Tác dụng của cây tầm bóp Tác dụng không ngờ của cây dã hương Tác dụng của tùng hương |
Đặc điểm của bạch chỉ nam
Trong khoa học, cây bạch chỉ nam có tên Millettia pulchra, thuộc họ Fabaceae, tên gọi khác là mát rừng, đậu chỉ, đậu dự, cây nếch.
Bạch chỉ nam là dạng cây mọc gần bụi, chiều cao trung bình khoảng từ 5-7m. Cây có lá hình dạng lá kép lông chim, là mọc so le và mỗi cành thường từ 11-17 lá chét. Hoa của bạch chỉ nam có màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá và gần với ngọn. Cây bạch chỉ nam có phần quả hình quả đậu, nhẵn và cứng. Hạt ở trong hình trứng dẹt có màu vàng nhạt.
Cây bạch chỉ nam, vị thuốc được thu hoạch nằm ở phần rễ, rễ của cây này thuộc nhóm rễ củ, có thể thu hoạch quanh năm.
Bạch chỉ nam mọc chủ yếu ở miền núi trung du. Ở Việt Nam cây phân bố ở Bắc Giang, Sơn La (Sông Mã), Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình.
Bạch chỉ nam là cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Trong điều kiện trồng trọt ở vườn (Hiệu thuốc Chí Linh, Hải Dương), cây được 2 hoặc 3 năm tuổi mới có hoa và có thể thu được 1,0 – 2,0kg rễ củ tươi. Người ta đã thu hoạch bằng cách đào xung quanh gốc, lấy bớt đi một số rễ củ, sau lấp đất lại để cho cây tiếp tục tái sinh.
Sau trồng 6-12 tháng, đào thấy củ chuyển sang màu vàng là thu hoạch. Củ đào về, đem rửa sạch, cắt bỏ rễ và cuống rồi phơi hoặc sấy khô. Có thể sấy diêm sinh trước.
Thành phần hoá học: Tinh bột, flavonoid.
Theo y học cổ truyền: Củ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát, quy kinh can. Tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làm ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn.
Ngày 8-16g cho đến 40g, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng củ tươi mài với nước vo gạo hoặc nước cơm, bôi trị sơn ăn làm lở ngứa, chảy máu.
Bài thuốc sử dụng bạch chỉ nam
Chữa mụn nhọt có mưng mủ
Bạch chỉ nam, hạ khô thảo, xương bồ, gai bồ kết, hà thủ ô, vảy tê tê tất cả 12g, kim ngân hoa 20g, kinh giới 8g. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml, người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống 50-100ml ngày uống 2 lần.
Chữa phong nhiệt, mẩn ngứa
Rễ bạch chỉ nam, đơn kim, đơn đỏ mỗi loại 30g đem sắc thuốc uống.
Chữa mẩn ngứa và dị ứng
Bạch chỉ nam, kim ngân hoa, lá cối xay mỗi loại 12g, hoa khế tươi 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cảm mạo, sốt nóng
Bạch chỉ nam, cam thảo đất mỗi loại 12g, kinh giới, bạc hà mỗi loại 8g, sài đất, cát căn mỗi loại 16g. Tất cả sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau bụng, khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy
Bạch chỉ nam 20g, hậu phác nam 8g, trần bì (vỏ quýt chín) 12g. Tất cả đem sắc uống.
Chữa viêm da do dị ứng sơn:
Rễ tươi bạch chỉ nam mài với nước gạo, bôi lên vùng da lở loét vì dị ứng.
Chữa phong thấp đau nhức:
Bạch chỉ nam, cành liễu, huyết đằng mỗi vị 20g, sắc uống.
Lưu ý
Bạch chỉ nam là 1 loại cây có vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Để dùng các bài thuốc có sự kết hợp của bạch chỉ nam một cách có hiệu quả, người bệnh nên được tư vấn bởi các bác sĩ y học cổ truyền và sắc thuốc đúng với toa kê.
Tác dụng không ngờ của khoai nưa |
Tác dụng của lá khôi đối với sức khỏe |
Tác dụng của bạch linh đối với sức khỏe |