Sơ ri là quả gì?
Sơ ri là một loại cây bụi nhiệt đới hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Malpighiaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và miền nam Mexico. Chúng có đặc điểm: cao tới 3m với tán lá dày; lá màu xanh, dạng đơn hình trứng/hình mác, dài 5-10cm với mép lá nhẵn; hoa mọc thành chùm với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5m với cánh hoa màu hồng hay đỏ; quả chín có màu đỏ tươi, da nhẵn bóng, đường kính 1cm, quả có 3 múi, có hạt cứng.
Quả sơ ri có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới, loại quả này cũng thường bị nhầm lẫn với quả anh đào (cherry) tuy nhiên vẻ ngoài của 2 loại quả này hoàn toàn khác nhau.
Sơ ri là một loại quả mọng như quả anh đào, có vị chua ngọt và hương thơm dễ chịu. Từ lâu loại quả này đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian. Ngày nay theo khoa học hiện đại, quả sơ ri được quan tâm sử dụng vì có hàm lượng vitamin C rất cao.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sơ ri là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất cho chúng ta, cung cấp gấp khoảng 50–100 lần so với cam hoặc chanh. Ngoài ra, sơ ri còn cung cấp các chất chống oxy hóa như carotenoid và anthocyanins – những dưỡng chất tương tự cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm bổ dưỡng như cải xoăn, cà rốt, quả việt quất và rượu vang đỏ.
Điều này giải thích tại sao việc ăn quả sơ ri mang đến tác dụng hữu ích cho sức khỏe làn da, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư,… Thậm chí trong những năm gần đây, quả sơ ri còn được các nhà dinh dưỡng gọi là “siêu thực phẩm” với nhiều chức năng vẫn đang được nghiên cứu.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả sơ ri như thế nào?
Theo USDA, 100 gram quả sơ ri có khoảng: 32 calorie; 0,5g protein; 8g carbohydrate; 1g chất xơ; 1680mg vitamin C; 38mg vitamin A; 0,8mg đồng; 0,309mg axit pantothenic; 0,06mg riboflavin; 18mg magie; 146mg kali; 0,02 mg thiamin,….
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng sơ ri được trồng theo phương pháp hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nhất. Chỉ ăn khoảng ba quả sơ ri nhỏ mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của một người trưởng thành.
Tác dụng của quả sơ ri là gì?
Trong y học dân gian, sơ ri có tác dụng bảo vệ sức khỏe chống lại các bệnh thường gặp như ho, cảm lạnh,… Ngoài ra loại quả này cũng giúp cơ thể xây dựng khả năng đề kháng bệnh tật, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư vì sơ ri có thể ngăn chặn tác hại của các gốc tự do tác động đến cơ thể. Dưới đây là những thông tin cụ thể về những lợi ích của sơ ri mang đến cho sức khỏe chúng ta:
Hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại sự phát triển của bệnh tật
Theo một báo cáo nghiên cứu, sơ ri chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm polyphenol và bioflavonoid có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư và một số bệnh khác như bệnh tim, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn thoái hóa thần kinh cùng các vấn đề liên quan đến thị lực. Ngoài ra, anthocyanins có trong những quả sơ ri đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, có nghĩa là chúng có thể giúp giảm các bệnh mãn tính, đau đớn như viêm khớp.
Giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và thúc đẩy trao đổi chất
Sơ ri đã được sử dụng trong các hệ thống y học truyền thống từ nhiều thế kỷ trước. Loại quả này thường được dùng để điều trị rối loạn chức năng gan. Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và đau dạ dày. Mặc dù nghiên cứu về những công dụng cụ thể này còn hạn chế.
Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy sơ ri có thể hỗ trợ các chức năng trao đổi chất. Tiêu hóa bằng cách giảm viêm và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Loại quả này bao gồm vitamin C và A, cùng với một số kali, magie, sắt và chất xơ.
Quả sơ ri còn là một nguồn cung cấp chất xơ pectin dồi dào. Thế nên chúng giúp cải thiện hoạt động của ruột. Loại quả này giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, giảm nguy cơ mắc các vấn đề như kháng insulin chẳng hạn như tiểu đường.
Có thể giúp bảo vệ hoạt động của não
Quả sơ ri nói riêng và các loại quả mọng nói chung được các chuyên gia dinh dưỡng coi là “thực phẩm vàng” cho não. Vì chúng có thể giúp bảo vệ não chống lại chứng mất trí nhớ. Đồng thời hỗ trợ chức năng nhận thức khi lớn tuổi. Điều này nhờ vào anthocyanins của những loại trái cây này và các chất dinh dưỡng thực vật khác. Nên loại quả này giúp giảm viêm và mất cân bằng oxy hóa. Đồng thời các nguyên nhân gây ra tổn thương tế bào não và tế bào thần kinh.
Giúp bảo vệ da và tóc
Sơ ri có lợi cho da do đặc tính làm se khít lỗ chân lông tự nhiên. Ngoài ra nhờ có tác dụng chống oxy hóa và kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Nên sơ ri có thể làm giảm mụn và vết thâm, tăng độ đàn hồi của da. Loại quả này còn cải thiện các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Hàm lượng vitamin C cao trong sơ ri hỗ trợ khả năng tạo collagen và chữa lành vết thương của cơ thể. Những quả sơ ri này có tác dụng làm trắng da tự nhiên. Chúng có thể giúp giảm sự tăng sắc tố và các đốm đen. Ngoài ra, các sản phẩm chiết xuất từ sơ ri kết hợp với các loại dầu dưỡng ẩm khác. Chẳng hạn như dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa. Từ đó, được dùng để dưỡng tóc và da đầu để ngăn ngừa tóc bị hư tổn, gãy rụng.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Quả sơ ri đôi khi được thêm vào nước súc miệng kháng khuẩn. Các dưỡng chất trong sơ ri sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển trong miệng, chống sâu răng và bảo vệ nướu.
Cách sử dụng quả sơ ri như thế nào?
Tại Việt Nam, sơ ri là loại trái cây dễ tìm. Nếu mua sơ ri tươi, hãy tìm những quả có màu đỏ tươi, mềm và có mùi thơm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng vitamin C trong loại quả này giảm nhanh chóng khi quả chín. Vì vậy cách tốt nhất dùng ngay khi mua hoặc để bảo quản trong tủ đông. Thay vì giữ chúng ở nhiệt độ phòng hay ngăn mát tủ lạnh.
Đặc biệt, sơ ri là một loại quả mọng nên 80% thành phần của loại trái cây này là nước. Nên nếu bạn muốn đổi khẩu vị có thể dùng sơ ri để làm nước ép. Đây cũng là một món giải khát ngon lành. Hoặc bạn có thể dùng sơ ri để làm detox thanh lọc cơ thể.
Ăn sơ ri là cách nhanh nhất để bạn tăng cường vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn quả chín có chứa hàm lượng vitamin C cao hơn. Bạn nên thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với nhu cầu và thể trạng
Lưu ý khi ăn quả sơ ri
Chỉ cần ăn 50g sơ ri là đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, các bạn không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn nên nhai kỹ vì vỏ sơ ri hơi dai, không tốt cho tiêu hoá.
Tránh ăn cả hạt vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình tiêu hoá.