Tác dụng không ngờ của cây tắc kè đá Công dụng của cây ngân hạnh Tác dụng hữu ích của bông móng tay |
Đặc điểm của cây ổ rồng
Cây ổ rồng có tên khoa học Platycerium grande thuộc họ dương xỉ (Polypodiaceae), tên gọi khác là quyết dẹt, lan bắp cải, lan tai tượng, lan ổ rồng.
Cây ổ rồng là loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Cây có thân rễ nhỏ, mọc bò và không có vảy.
Lá cây có hai loại lá là lá không sinh sản to, không cuống, mọc ốp vào nhau và hướng ngược xuống dưới đất. Gốc lá thắt lại, đầu xòe rộng, dài và rộng 40 – 90cm, có thùy sâu; các thùy xẻ đôi theo kiểu lưỡng phân, gân lá nổi rõ., những lá này phát triển dần dần ra phía ngoài, những lá già bên trong lâu ngày khô héo biến thành lớp mùn.
Lá sinh sản mảnh hơn, mọc thõng xuống, dài 1 – 2m, rộng 2 – 4cm, màu vàng nhạt, phiến lá xẻ rất sâu cũng theo kiểu lưỡng phân.
Toàn thân của cây ổ rồng đều có thể được sử dụng cho làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, sau khi rửa sạch và loại bỏ lá hỏng sẽ được dùng dưới dạng tươi hay phơi khô để làm dược liệu dùng dần.
Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ vừa phải, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
Cây chủ yếu phân bố ở một số nước trong vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm các nước như Ấn độ, Malaysia, Thái Lan,. Campuchia, Lào.
Ở nước ta, cây chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền trung và nam như Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước.
Cây sống ở rừng thưa, rừng rụng lá hay nửa rụng lá. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng và ẩm hoặc hơi khô.
Tác dụng của cây ổ rồng
Theo nghiên cứu cho thấy, cây ổ rồng không chỉ sử dụng làm cảnh trang trí mà còn nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người. Từ thời kháng chiến, người dân nước ta đã sử dụng cây ổ rồng để làm vị thuốc chữa gãy xương hoặc đắp lá lên những vết thương giúp cầm máu và sát khuẩn hiệu quả. Để giúp liền xương nhanh nên lấy những lá ổ rồng không sinh sản, sau đó rửa sạch và giã nát, có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với những loại thảo dược khác đắp lên vết thương.
Ngoài ra, cây ổ rồng cũng được sử dụng để điều trị những nốt mụn ghẻ. Lá ổ rồng tươi đem rửa sạch và giã nhỏ; hoặc dùng lá phơi khô tán đốt thành bột tro mịn rồi đắp hoặc rắc lên vết mụn. Vùng da bị mụn ghẻ sẽ nhanh chóng lành lại sau một thời gian sử dụng.
Ở Campuchia, lá cây ổ rồng giã nát và đắp lên tay chân để trị chứng phù thũng.
Ở Malaysia, dùng tro đốt từ dược liệu chà xát vào người để trị bệnh lá lách to.
Bài thuốc sử dụng cây ổ rồng
Chứng ù tai hoặc đau lưng do thận hư
Bột cây tổ rồng được tán mịn (từ 4 – 6g) và một bầu dục lợn (cật lợn). Nhồi bột tổ rồng tán nhỏ vào trong bầu dục lợn, sau đó đem hấp cách thuỷ hoặc nướng chín. Mỗi ngày ăn một lần, mỗi lần cách ngày nhau và đảm bảo kiên trì thực hiện đủ liệu trình 5 ngày.
Ghẻ ngứa ngoài da
Lá cây ổ rồng tươi sau khi rửa sạch và để ráo nước, cho một chút muối vào và giã nhỏ lá, sau đó đắp toàn bộ lên vùng da có nốt ghẻ ngứa. Hoặc có thể dùng lá khô và đốt thành dạng tro mịn và bôi trực tiếp lên khu vực bị ghẻ, giúp giảm thiểu cơn ngứa và hỗ trợ mau lành vết lở.
Chữa phù thũng
Lá ổ rồng sau khi phơi khô có thể đem sắc lấy nước uống. Đối với trường hợp phù chân tay có thể dùng lá lan tai tượng tươi để giã nát và đắp lên giúp giảm phù.
Trị chảy máu chân răng và nhức răng
Cách 1: Lá cây ổ rồng 16g giã nhỏ sau đó sao đen và làm thành dạng bột mịn. Mỗi ngày lấy thuốc xát vào lợi khoảng 2 lần (sáng – tối) sau khi đã đánh răng.
Cách 2: Cây ổ rồng, thục địa mỗi loại 16g, 2,4g tế tân, sơn dược, trạch tả, bạch linh, sơn thù, đơn bì mỗi loại 12g. Sắc tất cả với 700ml nước và đun cho tới khi cạn còn 250ml. Chia nước thuốc và uống 2 lần mỗi ngày, sử dụng liên tiếp 10 ngày cho tới khi hết bệnh.
Mẩn ngứa quanh người
Lá ổ rồng tươi đem rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước lá ổ rồng tắm mỗi ngày giúp các triệu chứng nổi mẩn và ngứa ngáy sớm được giải quyết.
Hỗ trợ mau liền xương
Lấy phần rễ, thân và lá của cây lan tai tượng. Rửa sạch toàn bộ dược liệu, đem giã nát, đắp và bó lên khu vực xương bị gãy. Nên hạn chế di chuyển hay vận động trong quá trình bó lá cây ổ rồng cho tới khi xương liền lại.
Đau ê ẩm người do té ngã
15g lá tổ rồng, lá sen tươi, sinh địa, trắc bá tươi mỗi loại 10g. Rửa sạch mọi dược liệu, đem sắc với 500ml nước cho tới khi cô đọng còn 200ml. Chia thuốc uống 2 lần trong ngày và điều trị liên tiếp 5 ngày cho tới khi hết đau nhức, ê ẩm người.
Lưu ý khi dùng lan ổ rồng chữa bệnh
Tránh nhầm lẫn cây tổ rồng với cây tắc kè đá, tổ phượng. Tắc kè đá cũng là loài thực vật sống phụ sinh nhưng thường mọc ở núi đá và những cây thân gỗ mục nát. Tắc kè đá thường được sử dụng để trị chứng thận hư, tai ù, đau lưng, chảy máu chân răng.
Các nghiên cứu về tác dụng dược lý và độc tính của cây ổ rồng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trước khi áp dụng bài thuốc uống từ dược liệu này, bạn nên tham vấn y khoa để giảm thiểu rủi ro và tác dụng không mong muốn.
Tác dụng không ngờ của cây tắc kè đá |
Tác dụng của bạch chỉ nam |
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc |