Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen? Top 5 thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe, có loại giúp giảm nguy cơ ung thư Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa |
Tỏi trắng bình thường đã được coi như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh. Tuy nhiên khi tỏi trắng được sơ chế và lên men trở thành tỏi đen, thì giá trị về mặt y học càng thể hiện rõ, đặc biệt là đối với việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của loại tỏi được ví như thần dược trong dân gian này.
Tỏi đen
Tỏi đen thực chất là tỏi tươi được lên men chậm - toàn bộ củ tỏi được nung nóng trong vài tuần với thời gian và nhiệt độ thích hợp, đường và các Amino acid bên trong tỏi sẽ phản ứng với nhau và cho ra thành phẩm là củ tỏi có màu đen, vị chua ngọt, mềm và dẻo. Hàm lượng vitamin trong tỏi đen cao gấp 2 lần so với tỏi thông thường, đặc biệt tỏi đen chứa nhiều vitamin B2 - chất xúc tác tuyệt vời trong quá trình chuyển hóa protein.
Tỏi trắng sau khi sơ chế và lên men thành tỏi đen |
Tác dụng của tỏi đen
Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi tươi được biết đến là loại thực vật với khả năng kháng khuẩn, nấm và virus vô cùng hiệu quả. Khi trải qua quá trình lên men, thành phần allicin trong tỏi tươi được enzyme thủy phân thành allicin. Một loại axit amin trong tỏi đen có công dụng tiêu diệt nhiều loại virus, vi khuẩn... Nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch được tăng cường và giúp người bệnh hồi sức nhanh chóng. Đặc biệt với trường hợp suy giảm miễn dịch do sử dụng hóa chất để điều trị hoặc chiếu xạ.
Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư: Thành phần chính của tỏi đen chứa là S-allyl-L-cysteine (SAC) - Một hợp chất có khả năng ức chế sự hình thành của một số tế bào ung thư như: ung thư gan, dạ dày, đại tràng, ung thư vú,... Do đó nếu ăn tỏi đen hằng ngày giúp giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư trên. Đồng thời, tỏi đen cũng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Chống gốc tự do và làm chậm quá trình oxy hóa: Các gốc tự do chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau ở con người. Và để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý này thì việc thu dọn gốc tự do là rất cần thiết. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc ăn tỏi đen hằng ngày. Bởi hợp chất Sulfur hữu cơ trong tỏi đen, giúp thu dọn triệt để gốc tự do bên trong cơ thể. Cũng chính vì thế mà tỏi đen được xem là loại dược liệu tuyệt vời trong phòng và chữa bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi đen với khả năng làm chậm quá trình oxy hóa. Chúng giúp cải thiện và chữa trị hiệu quả các trường hợp lão hóa da như da nhăn nheo, viêm da... Chính vì vậy mà loại thực phẩm này được xem là thần dược duy trì thanh xuân của làn da.
Tỏi đen hỗ trợ và ngăn ngừa ung thư |
Điều tiết cholesterol máu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch: Việc dư thừa lượng cholesterol trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, tiểu đường... Việc ăn tỏi đen đúng cách và thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ trong máu và cholesterol xấu. Đồng thời giúp điều tiết chúng ở mức lý tưởng nhất. Nhờ đó mà thành mạch được bảo vệ hiệu quả và quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị tối ưu các bệnh lý tim mạch và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Giúp giảm cân: Ăn tỏi đen cũng giúp tăng nồng độ HDL - Cholesterol trong máu, rất có lợi cho cơ thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc chống béo phí, tốt cho quá trình giảm cân của cơ thể.
Bảo vệ tế bào gan tối ưu: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn tỏi đen thường xuyên giúp bảo vệ tối ưu tế bào gan. Và ngăn chặn hiệu quả các trường hợp xơ gan, viêm gan hoặc các bệnh lý liên quan đến tế bào này.
Giảm sưng đau và viêm khớp hiệu quả: Với khả năng kháng viêm hiệu quả, tỏi đen giúp giảm sưng đau và tiêu viêm một cách nhanh chóng. Đồng thời, tỏi đen cũng giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng sau tổn các khối cơ sau tổn thương. Giúp cho các khối cơ thêm phần dẻo dai và trở nên khỏe mạnh hơn.
Cách sử dụng tỏi đen
Tỏi đen có nhiều công dụng hơn tỏi trắng, nhưng cũng không nên quá lạm dụng nếu không rõ cách dùng tỏi đen. Tùy vào trường hợp mà các chuyên gia khuyên sử dụng tỏi đen đúng cách. Dưới đây là một số cách sử dụng tỏi đen.
Dùng tỏi đen trực tiếp: Mỗi ngày nên dùng trực tiếp 2-4 củ tỏi đen cô đơn/ngày, chia thành 2 bữa (sáng-tối) hoặc 3 bữa (sáng - trưa - tối) trong ngày. Nên sử dụng tỏi đen cô đơn vì tỏi đen cô đơn là tỏi chỉ có duy nhất 1 nhánh, nên toàn bộ dưỡng chất của tỏi sẽ tập trung tại củ mà không bị phân tán như tỏi đen nhiều nhánh. Chỉ cần bóc vỏ là dùng được ngay không cần qua công đoạn chế biết nào nữa. Sử dụng tỏi trước khi ăn 30 phút, nhai thật kĩ và lâu, sau đó nên uống ngay một ly nước lọc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất.
Dùng tỏi đen để làm nước ép tỏi đen: Chuẩn bị 3-5gr tỏi đen cùng ít nước ấm cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc có thể dùng 1kg tỏi đen xay nhuyễn rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Có thể sử dụng bộ lọc cà-phê trong bếp và nén chặt lại để loại bỏ bã tỏi đen. Dùng trực tiếp hoặc pha cùng sinh tố, nước ép trái cây và dùng bất cứ lúc nào trong ngày.
Tỏi đen ngâm rượu: Dùng 250gr tỏi đen đã bóc vỏ ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng nguyên chất trong lọ tủy tinh, khoảng 10 ngày thì có thể dùng.
Tỏi đen ngâm rượu |
Mỗi lần chỉ dùng khoảng 1 chén nhỏ, 2-3 lần mỗi ngày sau khi ăn giúp phát huy tối đa tác dụng của tỏi đen. Chú ý không vì rượu tỏi đen quá ngon mà dùng quá nhiều nhé vì cơ thể không thể hấp thu hết dưỡng chất của tỏi đen gây lãng phí. Khi ngâm rượu tỏi đen sẽ tạo nên một phương thuốc giúp cơ thể hấp thụ tối ưu dưỡng chất có tăng khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, làm giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch, giảm viêm khớp…cực kì thành công và đã được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia đầu ngành.
Tỏi đen ngâm mật ong: Tỏi đen đem bóc bỏ vỏ và để nguyên củ. Cho vào lọ thủy tinh sau đó cho mật ong nguyên chất vào với tỉ lệ cứ 1 gói 125g tỏi đen thì cần 250ml mật ong. Ngâm khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được.
Mỗi bữa ăn 1 - 2 củ tỏi đen và một thìa mật ong, ăn 2-3 bữa/ ngày. Và cũng nên ăn vào lúc đói, trước bữa ăn 30p để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Bộ đôi hoàn hảo “tỏi đen - mật ong” có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, hnaj chế lão hóa, giúp làm đẹp da tuyệt vời…
Dùng tỏi đen kèm với thức ăn khác tăng dinh dưỡng cho bữa ăn: Tỏi đen – thần dược của sức khỏe được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên, đều đặn. Tuy nhiên, phải đảm bảo bổ sung đủ 3-4 củ mỗi ngày.
Có thể làm nước sốt tỏi đen, bánh paza hoặc làm sinh tố, thịt kho tàu với tỏi đen… tùy vào điều kiện và sở thích mỗi người mà có thể mang những dưỡng chất thiết yếu vào từng bữa ăn.
Những người không nên ăn tỏi đen
Người bị bệnh về gan: Vì một số thành phần của tỏi đen khi vào đến dạ dày và ruột thì gây kích thích mạnh, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi đó gan sẽ phải làm việc căng thẳng hơn bình thường. Người bị bệnh về gan là một trong những người không nên ăn tỏi đen đầu tiên. Người bệnh sẽ rất dễ bị buồn nôn và mệt mỏi. Tỏi có chứa các thành phần dễ bay hơi sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây nhiều bất lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Người bị bệnh về mắt: Theo đông y thì ăn nhiều tỏi đen trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến mắt và gan làm suy giảm thị lực. Do đó những người mắc bệnh về mắt, thiếu máu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ thì không nên ăn quá nhiều tỏi.
Người bị bệnh thận: Đối với người bệnh thận nặng hoặc đang uống thuốc thì không nên ăn các thực phẩm cay, nóng như tỏi ớt. Bởi vì khi ăn những loại thực phẩm này có thể làm bệnh cũ tái phát hoặc phản ứng phụ, làm mất hiệu quả của loại thuốc đang điều trị.
Người bị bệnh tiêu chảy: Tuy tỏi có tính kháng viêm hiệu quả nhưng khi bị tiêu chảy, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào đường ruột làm tổn thương niêm mạc và xung huyết. Hệ tiêu hóa suy giảm khả năng phân giả khiến người bệnh càng đau hơn và đi vệ sinh nhiều hơn.
Người có sức đề kháng yếu: Tỏi đen có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, thanh nhiệt giải độc nhưng ăn nhiều sẽ tiêu hóa khí của cơ thể. Thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ tiêu hao năng lượng sinh nóng, sinh đờm. Do đó người có thể trạng yếu không nên ăn tỏi đen.
Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng không nên dùng tỏi đen như: Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...thì không nên dùng nhiều tỏi. Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp. Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều tỏi đen.
Sử dụng tỏi đen đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp dưỡng chất được cơ thể hấp thụ tối ưu giúp phòng và điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Để sử dụng tỏi đen với mục đích chữa bệnh, cần tham khảo thêm sự tư vấn của các chuyên gia về y tế.
Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen? |
Top 5 thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe, có loại giúp giảm nguy cơ ung thư |
Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa |