Táo ta là quả gì?
Táo ta là một trong những loại cây ăn trái của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae), có nguồn gốc đến từ châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, và đôi khi có thể tìm thấy loại quả này ở cả châu Phi. Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, là loại trái cây đặc sản của một số tỉnh thành.
Táo ta thuộc thân cây gỗ, lớn nhanh, cao tới 12 mét và có tuổi thọ lên đến 25 năm. Dù phát triển trên cùng một thân cây nhưng các quả táo ta thường có độ chín không đồng đều vào những khoảng thời gian khác nhau, từ màu lục nhạt (lúc chưa chín, cùi thịt màu trắng, giòn, có vị từ chua tới ngọt) cho đến màu vàng (lúc chín, cùi thịt màu vàng nhạt, mềm, xốp và có mùi thơm).
Loại táo ta được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính là táo chua và táo đường. Táo ngọt có hình tròn, khi chín ăn rất ngọt. Còn với loại táo chua quả hơi dài, lúc chín vàng ươm vô cùng thích mắt. Gọi là táo chua nhưng lúc quả già ăn vừa chua, vừa ngọt, rất thú vị.
Cứ đến gần 11, đầu tháng 12 dương lịch hàng đầu, khi những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về, thì cũng là lúc những quả táo ta bắt đầu được bày bán khắp nơi, từ vỉa hè, gánh hàng rong, trong ngõ nhỏ cho đến các quầy hoa quả lớn.
Loại quả này trở thành loại trái cây yêu thích của nhiều người bởi sạch, ngon và giá cả hợp lý từ 30.000 – 55.000 đồng/kg tuỳ loại. Những trái táo chín, căng mọng, có loại vàng ươm, có loại trăng trắng, bóng bẩy luôn hấp dẫn bất cứ ai thưởng thức. Vì thế, táo ta luôn là thứ quà vặt được lòng chị em.
Hiện nay, ở thủ đô Hà Nội, trên các tuyến phố như Trần Duy Hưng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy), Kim Mã (Ba Đình)… táo ta được bày bán rất nhiều.
Táo ta không chỉ là món ăn vặt của nhiều chị em mà còn được chế biến thành mứt táo, nước, ô mai… Ngoài ra, các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng chữa bệnh như giảm trí nhớ, giảm đâu đầu, ngăn ngừa táo bón,…
Cây táo ta không khó trồng mà đặc biệt, chỉ trồng một lần nhưng duy trì khả năng thu hoạch rất lâu và tốn ít công chăm sóc. Có thể trồng được táo quanh năm nhưng nên chọn thời điểm thích hợp nhất, miền Bắc trồng vào mùa thu và mua xuân, miền Nam nên trồng vào đầu nùa nưa để đỡ tốn công tưới. Trồng đầu năm đến cuối năm đã được thu hoạch.
Ở phía Bắc, táo thường ra hoa từ tháng 6 đến tháng 9 và cho thu hoạch từ giữa tháng 11 đến hết tháng 2 năm sau. Còn ở phía Nam, táo có thể ra hoa quanh năm, cứ sau khi đốn cành 1 – 2 tháng là cho ra cành mới và ra hoa tiếp.
Táo ta có mấy loại?
Táo Gia Lộc (Hải Dương): có hình trái xoan, màu vàng da cam, ăn giòn và hơi chua.
Táo Thái (quả dài): có quả dài, đỉnh trái hơi nhọn, kích thước quả hơi to, ăn giòn, ngọt và mùi thơm nhẹ.
Táo Thái (quả tròn): quả tròn, ăn giòn và có vị hơi chua.
Táo ngọt H12: có hình cầu tròn, quả chín có màu vàng nhạt, ăn giòn, vị ngọt đậm và có mùi thơm như lê.
Táo Thiện Phiến ngọt: quả hình tròn hơi dẹt, khi non có vỏ quả màu xanh đậm (hoặc xanh phớt), vị chát nhưng khi chín có màu vàng trắng, vỏ quả hơi nứt thành vệt nhỏ liti, ăn giòn, vị ngọt kèm chút vị chua.
Lợi ích đem lại từ táo ta
Không chỉ là loại quả thơm ngon, táo ta còn có tác dụng bổ dưỡng cho sức khoẻ con người:
Đẹp cho da và kích thích mọc tóc, dưỡng tóc
Nhờ lượng vitamin C (nhiều hơn gấp 7 lần so với vitamin C trong quýt, cam), táo ta có tác dụng tốt cho sức khỏe làn da, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng. Chiết xuất từ nước ép táo được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng có tác dụng làm giảm nếp nhăn, mức độ sưng/đỏ/khô của làn da bị cháy nắng, giúp da nhanh chóng được phục hồi và trở nên khỏe đẹp hơn.
Ngoài ra, trộn bột táo với nước, đắp lên da đầu mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng gàu, làm sạch da đầu cũng như hạn chế các bệnh về da đầu khác. Đồng thời, bột táo còn có khả năng kích thích mọc tóc nhanh hơn và giúp màu tóc luôn được đen bóng.
Chống trầm cảm
Có thể dùng táo ta (thay cho táo tàu) dùng như loại thuốc bổ, để hỗ trợ tốt cho não và chống chứng trầm cảm, suy nhược thần kinh, thậm chí triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em lẫn người lớn. Đặc biệt, dùng hạt táo để sao đen, sắc uống khoảng 2 - 3 gram/ngày để phát huy tác dụng bên cạnh việc ăn trái táo tươi.
Cải thiện tình trạng thiếu máu
Ở những người thiếu máu, thường do cơ thể bị thiếu các hàm lượng vitamin gây ra tình trạng làm giảm mức hemoglobin đáng kể. Vì thế ăn táo ta giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, đồng thời còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, táo ta cũng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp mãn tính và bệnh gút do hạn chế được sự hình thành của acid uric.
Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ
Để cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, bạn có thể hầm 100 gram quả táo với 500 ml nước trên lửa nhỏ, cho đến khi cạn còn khoảng 250 ml nước táo hầm. Sau đó, múc ra chén, để nguội cho thêm 1/2 muỗng canh mật ong và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Giúp xương chắc khỏe
Canxi, magiê và phốt pho trong táo ta sẽ giúp cho răng và xương trở nên chắc khỏe hơn.
Bảo vệ đường hô hấp, tránh viêm họng
Ngoài việc dùng táo ăn trực tiếp, bạn dùng lá tươi (của táo ta), rửa sạch và đem nghiền để đun lấy dịch chiết ra. Sau đó, cho thêm tí muối rồi ngậm súc miệng. Cách làm này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng viêm họng cũng như làm sạch khí quản và chữa viêm nhiễm ở hầu họng.
Chữa cảm cúm
Không chỉ ăn táo trực tiếp, bạn có thể ép nước táo, cho thêm một ít hạt tiêu và uống 2 lần một ngày sẽ ngăn chặn được triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
Có lợi hệ tiêu hóa
Trong táo ta có chứa axit chlorogenic - là loại axit có khả năng loại bỏ axit oxalic ra khỏi cơ thể, giúp cho các bộ phận khác (như gan, ruột, dạ dày và tuyến tiêu hóa) hoạt động bình thường và tốt hơn. Do đó, ăn táo ta giúp bạn có cảm giác ăn ngon miệng hơn và ngăn ngừa táo bón.
Lưu ý khi dùng táo ta
Nên ăn táo ta với lượng vừa phải, có thể thay đổi hoặc xen kẽ với nhiều loại trái cây khác để mang lại lợi ích cho sức khỏe tốt hơn.
Rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để tránh thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản (nếu có).
Nên ăn luôn cả vỏ táo, hạt táo có thể tận dụng phơi khô để sắc thuốc với nhiều công dụng khác nhau.
Hạn chế ăn táo ta với bà bầu (vì có thể gây ra chứng khó tiêu) và trẻ nhỏ (vì dễ mắc nghẹ với hạt táo nhỏ bên trong quả).