Hen phế quản (hen suyễn) có tính chất mạn tính, người bệnh dường như phải sống chung với bệnh.
Bệnh hen suyễn thường đi kèm với các triệu chứng như :
Cơn hen nhẹ từng cơn. Các triệu chứng nhẹ xuất hiện dưới hai lần một tuần. Các triệu chứng ban đêm diễn ra ít hơn hai lần một tháng. Người bệnh ít lên cơn hen.
Hen suyễn dai dẳng nhẹ. Các triệu chứng xuất hiện từ ba đến sáu lần một tuần. Các triệu chứng diễn ra ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Các cơn hen có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của người bệnh.
Cơn hen dai dẳng vừa phải. Các triệu chứng xảy ra từ ba đến sáu lần một tuần. Các triệu chứng diễn ra ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Các cơn hen có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của người bệnh.
Cơn hen dai dẳng nặng. Các triệu chứng hen liên tục xảy ra cả ngày lẫn đêm. Người bệnh phải hạn chế các hoạt động hàng ngày.
Chữa bệnh bằng thuốc tây y tuy mang lại hiệu quả cao nhưng thường tiêu tốn nhiều tiền bạc của bệnh nhân. Do vậy nhiều người ưa chuộng dùng các phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng bệnh.
Các bài thuốc, cây thuốc dân gian thường dễ tìm dễ kiếm ngay xung quanh vườn, khu vực sống. Vì vậy, điều trị bệnh bằng cách này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp người bệnh có thể chủ động trong việc dùng thuốc.
Một số phương pháp dân gian hỗ trợ cho người hen suyễn có thể kể đến như
Củ Hoài sơn/ Củ mài
Hoài sơn hay còn gọi là củ mài vốn được biết đến nhiều với công dụng bồi bổ cơ thể.
Trong y học cổ truyền và dân gian, loại củ này có thể dùng để trị các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn… với các cách chế biến như
Sắc nước uống: Kết hợp hoài sơn với sa sâm, bách hợp, mạch môn, đem đi sắc lấy nước uống vài lần trong ngày để giảm ho hen, giảm đau tức ngực.
Nấu cháo hoài sơn: Hoài sơn đem luộc chín rồi giã nát. Sau đó chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước mía và nước ép từ quả lựu rồi đun cho sôi hỗn hợp này. Khi đã sôi, thêm từ từ hoài sơn vào để nấu cháo. Cháo hoài sơn có thể ăn nhiều lần trong ngày, khuyên dùng nhất cho người bị hen thể phong nhiệt bởi hoài sơn có vị ngọt, tính bình, phần nào làm giảm nhiệt độc gây bệnh.
Lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị hơi cay, mùi hắc, được nhắc tới nhiều trong Đông y để giáng khí, hóa đàm, tán hàn hiệu quả.
Để tăng tính ấm của bài thuốc, lá trầu không thường được kết hợp với gừng củ.
Rất đơn giản để tạo nên bài thuốc chữa hen phế quản với lá trầu không và gừng: Bạn chỉ cân rửa sạch lá trầu và gừng củ, thái lát rồi cho vào cối giã nát, sau đó thêm nước vào vừa đủ, để đó tầm 30-40 phút cho các chất ngấm ra nước rồi chắt lấy nước uống dần trong ngày.
Vì bài thuốc có tính nóng nên bệnh nhân chỉ uống liên tục trong vòng một thời gian ngắn từ 5-7 ngày rồi dừng lại. Để sau từ 30-35 ngày sau lại dùng tiếp. Lá trầu và gừng đặc biệt có hiệu quả đối với hen suyễn thể hàn lạnh.
Rau diếp cá
Ngược lại với lá trầu không, rau diếp cá có tính hàn, vị hơi chua và tanh nên thường dùng trong giải độc hạ nhiệt. Rau diếp cá có thể hỗ trợ làm giảm đáng kể hen suyễn thể phong nhiệt.
Chế biến rau diếp cá như sau: Lấy phần lá của rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm qua với một chút nước muối pha loãng rồi để lên rổ cho ráo nước. Sau đó cho phần lá này vào cối giã nhỏ, thêm nước vào và lọc riêng phần cái và bã. Nếu trẻ nhỏ thì chỉ cho uống phần nước đã lọc được còn người lớn thì nên tận dụng cả phần nước để uống và ăn phần bã.
Cũng giống như bài thuốc từ trầu không, người bệnh chỉ nên uống nước diếp cá tối đa khoảng 1 tuần rồi dừng lại, đợi sau đó khoảng một tháng thì uống tiếp để cơ thể không bị quá hàn.
Quất
Quả quất không xa lạ gì trong chữa các bệnh về hô hấp, trong đó có hen phế quản. Đây là một loại quả thông dụng ở đời sống thường ngày, rất dễ kiếm nhưng lại cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh mà ít người ngờ tới.
Bạn lấy chừng 500g (với trẻ nhỏ) và 1kg (với người lớn) quả quất đem rửa sạch, để cho ráo nước, loại bỏ cuống. Để nguyên quả hoặc cắt làm đôi, đem cho vào bình thủy tinh kín, cho thêm đường vào bên trên bình, đậy kín lại và để ngâm trong khoảng 6-7 ngày.
Sau đó bạn có thể lấy ra dùng. Lấy phần nước để ngậm mỗi ngày (từ 2-3 thìa nhỏ), vừa làm giảm cơn hen, vừa giúp giảm ho hen hiệu quả.
Mật ong
Bạn có thể dùng trực tiếp vài thìa nhỏ mật ong để ngậm mỗi ngày, hoặc pha với nước ấm, trà để uống dần từng ngụm nhỏ. Ngoài ra, mật ong và nụ đinh hương kết hợp cũng cho hiệu quả rất tốt để giảm đờm, giảm ho cho người bị hen suyễn.
Với các trường hợp người bệnh bị hen phế quản đã biết nguyên nhân là do dị ứng thì cũng không nên áp dụng cách điều trị này, vì trong mật ong có thể chứa một lượng phấn hoa nhất định, làm gia tăng nguy cơ gây dị ứng.
Lá chanh
Lá chanh chứa một lượng tinh dầu lớn, có công dụng tiêu đờm chỉ khái rất tốt. Vì vậy trong dân gian còn coi loại lá này như một phương thuốc cho người bị hen phế quản dai dẳng.
Bạn có thể đem lá chanh phơi khô, hoặc gần khô và dây tơ hồng (loại ký sinh thường bám vào các cây lớn khác) cắt nhỏ thành từng khúc phơi khô. Sau đó cho lá chanh và dây tơ hồng đi sao cho đến khi hỗn hợp ngả màu vàng thì thêm nước. Đun cho nước cô lại đặc hơn rồi lấy nước này uống từ 2-3 lần một ngày.
Hoặc bạn dùng lá chanh, táo ta, hạt cải đem tán nhỏ thành bột và pha với nước sôi, uống vào mỗi buổi sáng để giảm ho, giảm đờm do hen suyễn (bột đã tán phải bảo quản nơi khô ráo, tránh để ẩm ướt, mốc sẽ gây bệnh thêm cho người uống).