Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy

Sau 3 ngày ra mắt, MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy đã đạt hơn 8 triệu view trên Youtube - top 1 trending trên nền tảng này. Hòa Minzy đã khéo léo giới thiệu, quảng bá du lịch Bắc Ninh gắn với bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống.
Phát hiện điểm san, chiết, nạp lượng lớn khí LPG trái phép tại Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua Bắc Ninh: Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy
Hòa Minzy kết hợp cùng các nghệ sĩ Xuân Hinh, Tuấn Cry thực hiện dự án quảng bá vẻ đẹp văn hóa du lịch Bắc Ninh.

Tối 1/3, Hòa Minzy phát hành MV mới mang tên "Bắc Bling", ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Bắc Ninh. Sau khi ra mắt, MV “Bắc Bling” của ca sĩ Hòa Minzy đã tạo nên một cơn "sốt" trên các nền tảng âm nhạc, ghi dấu ấn với hàng loạt thành tích ấn tượng. Sản phẩm lọt top 6 MV được xem nhiều nhất thế giới trong 24 giờ, top 18 Music Video Trending toàn cầu, top 1 Trending YouTube Việt Nam cùng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Australia…

Không chỉ chiếm lĩnh bảng xếp hạng YouTube, MV còn giữ vị trí số 1 trên nhiều trang nghe nhạc trực tuyến của Việt Nam, khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của một sản phẩm mang đậm màu sắc dân gian kết hợp với âm hưởng hiện đại.

Giải thích về tên gọi của sản phẩm âm nhạc mới, Hòa Minzy cho chia sẻ: "Bling nói lái của Ninh trong Bắc Ninh. Cô muốn gợi nhắc hình ảnh Bắc Ninh lấp lánh, tỏa sáng và vươn tầm phát triển. Cái tên đã được sự đồng ý và cho phép của lãnh đạo tỉnh. Để thực hiện được dự án và nhận hỗ trợ của các địa điểm quay tại Bắc Ninh, chúng tôi phải có giấy phép và chỉ đạo của tỉnh".

Lý giải về sự thành công của MV “Bắc Bling”, nhiều người cho rằng, MV này không chỉ đơn thuần là sản phẩm âm nhạc mà còn là một sản phẩm quảng bá văn hoá, du lịch hiệu quả và ấn tượng. Sự đầu tư công phu, tỉ mỉ từ chất lượng âm nhạc cho đến hình ảnh đã tạo được sự lan truyền nhanh trên mạng xã hội và được nhiều người xem trong và ngoài nước thích thú.

Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy
Việc tham gia của cộng đồng người dân ở Bắc Ninh từ trẻ nhỏ đến người già là điểm nhấn thú vị, có sức lan tỏa nhanh chóng.

Đánh giá hiệu quả quảng bá văn hoá, du lịch của MV này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, MV “Bắc Bling” không chỉ cho thấy sự đầu tư cầu kỳ về chất lượng mà còn khiến người xem cảm nhận được sự gần gũi với những hình ảnh làng quê Bắc Bộ giản dị nhưng rực rỡ trong sắc màu của thời đại mới. Các yếu tố văn hoá dân tộc, truyền thống được lồng ghép tinh tế, khéo léo trên nền nhạc trẻ trung, tươi mới, hiện đại.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, sự sáng tạo mới về hình ảnh, âm nhạc trên nền văn hoá dân gian truyền thống được thực hiện duyên dáng, hợp lý và rất cuốn hút. Các nghệ sĩ biểu diễn đều có tâm huyết làm sản phẩm văn hoá của địa phương. Việc tham gia của cộng đồng người dân ở Bắc Ninh từ trẻ nhỏ đến người già là điểm nhấn thú vị, có sức lan tỏa nhanh chóng.

MV có sự tham gia của cộng đồng người dân với gần 300 người dân địa phương không chỉ làm tăng tính chân thực mà còn khiến “Bắc Bling” trở thành một bữa tiệc văn hóa của người dân. Ngoài giai điệu, ca từ và thước phim nghệ thuật "lấp lánh sắc màu", những người thực hiện MV còn đưa du khách "một vòng dạo quanh" những địa danh nổi tiếng như: Khu tích Quốc gia Đặc biệt đền Đô; khu di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, gốm Phù Lãng…

Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hoá phi vật thể cũng được đưa vào MV như: Quan họ Bắc Ninh, tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ, tranh Đông Hồ, tranh tố nữ, các giai âm hưởng chèo, ca trù, kéo co, đấu vật…

Cây cô đơn

Hình ảnh cây cô đơn trên đường làng Hữu Chấp.
Hình ảnh cây cô đơn trên đường làng Hữu Chấp.

Ngay từ phần mở đầu của MV, khán giả sẽ bắt gặp hình ảnh cây Cô đơn cao sừng sững, uốn cong và vươn ra như một cánh tay khổng lồ, nằm tại con đường đê làng Hữu Chấp (thuộc phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh). Giữa cánh đồng rộng lớn, cổ thụ trên đê Hữu Chấp đứng vững suốt hàng nhiều thế kỷ, tạo nên khung cảnh cô độc nhưng mang nét lãng mạn, đặc biệt là vào úc bình minh hoặc hoàng hôn.

Khung cảnh xung quanh cây cô đơn rất thơ mộng, với không gian rộng lớn và thoáng đãng, lý tưởng cho những ai yêu thích chụp ảnh hay những người yêu thiên nhiên và mong muốn tìm về một nơi yên bình, trong lành. Nhiều bạn trẻ đã đến đây để check-in và chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, khiến cây cô đơn trở thành một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi tham quan Bắc Ninh.

Mặc dù giới trẻ thường tìm đến "cây cô đơn" trên đê làng Hữu Chấp để check-in tuy nhiên đây không phải lý do địa điểm này xuất hiện trong MV. Có lẽ, sự mộc mạc và chân phương đến thân thuộc của làng quê đã mở đầu MV, nếu ai đã từng ở làng đều sẽ nhận thấy. Trong các ngôi làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ, ta thường gặp một mô típ quen thuộc: Cây đa - giếng nước - sân đình.

Bao thế hệ sinh ra và lớn lên, bao thăng trầm biến động của thời gian, cây đa - giếng nước - sân đình còn đó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Và mô típ cây đa - giếng nước - sân đình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ se duyên cho bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những nhân sinh suốt dòng thời gian. Mặc dù nhiều người trẻ gọi đây là "cây cô đơn" - một chốn check-in ghi lại những bức ảnh đẹp, thế nhưng, đối với những người con lớn lên từ làng, và cả những người con xa xứ, nhìn thấy cây lớn, dù cây đa, hay cây gạo - thì nơi ấy cũng là "ngọn hải đăng" chỉ đường để người ta tìm về quể hương.

Bởi vậy, ngay mở đầu MV, hình ảnh đoàn người đi trên đê làng, bóng cây cổ thụ sừng sững như "người gác làng" dẫn người ta trở về với nơi sinh thành. Như người xưa vẫn nói, khi những người con thành đạt "vinh quy bái tổ", là trở về với cội nguồn, với nơi dung dưỡng ta có được cuộc sống tươi đẹp như hiện tại. Vì thế, hình ảnh cây cổ thụ sừng sững trên con đường đê như người dẫn lối, đưa đoàn người trẩy hội bước vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc càng thân thuộc, gần gũi hơn.

Chùa Dâu

Loạt
Chùa Dâu, ngôi chùa cổ là một trong những điểm đến của tỉnh Bắc Ninh.

Địa danh tiếp theo xuất hiện trong "Bắc Bling" chính là ngôi chùa cổ của Việt Nam với tuổi đời hơn 2.000 năm, đó là chùa Dâu (thuộc khu phố Khương Tự, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành). Tọa lạc trên một khu đất cao với cây cối xanh tốt mọc quanh năm, ngôi chùa mang nét đẹp cổ kính rêu phong với cảnh quan đậm nét của một vùng quê Bắc Bộ.

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi khởi nguồn của đạo Phật. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương, tìm hiểu về giá trị lịch sử mỗi năm.

Trong quá trình tồn tại, chùa Dâu đã được các triều đại phong kiến trùng tu mở rộng với quy mô lớn. Vào thời Trần, chùa được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho xây dựng với quy mô "chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp". Hiện nay chùa Dâu có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", gồm các công trình: Tam môn, Tiền thất, Tháp hoà phong, Tam bảo, Hậu đường và hai dãy hành lang hai bên; các công trình phụ trợ: nhà Khách, nhà Tổ, nhà Mẫu…

Lễ hội chùa Dâu diễn ra vào ngày 8/4 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp đặc biệt, thường hút nhiều du khách đến hành hương và tham gia lễ lội. Các hoạt động chính của lễ hội chùa Dâu gồm lễ rước kiệu Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) từ các chùa xung quanh về chùa Dâu. Các nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như hát quan họ, chơi cờ người, rước rồng.

Nhà hát Dân ca Quan họ

Loạt
Nhà hát Dân ca Quan họ với lối kiến trúc độc đáo, có sự pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Một chi tiết rất thú vị xuất hiện trong MV đó là cảnh nghệ sĩ Xuân Hinh "lướt trên sóng" trước Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh. Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh được xây dựng trên khu đất rộng hơn 19.000m2 tại thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tổng mức đầu tư hơn 240 tỷ đồng. Công trình khởi công tháng 9/2016, hoàn thành năm 2020.

Nhà hát Dân ca Quan họ với lối kiến trúc độc đáo, có sự pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đây là trung tâm nghệ thuật quan trọng, nơi gìn giữ và phát huy giá trị của Dân ca Quan họ – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận.

Mặt trước nhà hát tạo hình lấy cảm hứng từ mái đình truyền thống với lớp vỏ bao che 2 lớp, dại tre bên ngoài lấy hoạ tiết từ nón Ba Tầm. Nhà hát thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân và khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng, check-in và trải nghiệm văn hóa Quan họ, thông qua xây dựng tour, tuyến tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn.

Nhà hát thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước, mang đến trải nghiệm chân thực về lối hát giao duyên, trang phục truyền thống và không gian văn hóa Quan họ. Ngoài ra, nơi đây còn là địa điểm quan trọng trong các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh – quê hương của những làn điệu Quan họ ngọt ngào.

Đền Đô

Loạt

Nét "độc bản" của vùng đất Kinh Bắc còn được khắc họa qua hình ảnh lễ hội đấu vật tại sân đền Đô hay còn gọi là đền Lý Bát Đế (thuộc Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Được biết, đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, cũng là nơi phát tích vương triều Lý, triều đại khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt. Ngôi đền được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, uy nghi.

Đặc biệt, nhà Thủy đình của đền Đô từng được chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng của Ngân hàng Đông Dương. Đền Đô không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của 8 vị vua nhà Lý mà còn chứa đựng một kiệt tác kiến trúc cổ kính và linh thiêng. Các công trình trong đền được xây dựng bằng gỗ lim và đá ong, với nhiều chi tiết trang trí tinh xảo, thể hiện tài năng của các nghệ nhân thời Lý.

Quần thể Đền Đô rộng khoảng 31.250m², gồm các công trình như: Ngọ Môn, Thiên Hương điện, Chính điện, nhà Tiền tế, nhà Hậu cung,… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều bia đá, sắc phong, câu đối ca ngợi công lao của các vị vua triều Lý.

Hằng năm, vào ngày 15/3 Âm lịch, nhằm tưởng nhờ và tôn vinh 8 vị Vua triều Lý, đặc biệt là Lý Thái Tổ - người có công dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010. Lễ hội Đền Đô được tổ chức long trọng, thu hút đông đảo du khách và người dân đến dâng hương, tưởng nhớ công đức của các vị vua Lý.

Lễ hội gồm có 2 phần chính, gồm phần lễ (rước kiệu bài vị 8 vị vua triều Lý, dâng hương, đọc chúc văn) và phần hội (vui chơi giải trí như hát quan họ trên thuyền, đấu vật, cờ tướng chọi gà, biểu diễn võ thuật, thi thể thao, thi nấu cơm, làm bánh phu thê...). Lễ hội Đền Đô không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để nhân dân và du khách hòa mình vào không khí truyền thống của vùng đất Kinh Bắc, nơi khởi nguồn của một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam.

Đền Bà Chúa Kho

Loạt

Với câu hát "Qua đền Bà Chúa cầu lộc cầu tài", khán giả sẽ dễ dàng nhận thấy điểm tâm linh tiếp theo được nhắc đến là đền Bà Chúa Kho (thuộc phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh). Được khởi dựng từ thời nhà Lý, đền Bà Chúa Kho là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất Bắc Ninh.

Ngôi đền thờ Bà Chúa Kho - một nhân vật gắn liền với truyền thuyết về việc trông coi kho lương thực quốc gia dưới triều Lý. Người dân tin rằng, bà có công giúp đất nước thịnh vượng nên sau khi mất, bà được phong thần và lập đền thờ để tưởng nhớ. Đối với nhiều du khách, đây là nơi để cầu xin bình an, tài lộc cho công việc thêm suôn sẻ. Ngôi đền này còn gắn liền với một lời đồn ứng nghiệm về việc xin lễ "vay vốn âm" của Bà Chúa Kho nhằm nhận được lộc dương giúp cho công việc, làm ăn buôn bán dồi dào, thuận buồm xuôi gió.

Hằng năm, vào dịp đầu xuân, hàng vạn du khách, tiểu thương, doanh nhân từ khắp nơi đổ về đền để dâng lễ, cầu mong một năm làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào. Lễ hội chính của đền diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch, thu hút đông đảo người dân tham gia. Với bề dày lịch sử và sự linh thiêng, đền Bà Chúa Kho không chỉ là điểm hành hương quan trọng mà còn là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người Việt.

Đền Tam Phủ

Loạt
Đền Tam Phủ còn gọi là đền Ba Vua tọa lạc tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Tuy không xuất hiện hình ảnh trong MV nhưng qua câu hát "Tam Phủ chốn bổng lai linh thiêng/Nương nhờ cửa thánh con xin cúi đầu", một địa điểm khác tại Bắc Ninh cũng hiển thiện về vùng đất địa linh nhân kiệt này. Đền Tam Phủ còn gọi là đền Ba Vua tọa lạc tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, là nơi thờ phụng ba vị chí tôn: Thiên Phủ, Địa Phủ và Thuỷ Phủ - những vị vua cai quản ba cõi Trời - Đất - Nước, đấng tạo hóa sinh thành vạn vật.

Theo tư liệu địa phương, đền được xây dựng từ lâu đời trên gò đất cao giữa bãi Nguyệt Bàn, một bãi bồi rộng lớn bao quanh bởi sông nước mênh mông. Nơi đây gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại khi các vua quan nhà Trần tổ chức Hội nghị Bình Than năm 1282, bàn kế đánh giặc Nguyên - Mông.

Trước trận chiến, họ đã đến đền làm lễ tế trời đất, cầu mong chiến thắng và bảo vệ bờ cõi. Đền cũng thờ đức Thánh Trần (Trần Quốc Tuấn), vị anh hùng có công đánh đuổi quân Nguyên Mông, được nhân dân tôn kính và các triều đại ban sắc phong.

Kiến trúc đền mang phong cách cổ kính với ba gian hai trái, mái đao cong, nơi đặt ban thờ Ngũ vị tiên ông, Đức ông và Bà chúa Lục Đầu Giang. Trên khám thờ treo bức hoành phi cổ "Tam phủ linh từ" cùng câu đối: "Vạn cổ nguy nga Tam Phủ điện/Thiên thu đột ngột Lục đầu giang", thể hiện sự linh thiêng và uy nghi của di tích. Năm 2007, Đền Tam Phủ và Bãi Nguyệt Bàn được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa, khẳng định giá trị văn hóa và lịch sử của nơi này.

Làng nghề làm gốm Phù Lãng

Loạt
Khác với gốm Bát Tràng hay gốm Chu Đậu, gốm Phù Lãng mang nét đặc trưng riêng với chất đất đỏ hồng từ sông Cầu và kỹ thuật nung lửa già, tạo nên màu men da lươn độc đáo.

Những cảnh quay "ngập sắc màu", sống động với hiệu ứng lung linh còn khiến du khách tò mò về làng nghề làm gốm Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những làng gốm cổ nổi tiếng của Việt Nam, có lịch sử hình thành hơn 800 năm từ thời Lý – Trần.

Theo sử sách, ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú, người đã học nghề gốm ở Trung Quốc vào cuối thời Lý và truyền lại cho dân làng. Nghề gốm phát triển mạnh vào thế kỷ XIV, với các sản phẩm gốm men nâu độc đáo như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu. Hiện nay, nhiều sản phẩm gốm Phù Lãng từ thế kỷ 17-19 vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và các bộ sưu tập tư nhân.

Khác với gốm Bát Tràng hay gốm Chu Đậu, gốm Phù Lãng mang nét đặc trưng riêng với chất đất đỏ hồng từ sông Cầu và kỹ thuật nung lửa già, tạo nên màu men da lươn độc đáo. Từ việc chọn và xử lý đất, tạo hình, tráng men, nung gốm đều đòi hỏi trình độ tay nghề nhất định. Du khách có thể đến khám phá làng gốm Phù Lãng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Sản phẩm gốm Phù Lãng chủ yếu: chum, vại, bình, lọ, tượng nghệ thuật… với hoa văn đơn giản nhưng mộc mạc, tinh tế. Nghệ nhân nơi đây vẫn giữ phương pháp sản xuất thủ công truyền thống, kết hợp với sự sáng tạo mỹ thuật hiện đại để đưa gốm Phù Lãng đến gần hơn với đời sống đương đại. Ngày nay, làng gốm Phù Lãng không chỉ là nơi sản xuất mà còn trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm quá trình làm gốm và khám phá vẻ đẹp của nghề gốm truyền thống Việt Nam.

Làng tranh Đông Hồ

Loạt
Làng tranh Đông Hồ không chỉ là nơi lưu giữ nghệ thuật tranh dân gian mà còn là điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, mang đến nhiều hoạt động thú vị cho du khách.

Cách làng gốm Phù Lãng khoảng 15 km, làng tranh Đông Hồ (thuộc xã Sông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là nơi lưu giữ nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng - cái nôi của tranh dân gian Việt Nam. Nghề làm tranh Đông Hồ có từ thế kỷ XVI và phát triển rực rỡ vào thời Lê – Nguyễn. Năm 2013, nghề làm tranh Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng tranh Đông Hồ không chỉ là nơi lưu giữ nghệ thuật tranh dân gian mà còn là điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, mang đến nhiều hoạt động thú vị cho du khách.

Xuất hiện trong MV Bắc Bling cũng có những hình tranh Đông Hồ như Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột, Chăn trâu,... Nhưng nổi bật nhất phải kể đến bức Tố nữ đồ. Tố nữ đồ là bộ tranh Tứ Bình gồm bốn bức, khắc họa hình ảnh bốn thiếu nữ Việt Nam thời xưa với trang phục áo ngũ thân thời Nguyễn, tóc vấn đuôi gà, mỗi người một dáng vẻ: Cô thổi sáo, cô cầm sênh tiền, cô cầm quạt và cô gảy đàn nguyệt.

Mỗi bức tranh đi kèm một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, thể hiện vẻ đẹp và tâm hồn thiếu nữ Việt Nam truyền thống. Bộ tranh có nhiều dị bản, trong đó một phiên bản khác miêu tả bốn cô gái với trang phục áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ, thực hiện các động tác: Gảy đàn, cầm quạt, mang nón quai thao và bưng cơi trầu. Một dị bản khác được cho là thuộc dòng tranh Đông Hồ, với các nhân vật thổi sáo, kéo nhị, gảy đàn tỳ bà và đàn nguyệt.

Hội Lim

Loạt
Hội Lim không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là cách chơi độc đáo, mang đậm sắc thái văn hóa cao của người dân vùng Lim.

Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện cổ và lễ hội dân gian, trong đó Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh là nổi bật nhất. Hội Lim bắt nguồn từ thế kỷ 18 là một sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, nơi dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hóa của dân tộc Việt, tiêu biểu cho dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Hội Lim gắn liền với lễ rước, tế lễ và các trò chơi dân gian như đấu vật, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc biệt, phần hát hội là linh hồn của lễ hội, với các làn điệu Quan họ mời trầu, gọi đò, con sáo sang sông... diễn ra trên thuyền rồng sơn son thiếp vàng, tạo nên không gian âm nhạc và thơ ca đầy xao xuyến.

Lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến 14 tháng Giêng, với trung tâm là núi Hồng Vân, nơi tế lễ uy nghiêm và các trò vui hấp dẫn như đánh cờ người, tổ tôm điếm, thi làm cỗ... Hội Lim không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là cách chơi độc đáo, mang đậm sắc thái văn hóa cao của người dân vùng Lim.

Loạt
Trang phục quan họ không chỉ là nghệ thuật thẩm mỹ mà còn ẩn chứa chiều sâu văn hóa.

Một điều xuyên suốt có thể thấy trong MV Bắc Bling chính là trang phục của các liền anh, liền chị. Quan họ Bắc Ninh nổi bật bởi sự kết hợp tinh tế giữa giai điệu du dương và lời ca ý nghĩa, cùng trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa ứng xử của các liền anh, liền chị. Trang phục quan họ không chỉ là nghệ thuật thẩm mỹ mà còn ẩn chứa chiều sâu văn hóa. Liền anh thường mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, điểm xuyết họa tiết lá sen, viền tà rộng, đầu đội khăn xếp hoặc nhiễu quấn. Liền chị diện "áo mớ ba mớ bảy" với nhiều lớp áo dài lồng nhau, kết hợp váy đen dài, khăn mỏ quạ và nón quai thao, tạo nên vẻ duyên dáng, rực rỡ.

Những làn điệu quan họ mượt mà, sâu lắng đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gợi nhớ khung cảnh làng quê Bắc Bộ yên bình, nơi những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba mớ bảy, đội nón quai thao, cùng các liền anh áo the khăn xếp đối đáp giao duyên. Năm 2009, UNESCO đã vinh danh dân ca quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ghi nhận những giá trị văn hóa, nghệ thuật, tập quán xã hội, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử, và trang phục độc đáo của loại hình nghệ thuật này.

Thương hiệu du lịch Việt Nam đang được đánh giá thế nào? Thương hiệu du lịch Việt Nam đang được đánh giá thế nào?
Khánh Hòa: Nỗ lực tháo gỡ nút thắt phục hồi thị trường du lịch Khánh Hòa: Nỗ lực tháo gỡ nút thắt phục hồi thị trường du lịch
Tăng cường trao đổi khách du lịch hai chiều giữa Việt Nam-Hàn Quốc Tăng cường trao đổi khách du lịch hai chiều giữa Việt Nam-Hàn Quốc
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch
Năm Du lịch Quốc gia 2025: Cơ hội quảng bá và phát triển du lịch Huế Năm Du lịch Quốc gia 2025: Cơ hội quảng bá và phát triển du lịch Huế
Chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2025 có gì đặc biệt? Chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2025 có gì đặc biệt?
Lệ Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bún đỏ Kon Tum - đặc sản vang danh phố núi

Bún đỏ Kon Tum - đặc sản vang danh phố núi

Khi đến Kon Tum, du khách không thể bỏ qua món bún đỏ cao nguyên, một món ăn mang đậm hương vị đặc trưng của vùng đất này.
Du lịch Việt Nam từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng” tại Đông Nam Á

Du lịch Việt Nam từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng” tại Đông Nam Á

Từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng”, Việt Nam đang chứng minh rằng mình xứng đáng với mọi lời ngợi khen. Đến hiện tại, du lịch Việt Nam đã trở thành trung tâm mới của trải nghiệm nghỉ dưỡng, khám phá và tận hưởng trên bản đồ du lịch.
Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Năm 2025, du lịch biển Sầm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội để vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay cũng đồng thời kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nên tour tới các địa chỉ lịch sử đặc biệt thu hút khách du lịch. Một trong số đó, tour trải nghiệm địa đạo Củ Chi được nhiều khách du lịch đặc biệt quan tâm.
Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Ngoài các loại hải sản tươi sống hấp dẫn, Phan Thiết còn được biết đến với một món bánh truyền thống mang hình dáng độc đáo và cái tên ấn tượng – bánh rế.
5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

Dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở TP.HCM đã trang trí cờ tổ quốc trong không gian và trên các món nước. Dưới đây là 5 địa chỉ có nhiều không gian trang trí cờ đỏ sao vàng, thu hút khách check-in, trải nghiệm và chụp ảnh.
Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Khi những cơn mưa dông đầu mùa đổ về là thời điểm đồng bào Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam đi "săn" mối cánh. Con mối nhìn có vẻ ghê sợ nhưng đối với người Cơ Tu đây là món đặc sản nổi tiếng, vừa ngon vừa lạ miệng.
Lượng khách đặt chỗ về Bình Thuận tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4

Lượng khách đặt chỗ về Bình Thuận tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4

Ngay từ đầu năm, du lịch Bình Thuận liên tiếp đón nhận những thông tin tích cực khi nhiều nhà đầu tư chiến lược đã lựa chọn Bình Thuận làm “điểm đến”. Đây là tín hiệu vui trong bối cảnh địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách.
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh kích cầu du lịch hè, quản lý giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh kích cầu du lịch hè, quản lý giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, kích cầu, thu hút khách du lịch hè năm 2025; phối hợp với Bộ Xây dựng để có phương án quản lý giá vé máy bay phù hợp, thúc đẩy du lịch trong nước, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5.
Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Với lợi thế là vùng đất "đệ nhất danh trà" cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Thái Nguyên đang từng bước hình thành những sản phẩm du lịch mới mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Nổi bật là mô hình du lịch kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa trà và hành trình bằng đường sắt.
Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên (Hà Nội) có lợi thế kép, vừa là vùng đất giàu truyền thống với nhiều nghề thủ công, vừa sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn và không gian quê thanh bình, phù hợp để phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.
Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Chiều 12/4, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi – Sức hút từ di sản và bản sắc”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025.
Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Một trong những giải pháp kích cầu quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên là đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch để tạo sức hút đối với du khách. Sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch.
Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Nếu có dịp đến Ninh Thuận, bạn sẽ được người dân giới thiệu nhiều món ngon đặc trưng nơi đây, và trong số đó, không thể thiếu được món cơm gà Phan Rang nổi tiếng.
Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đặc biệt là ở đầm Trà Ổ với chất thịt chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng, nhờ môi trường ao đầm tự nhiên thuận lợi.
TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

Từ 21h đến 21h15' ngày 30/4, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, trong đó có hai điểm tầm cao tại Khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) và Đền Bến Dược (huyện Củ Chi).
Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Chuyển đổi xanh là con đường phải đi của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả. Đó là tinh thần chủ đạo của diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh – Nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra vào ngày 11/4 tại Hà Nội.
Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới là cơ hội để du khách Việt có thể lên kế hoạch cho những chuyến đi mình mong muốn. Đây là một trong những kì nghỉ dài nhất trong năm với tổng thời gian nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Do đó, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước đều tăng mạnh.
Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Bên cạnh làn sóng du khách nội địa đổ về TP.HCM để theo dõi lễ diễu hành vào ngày 30/4, thì lượng khách quốc tế đến thành phố này cũng tăng trưởng vượt bậc, dù tháng 4 vốn là thời điểm cuối mùa inbound (khách quốc tế đến Việt Nam).
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

UBND TP. Huế vừa ban hành kế kế hoạch tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu.
Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống là món ăn dân dã quen thuộc ở nhiều vùng, nhưng để chế biến thành món cá bống kho ngon và đặc biệt thì có thể kể đến món cá bống sông Trà.
Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Sáng 10/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.
Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động