Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” – Mùa xuân được coi là mùa của lễ hội khi khắp nơi đều tổ chức các lễ hội địa phương, lễ hội truyền thống, hay những địa điểm du xuân tấp nập đón khách. Tuy vậy, mùa xuân cũng là mùa của nhiều dịch bệnh với điều kiện thời tiết chuyển mùa, ẩm ướt, nhiệt độ bắt đầu tăng, tạo cơ hội cho nhiều bệnh tật, vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho con người.
Những công dụng sức khỏe thú vị của cây đào mùa xuân có thể bạn chưa biết Người mang đến những mùa xuân đất nước Mâm lễ cầu duyên đầu năm cần những gì để khi đi lẻ bóng, khi về có đôi
Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Không chủ quan với Covid-19

Thông tin từ Bộ Y tế, ngày 30/1 vừa qua cả nước ghi nhận 53 ca mắc Covid-19, tăng đột biến (hơn 4 lần) so với ngày trước đó. Đây cũng là ngày có số ca mắc mới cao nhất trong 16 ngày qua.

Bộ Y tế dự báo, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới, đặc biệt là nguy cơ dịch chồng dịch.

Trao đổi xung quanh nguy cơ bùng phát của dịch Covid-19 trong mùa lễ hội, PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, đây cũng là lúc thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, trong đó có Covid-19 khiến nguy cơ gia tăng số ca mắc, ca nặng, nhất là với nhóm trẻ em sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.

Đồng thời, mùa đông xuân với đặc trưng tiết trời nồm ẩm, là môi trường lý tưởng cho nhiều loại dịch bệnh theo mùa sinh sôi, phát triển, nhất là ở những nơi tập trung đông người, địa điểm đền, chùa tổ chức lễ hội, trường học, bệnh viện… Đáng nói, trong những tháng tới, việc giao lưu, đi lại, thương mại qua biên giới sẽ gia tăng.

“Do vậy, nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Trong giai đoạn này, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng bệnh linh hoạt, đẩy mạnh giám sát để đánh giá nguy cơ, làm việc sát sao với WHO và các nước trong khu vực để kịp thời ứng phó. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19. Mỗi người dân vẫn cần phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên...”, ông Phu nhấn mạnh

Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Ngăn ngừa nguy cơ dịch chồng dịch

Mùa xuân cũng là môi trường lý tưởng cho nhiều bệnh phát triển, chủ yếu là các bệnh về dị ứng, về hô hấp và các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Các bệnh dị ứng

Mùa xuân là mùa của nhiều loại hoa đua nở, kèm theo lượng lớn phấn hoa trong phân tán trong không khí, do vậy mọi người dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt.

Nổi mề đay: Xuất hiện các vùng đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, nóng tại vùng đó. Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó cộng thêm thời tiết nóng lạnh thất thường.

Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với các tia tử ngoại hơn nên khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.

Viêm mũi dị ứng: Vào mùa xuân, không khí lạnh, ẩm ướt, mưa phùn… cùng rất nhiều loại phấn hoa phát tán trong không khí chính là thời điểm gây nhiều khó chịu cho người có cơ địa dị ứng. Khi vô tình hít phải, phấn hoa gây ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi khó chịu.

Viêm kết mạc: Đây là một bệnh dị ứng ở mắt, thường gặp ở tuổi thành niên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân. Các triệu chứng thường gặp đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, đặc biệt bệnh thường xuyên tái phát vào mùa xuân. Khi bị bệnh, tránh dụi mắt, có thể nhỏ các thuốc rửa mắt, hoặc nước mắt nhân tạo.

Để phòng bệnh, cần cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, cổ; vệ sinh mũi thường xuyên; hạn chế đến các vườn hoa và nên tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng.

Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Bệnh đường hô hấp

Do thời tiết lạnh, ẩm nên mùa xuân cũng là mùa bùng phát mạnh các bệnh hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Bệnh hen phế quản: Đối với những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng… sẽ bị co rút khí quản, tạo ra các cơn hen gây khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể gây suy hô hấp. Để phòng tránh các cơn hen khó chịu này, nên tránh các tác nhân gây dị ứng, sử dụng khẩu trang hoạt tính, bổ sung vitamin C và phải luôn mang theo bình xịt giãn khí quản.

Viêm phổi: Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng như: sốt cao, ho, thở nhanh, khó thở… Khi xuất hiện các triệu chứng này, cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh viêm khí – phế quản cấp: Bệnh thường do các loại virus cúm gây ra. Triệu chứng của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt, đau người, mệt mỏi, nặng có thể dẫn tới đau ngực khó thở. Để phòng tránh, cần phải giữ ấm cơ thể, ăn nhiều các loại hoa quả để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, uống nhiều nước. Khi mắc bệnh, phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Bệnh đường tiêu hóa

Mùa xuân là mùa lễ hội đầu năm nên có nhiều người tập trung tại một địa điểm cũng như an toàn thực phẩm thường không đảm bảo vệ sinh nên dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết.

Bệnh thủy đậu là bệnh thường xuất hiện vào xuân. Gây ra bởi vi rút thủy đậu (Varicellavirus) thuộc họ Herpesviridae. Bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với nốt mụn nước của người bệnh và đồ dùng của họ. Triệu chứng nhận biết thường gặp là sốt nhẹ, phát ban.

Ban đầu là nổi lên các nốt sần tròn nhỏ, tiến triển trong vòng từ 12-24 giờ thành mụn nước, bọng nước và mọc rải rác toàn thân. Sau đó, các nốt này khô đi trở thành vảy rồi khỏi sau 5 đến 7 ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2-10 tuổi hay gặp nhất. Cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Sốt phát ban

Sốt phát ban do vi rút herpes 6 hoặc 7 gây ra là bệnh phổ biến ở trẻ, thường bùng phát vào mùa xuân. Bệnh dễ lây lan, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ban đầu bệnh có những biểu hiện sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, sổ mũi, sưng và đau khớp, đôi khi có đau mắt nhẹ. Sau đó, nổi hạch ở sau tai và gáy, xuất hiện các đốm ban màu hồng nổi sần trên da.

Phát ban ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não.

Phòng ngừa sốt phát ban: Hiện nay vẫn chưa có giải pháp phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ nhỏ và người lớn. Cách tốt nhất là bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bị sốt phát ban cũng như các chứng bệnh khác.

Viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Mùa xuân mưa phùn, ẩm ướt khiến quần áo ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển. Do vậy, phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây ngứa ngáy, khó chịu. Để phòng ngừa bệnh, cần phơi khô quần áo để tránh nấm phát triển. Dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín hàng ngày.

Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu

Tự bảo vệ bản thân và gia đình trước những nguy cơ sức khỏe

Trong dịp lễ, Tết nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người là cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, vì vậy, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp tết.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp chính cần thực hiện: Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).

Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Thịt bò bổ dưỡng, giàu vitamin nhưng người mắc những bệnh này cần tránh xa Thịt bò bổ dưỡng, giàu vitamin nhưng người mắc những bệnh này cần tránh xa
Nước ép cần tây được coi là “thuốc giảm cân” kỳ diệu nhưng những đối tượng này cần tránh xa Nước ép cần tây được coi là “thuốc giảm cân” kỳ diệu nhưng những đối tượng này cần tránh xa
Ngày Tết nhu cầu ăn uống cao, cẩn thận mắc phải những bệnh về đường tiêu hóa Ngày Tết nhu cầu ăn uống cao, cẩn thận mắc phải những bệnh về đường tiêu hóa
Mua ngay những cây này về trưng Tết, vừa tốt về mặt phong thuỷ lại tận dụng làm thuốc chữa bệnh Mua ngay những cây này về trưng Tết, vừa tốt về mặt phong thuỷ lại tận dụng làm thuốc chữa bệnh
Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và gia tăng, vậy ăn gì để “tránh xa” căn bệnh nguy hiểm này Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và gia tăng, vậy ăn gì để “tránh xa” căn bệnh nguy hiểm này
Giải mã phong tục Giải mã phong tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ngày Tết
Dập dìu trẩy hội, du xuân đến các lễ hội truyền thống khắp ba miền Dập dìu trẩy hội, du xuân đến các lễ hội truyền thống khắp ba miền
Linh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa hậu quả nặng nề.
Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Cơ quan công an vừa công bố danh sách hàng loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất, nhiều sản phẩm vẫn đang trôi nổi trên thị trường.
Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu làm đẹp lành tính mà hiệu quả? Dầu óc chó chính là “vũ khí bí mật” giúp bạn chăm sóc làn da và mái tóc khỏe mạnh mỗi ngày.
Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Dữ liệu từ hơn 86.000 người cho thấy, flavonoid trong trà đen, quả mọng, táo và cam giúp giảm nguy cơ suy nhược và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường nhưng giàu dinh dưỡng không chỉ kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 13/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định hiện hành.
Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong, nhưng số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ. Bộ Y tế cảnh báo người dân không chủ quan.
Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của sữa chua không đường đối với người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ăn lúc nào cũng tốt.
Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Nước mía là món giải khát quen thuộc mùa hè, nhưng ít ai để ý vì sao người bán thường ép thêm một quả quất. Sự kết hợp này có tác dụng gì?
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã không ngừng đổi mới, đầu tư và phát triển nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân địa phương.
Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Tưởng chỉ là loài cây dại mọc hoang, bồ công anh bất ngờ lọt vào top loại rau củ tốt nhất thế giới về mật độ dinh dưỡng theo xếp hạng của CDC Mỹ
Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc ở Cam Lâm đang bị treo vườn vì giá rớt thê thảm, dù loại trái này giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Dễ nấu, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ làm mát gan, các món canh này là lựa chọn lý tưởng để thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động ngoài trời. Mất nước, kiệt sức và say nắng có thể xảy ra nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Tin vui cho người thích ăn cay

Tin vui cho người thích ăn cay

Ớt là một loại gia vị quen thuộc, đặc biệt không thể thiếu đối với những người yêu thích ăn cay. Ngoài ra, ớt còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Dù giàu dinh dưỡng và được xem là món lạ hấp dẫn, các đặc sản có nguồn gốc từ côn trùng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có cả nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.
Bí quyết giữ trí óc minh mẫn từ thực vật

Bí quyết giữ trí óc minh mẫn từ thực vật

Không chỉ là “thuốc bổ” cho cơ thể, 1 số thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn được các chuyên gia thần kinh đánh giá là thực phẩm tốt cho não bộ.
Bé trai 4 tuổi trong vụ "nộp tiền mới cấp cứu" đã tỉnh táo, sắp xuất viện

Bé trai 4 tuổi trong vụ "nộp tiền mới cấp cứu" đã tỉnh táo, sắp xuất viện

Bé trai trong vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” tại Nam Định được bảo hiểm y tế chi trả 100% viện phí tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động