Dây mơ lông hay mơ tam thể có hai loại: Lá mơ tía (mặt dưới lá màu tía) và lá mơ xanh; tên khoa học là Paederia tomentosa và Paederia foetida.
Gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn. Cây có tinh dầu rất hăng, có mùi bisunfua cacbon, có hai chất ancaloit paderin và một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.
Lá mơ đã được con người sử dụng lâu đời vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và nhiều công dụng chữa bệnh. Loại thảo mộc này có đặc tính kháng virus, chống tiêu chảy, chống ung thư, chống ho và chống viêm.
Phần lớn thành phần hóa học của cây lá mơ nằm ở phần lá. Những thành phần này bao gồm: Sitosterol, carbohydrate, iridoid glycoside, alkaloid, axit ascorbic, β-sitosterol, axit amin, stigmasterol, flavonoid, dầu dễ bay hơi và axit galacturonic. Hầu như tất cả các bộ phận của cây lá mơ bao gồm rễ, thân, lá, quả và hạt đều được sử dụng để hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe.
Theo dược học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…
Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.
Một số bài thuốc sử dụng lá mơ
Chữa chứng bí tiểu tiện: Hái lấy một lượng lá mơ vừa đủ để sắc uống trong ngày, ngày uống 2 – 3 lần một cốc nước lớn.
Điều trị các bệnh khớp ở người già như phong thấp, đau nhức khớp:
Bài 1: Lá mơ rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, thêm nước bắc bếp đun sôi, khi uống hãy cho vào một chút rượu khoảng 5ml.
Bài 2: Hái vào tầm 1kg thân, lá mơ rửa sạch, băm nhỏ, đem phơi hoặc sây khô. Đúc vào túi vải, bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu nập dược liệu rồi đậy kín, ngâm khoảng tháng, 2 tháng thì mở nắp, mỗi ngày 1 – 2 ly tầm 5ml/ly, hoặc có thể dùng xoa bóp bên ngoài.
Bài 3: Thân, lá mơ rửa sạc đập dập nhẹ, thêm nước bắc bếp sắc lấy nước uống.
Chữa chưng sôi bụng, ăn khó tiêu: Ăn kèm lá mơ trong bữa ăn hoặc có thể giã nát lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần, liệu trình khoảng 2 – 3 ngày.
Trị mụn, ghẻ: Lá mơ lông rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, thấm bông chấm vào các vết mụn, ghẻ.
Trị kiết lị do amip: 30g lá mơ thái chỉ, trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.
Trị kiết lị giai đoạn khởi phát: khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.
Trị chứng kiết lỵ:
Bài 1: Mới phát: Lá mơ và lá phèn đen mỗi loại hái lấy 1 nắm to, rửa sạch trần qua nước nóng, giã nát vắt lấy nước cốt uống, ngày uống 2 – 3 lần.
Bài 2: Lâu ngày: Lá mơ thái mịn, thêm vào 1 quả trứng gà, trộn đều, bọc lá chuốc hấp hoặc nướng, nếu bạn không có điều kiện để hấp hay nướng thì có thể bắc bếp chiên như trứng bình thường, ăn liên tục trong 2 – 3 ngày.
Chữa cảm mạo: Lá mơ hái lấy khoảng 1 nắm hoặc hơn nếu người bệnh có thể dùng thêm, đem hấp chín ăn thay rau xanh.
Chữa bệnh ho gà: Lá mơ lông, cam thảo mỗi thứ 150g + cỏ mầm trầu, bách hộ, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má mỗi vị 250g + 100g trần bì + 50g gừng tươi thái lát, trộng đều với đường trắng, thêm 6 lít nước, sắc đến khi còn khoảng 1 lít, chia làm 2 – 3 lần dùng trong ngày.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng lá mơ với mục đích chữa bệnh, tránh việc ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tương tác với các loại thuốc đang dùng.