Loại cây mọc hoang là dược liệu quý nhưng lại chứa độc tố cực mạnh Loại cây trước mọc hoang nhưng cứ đến Tết lại “hái lá đếm tiền” Loại cây nghe tên đã sợ, nhưng lại có giá trị rất cao trong y học |
Cây rau mương
Rau mương (tên khoa học là Ludwigia prostrate) hay còn được gọi với cái tên rau mương đất, rau lục, là loại rau thuộc họ dừa cạn. Với chiều cao trung bình từ 25cm đến 50cm, loại thảo dược này mọc thẳng đứng lên trên mặt đất và có cành tỏa ra tứ phía.
Lá của cây rau mương có hình dáng thon dài, hai đầu nhọn như mũi giáo, màu xanh lục. Hoa thường mọc ra từ nách lá, có 5 cánh, màu vàng tươi trông rất bắt mắt. Cùng với hoa, quả cây rau mương cũng rất đặc biệt, thân hơi phồng, chiều dài khoảng 3cm.
Cây rau mương ưa môi trường sống ẩm ướt nên phát triển nhiều ở bờ mương, gò ruộng… Đây là loại thảo dược rất dễ tìm kiếm, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đất đai màu mỡ, ruộng vườn trù phú. Cây mọc ở các vị trí khác nhau sẽ cho hình dạng cây khác nhau.
Tác dụng chữa bệnh của cây rau mương
Theo y học cổ truyền hay y học hiện đại thì cây rau mương mang nhiều tác dụng chữa bệnh như viêm họng, viêm amidan, tiêu chảy hay đau dạ dày.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Từ xa của, người dân một số địa phương đã dùng phần đọt non của rau mương để chế biến thành món ăn, nhất là nấu canh. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, cây rau mương có vị ngọt nhẹ, tính mát, mang nhiều tác dụng trong việc thanh nhiệt, tiêu độc, trừ thấp, tiêu viêm, tiêu thũng. Đặc biệt loại cây này cũng hữu ích cho người mắc các bệnh lý phổ biến như tiêu chảy hay kiết lị.
Chính vì vậy, dân gian thường dùng rau mương để chữa các bệnh như: Sốt, cảm mạo ở cả trẻ em và người lớn; Trị viêm họng, viêm amidan; Chữa viêm ruột do nguyên nhân tiêu chảy; Chữa bệnh lý đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên; Trị mụn nhọt sưng đau, ...
Rau mương có tác dụng gì theo y học hiện đại
Y học hiện đại cũng đã có những nghiên cứu về công dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh dạ dày, ung thư hay tiểu đường. Cụ thể:
Bệnh viêm dạ dày do sự xâm nhập của vi khuẩn HP
Các nhà nghiên cứu đến từ Đài Loan đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm sàng lọc ra các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đáng chú ý, cây rau mương (tên khoa học là Ludwigia octovalvis) cũng được lựa chọn bởi loại rau này có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn HP.
Cây rau mương chữa đau dạ dày
Cây rau mương thường được nhiều người áp dụng để thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Đây cũng được xem là một bài thuốc dân gian vừa đơn giản, tiết kiệm lại mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Bởi các thành phần có trong loại dược liệu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori – Nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về dạ dày. Cách dùng cây rau mương chữa bệnh đau dạ dày được thực hiện như sau:
Chuẩn bị 50g cây rau mương khô (đã rửa sạch và cắt thành khúc), nước lọc, ấm sắc thuốc.
Cây rau mương khô đã chuẩn bị cho vào ấm sắc cùng với 1,5 lít nước lọc sạch. Bật bếp nhỏ lửa đun sôi thuốc cho đến khi nước cạn còn một nửa thì mới tắt bếp.
Bắc thuốc ra khỏi bếp, để nguội và chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi khăn bữa chính 15 phút để đảm bảo hiệu quả trị bệnh đau dạ dày.
Kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Dùng cây rau mương hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Để điều trị bệnh tiểu đường, y học cổ truyền cũng thường sử dụng cây rau mương. Tuy nhiên bài thuốc sẽ kết hợp cùng với một số dược liệu khác để tăng hiệu quả trị bệnh như chuối hột, cây lục bình hay dây mây,…
Với chữa tiểu đường bằng cây rau mương, người bệnh sẽ cần kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Bởi cách làm này có nguyên liệu tự nhiên, lành tính và tác dụng chậm, cần thời gian để thẩm thấu vào cơ thể qua đó phát huy tác dụng chữa bệnh. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị cây rau mương khô, chuối hột, lục bình, dây mây khô mỗi loại 15g; 20g mướp đắng khô, 10g cam thảo và vú sữa tím; dụng cụ sắc thuốc và nước lọc.
Các nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước to. Bật bếp đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn ⅔ thì mới tắt bếp.
Chia chỗ thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và chiều.
Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp bằng cây rau mương
Cao huyết áp là căn bệnh ngày càng phổ biến, nhất là với người trung niên và cao tuổi. Đây là căn bệnh cần được điều trị trong thời gian dài bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc hay thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt.
Theo y học dân gian, muốn thuyên giảm triệu chứng của bệnh cao huyết áp thì có thể sử dụng cây rau mương khô. Cách làm cụ thể như sau:
Cây rau mương tươi đem về rửa sạch, chặt nhỏ bằng đốt tay sau đó phơi khô rồi đem bảo quản nơi thoáng mát.
Mỗi ngày, sử dụng 1 nắm rau mương khô sao thơm lên rồi dùng để pha trà uống.
Việc làm này sẽ giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp ở mức ổn định.
Dùng cây rau mương chữa viêm họng, viêm amidan
Các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng nhất là viêm amidan hay viêm họng rất dễ gặp phải ở nhiều đối tượng vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, môi trường sống nhiễm nhiều khói bụi, khí thải độc hại hay điều kiện sinh hoạt kém… cũng là những tác nhân dẫn tới những bệnh lý vừa kể trên.
Khi gặp tình trạng viêm họng, viêm amidan, chúng ta có có thể sử dụng lá cây rau mương để thuyên giảm triệu chứng sưng đau vùng họng. Ngoài ra loại cây này cũng tương đối an toàn để điều trị nghẹt mũi ở trẻ em hiệu quả. Bởi loại cây này có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, sưng vô cùng tốt.
Người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm amidan, viêm họng bằng lá rau mương vô cùng đơn giản như sau:
Hái 1 nắm lá rau mương tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
Ăn trực tiếp lá rau mương chấm cùng một ít muối trắng. Lưu ý khi ăn nên nhai lâu và kỹ để các hoạt chất có đủ thời gian thẩm thấu vào niêm mạc họng đang bị sưng viêm.
Mỗi ngày áp dụng cách làm này đều đặn một lần vào buổi tối trước giờ ngủ. Kiên trì thực hiện như vậy cho đến khi triệu chứng viêm amidan, viêm họng thuyên giảm hoàn toàn thì dừng.
Cách dùng rau mương trị đau khớp
Để làm giảm đau sưng do viêm khớp, thoái hóa khớp đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý liên quan đến khớp gây ra, nhiều người cũng đã áp dụng bài thuốc dân gian từ cây rau mương.
Theo y học cổ truyền, loại cây này mang công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giảm viêm sưng, trừ phong thấp hiệu quả. Chính vì vậy cây rau mương thường là nguyên liệu chính trong các bài thuốc chữa trị tình trạng đau nhức xương khớp. Cách dùng cây rau mương trị đau khớp thực hiện như sau:
Rau mương hái về đem rửa sạch với nước muối rồi vớt lên để ráo nước.
Thái nhỏ rau mương đã rửa rồi xay hoặc giã nhuyễn sau đó đổ lượng bia vừa đủ vào.
Lọc lấy phần nước rau mương và bia để uống. Bạn nên sử dụng loại nước thuốc này đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả trị đau nhức khớp tốt nhất.
Trị mụn nhọt, viêm da, lở loét tay chân bằng cây rau mương
Chính bởi đặc tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm mà cây rau mương còn có thể áp dụng để điều trị mụn nhọt và các bệnh lý phổ biến về da như viêm da cơ địa, lở loét tay chân,… Cách thực hiện như sau:
Ngọn rau mương hái về rửa sạch rồi vớt lên để ráo nước.
Cho nguyên liệu vào cối giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị mụn, lở loét hay bị viêm, giữ cố định trong khoảng 15 đến 20 phút mới được lấy ra.
Chú ý, trước khi đắp thuốc lên da thì vùng da bị tổn thương cần được vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Để tăng cường hiệu quả thì bạn cũng có thể dùng cây rau mương kết hợp dạng đắp với dạng uống bằng thuốc sắc mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mương
Mặc dù rau mương có tác dụng hỗ trợ trị bệnh, tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Trong quá trình sử dụng cây rau mương bạn nên thận trọng và lưu ý một số điều dưới đây.
Rau mương ưa ẩm ướt, mọc nhiều ở kênh, mương, ruộng. Mỗi vị trí cây sẽ cho những hình thái khác nhau. Chính vì vậy, loại rau này khiến cho nhiều người khó phân biệt được cây này với các loại cây khác.
Trước khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu môi trường tại đó có đảm bảo an toàn không. Thực tế, nhiều trường hợp sử dụng thảo dược này bị dính thuốc trừ sâu, chất hóa học hay nguồn nước bị ô nhiễm đã bị nhiễm độc thạch tín.
Trước khi sử dụng bài thuốc từ cây rau mương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y để nắm rõ về liều lượng và liệu trình sử dụng. Nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Mặc dù lành tính nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân không nên quá lạm dụng cây rau mương. Tốt nhất nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian đẻ tránh gây nên những đáng tiếc không mong muốn xảy ra
Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng cây rau mương vì không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, công dụng của loại rau này với từng thể trạng người bệnh không giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đã uống bài thuốc từ rau mương nhưng không có chuyển biến tốt thì nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.