đà bứt phá

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê công bố sáng 5/7, GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng đồng đều ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, cộng hưởng với dòng vốn FDI, nội lực doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ, đang tạo đà vững chắc cho kinh tế Việt Nam vươn lên.
Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Tăng trưởng xuất khẩu hé mở nhiều cơ hội mới

Xuất khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2025 tăng mạnh, phản ánh xu hướng phục hồi tích cực. Tận dụng hiệu quả các FTA, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định vị thế thương hiệu trên thương trường quốc tế.
Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới

Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới

Thông tin từ Mỹ về khả năng giảm thuế nhập khẩu với hàng Việt mở ra nhiều kỳ vọng mới. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này một cách bền vững, doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và xuất xứ hàng hóa.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Bán hàng livestream, online sẽ có luật quản lý riêng

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Bán hàng livestream, online sẽ có luật quản lý riêng

Nghị định 117/2025 có hiệu lực từ ngày 1-7 không chỉ đánh dấu bước chuyển lớn trong công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử mà còn mở ra hướng hoàn thiện khung pháp lý đối với các hình thức kinh doanh mới như bán hàng livestream, online. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và công bằng cho người bán hàng trên nền tảng số.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động