Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Bưởi Diễn trồng ở Hòa Bình lần đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ Hòa Bình công bố khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại các khu dân cư Du lịch Hòa Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để bứt phá

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao Tiền… ở Hòa Bình. Ảnh TTXVN
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao Tiền… ở Hòa Bình. Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.

Sản phẩm dệt thổ cẩm được sản xuất theo phong cách truyền thống bằng khung cửi. Các sản phẩm như chăn, màn, đệm, gối… được tự tay người phụ nữ nơi đây làm ra với ý nghĩa rằng, đôi bàn tay khéo léo sẽ biết chăm lo, vun vén cho gia đình êm ấm. Bên cạnh đó, tấm vải thổ cẩm được tạo ra không chỉ bởi sự khéo léo, sáng tạo và trí tuệ của người dân mà còn là biểu tượng của bản sắc văn hóa, niềm tự hào của đồng bào nơi đây.

Thổ cẩm của đồng bào Mường có hoa văn đơn giản nhưng tinh tế với hình răng cưa, sóng nước tượng trưng cho sông suối, núi đồi của quê hương; hoa lá, cây cỏ thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên hay hình quả trám, hình thoi biểu trưng cho sự sung túc, no đủ…

Thổ cẩm của người Thái (huyện Mai Châu) lại rực rỡ với màu đỏ, đen, xanh, vàng, trắng kết hợp hài hòa các họa tiết phổ biến như hình chữ S, quả trám, hình răng cưa, hình thoi, các đường kẻ song song, tạo nên những bộ trang phục nhiều màu sắc và đẹp mắt. Ngày nay, nhiều phụ nữ dân tộc Thái vẫn còn thói quen sử dụng màu nhuộm từ cây cỏ tự nhiên như lá chàm, củ quả dành dành…

Đối với đồng bào Mông (huyện Mai Châu), chiếc váy thổ cẩm truyền thống của phụ nữ mang màu sắc rực rỡ, cùng với họa tiết tinh xảo và công phu chứa đựng ý nghĩa tâm linh và phản ánh cuộc sống. Thổ cẩm của người Mông được dệt chủ yếu từ sợi lanh. Vải lanh sau khi dệt xong sẽ được chị em mang đi nhuộm qua chàm nhiều lần để tạo ra màu xanh đậm đặc trưng. Màu sắc chủ đạo của thổ cẩm dân tộc Mông là xanh chàm kết hợp với các gam màu rực rỡ như đỏ, hồng, cam, trắng… Họa tiết cũng rất đa dạng như xoắn ốc tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển; hình chữ thập là biểu trưng của sự giao hòa giữa trời và đất hay hình quả trám, hình thoi là ước muốn về cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Đồng bào dân tộc Dao Tiền (Đà Bắc), sau khi dệt xong một tấm vải thổ cẩm, các họa tiết trang trí sẽ được vẽ trên vải bằng sáp ong. Sau đó, vải sẽ được nhuộm chàm để tạo màu xanh đậm hoặc đen - đặc trưng của trang phục Dao Tiền. Các hoa văn trên thổ cẩm thường mang ý nghĩa tâm linh và thế giới thiên nhiên phong phú với các họa tiết phổ biến như mặt trời, trăng sao, cây cối, con vật, hình xoắn ốc, đường viền sóng nước… Trang phục của phụ nữ Dao Tiền thường được trang trí bằng những đồng tiền bạc nhỏ vừa mang yếu tố thẩm mỹ, vừa thể hiện sự sung túc. Đặc biệt, người Dao Tiền và người Mông ở Hòa Bình sử dụng sáp ong để vẽ hoa văn lên vải thổ cẩm trước khi nhuộm chàm, giúp các họa tiết có độ bền và sắc nét cao...

Phát triển kinh tế gắn với du lịch từ các mô hình thổ cẩm

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống trở thành mũi nhọn, nâng cao thu nhập cho người dân, quảng bá văn hóa của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông… tới du khách trong nước và quốc tế. Tiềm năng du lịch làng nghề đối với địa phương được mở rộng, sản phẩm truyền thống được tiêu thụ tốt hơn.

Ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Hòa Bình cho biết, nghề thổ cẩm truyền thống là văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc tại địa phương. Những năm qua, nghề làm thổ cẩm được khôi phục và phát triển. Các hợp tác xã, các tổ hợp tác thổ cẩm tại các địa danh như Chiềng Châu (Mai Châu), Bản Sưng (Cao Sơn, Đà Bắc), Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)… được hình thành. Những nơi này đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, tiềm năng du lịch của tỉnh Hòa Bình đến du khách trong và ngoài nước.

Để nâng cao giá trị cho sản phẩm, chính quyền địa phương đã khuyến khích thành lập các hợp tác xã chuyên sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm và cung cấp cho nhiều địa phương trong và ngoài nước. Hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có các làng nghề, cơ sở còn gìn giữ và phát triển mạnh, mang lại giá trị kinh tế cho người dân bản địa, gồm: Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), Hợp tác xã nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành (Lạc Sơn); Tổ hợp tác thổ cẩm Dao Tiền bản Sưng (huyện Đà Bắc); Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu) được thành lập từ năm 2017. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ ở Bản Lác đã làm nhiều đồ lưu niệm như khăn quàng, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, ví thổ cẩm… để bán cho du khách. Năm 2020, các sản phẩm thổ cẩm dệt tay của Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng được du khách ưa chuộng.

Bà Vì Thị Oanh - Phó Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ xã Chiềng Châu chia sẻ: "Hợp tác xã và các thành viên luôn nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại, giá thành và nhận được nhiều đơn đặt hàng từ trong nước đến thị trường quốc tế với số lượng ngày càng tăng. Hằng năm, Hợp tác xã cũng đón nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại cơ sở sản xuất".

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch
Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu(Mai Châu) tham gia các triển lãm, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thổ cẩm.

Chị Lý Thị Hằng, tổ trưởng tổ hợp tác sản phẩm thổ cẩm xóm Sưng, xã Cao Sơn chia sẻ: "Là nơi sinh sống tập trung của người Dao Tiền, xóm Sưng có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và nét văn hóa độc đáo. Trước đây, phụ nữ ở Bản Sưng (Cao Sơn, Đà Bắc) dệt thổ cẩm chủ yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Những năm gần đây, xóm được các cấp lựa chọn triển khai mô hình du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có, từ tháng 1/2023, chúng tôi đã thành lập tổ hợp tác sản phẩm thổ cẩm xóm Sưng với 12 thành viên nhằm mục đích khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống. Vừa quảng bá, giới thiệu với du khách về những tinh hoa thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao Tiền, vừa giúp người dân nâng cao thu nhập từ phát triển du lịch cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống".

Chị Hằng cho biết, tổ hợp tác sản phẩm thổ cẩm xóm Sưng có 12 thành viên tham gia làm sản phẩm thổ cẩm thêu tay thủ công; đồng thời phục vụ du khách trải nghiệm in hoa văn bằng sáp ong lên các sản phẩm như: Túi xách, khăn đội đầu, bộ quần áo truyền thống, váy, ví… Các sản phẩm thổ cẩm được bán từ 200 - 500 nghìn đồng/sản phẩm, tạo việc làm ổn định và thu nhập kinh tế cho nhiều lao động địa phương.

Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, để phát huy lợi thế về du lịch gắn với quảng bá, phát triển kinh tế từ các sản phẩm truyền thống của địa phương, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện để làng nghề truyền thống tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm và sự kiện lớn trên địa bàn các huyện, tỉnh. Địa phương tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm thông qua việc nâng cao tay nghề, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng mẫu mã, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hướng đến thị trường lớn, ổn định cho sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống.

Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024 100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
Hà Nội phát triển du lịch gắn với di sản, văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội phát triển du lịch gắn với di sản, văn hóa làng nghề truyền thống
Mỹ Đức phát huy tiềm năng, lợi thế làng nghề truyền thống Mỹ Đức phát huy tiềm năng, lợi thế làng nghề truyền thống
Hà Nội: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề Hà Nội: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Lễ hội Kỳ Phúc với tuổi đời hơn 300 năm không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khẳng định giá trị của truyền thống lịch sử.
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định đưa tri thức trồng và chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, ghi nhận giá trị đặc sắc của nền nông nghiệp và văn hóa dân gian vùng cao nguyên.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động