Ở quê, không thiếu các loại cây cỏ dại mọc hoang ngoài ruộng vườn, thế nhưng chúng hoàn toàn có thể ăn được. Thậm chí còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Điển hình là cây bình bát dây.
Bình bát có 2 loại là cây bình bát dây và bình bát thân gỗ. Cả hai loại vừa có thể ăn vừa là một loại thuốc quý trong Đông Y. Bình bát dây còn có tên gọi khác là mảnh bát, bát bát, dưa dại...là loài cây thân leo, thân mảnh và rất dài. Dây bình bát dễ sống, ra hoa kết quả suốt bốn mùa trong năm.
Bình bát dây là loại cây dây leo thường mọc hoang, um tùm, lá xanh mướt, thuộc họ bầu bí. Lá bình bát mọc so le, hình trái tim, thường được dùng để nấu canh. Đặc biệt, món canh hột vịt nấu bình bát dây vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.
Thưởng thức món canh hột vịt nấu bình bát dây trong những ngày hè tiết trời oi nồng, vừa ngon ngọt lại thanh nhiệt cho cơ thể. Một nồi canh bốc khói, thơm phức, dùng chung với cơm, với bún hoặc làm nước canh tẩm bổ thì thật tuyệt vời.
Một cách nấu canh rau bình bát đơn giản hơn, tôm lột vỏ, tước chỉ, lấy má dao dập dập con tôm vẫn còn nguyên trạng, ướp chút nước mắm ngon, hành tím, tiêu. Sau đó khử chút dầu tao tôm xèo xèo trên bếp, cho ít nước vừa dùng.
Người nấu chỉ đợi nước sôi, thả rau bình bát vào nồi, đợi sôi hai lượt nữa thì nêm nếm cho vừa, nhắc nồi xuống. Múc bát canh vào tô, chọn mấy con tôm thả lên trên bát rau. Màu xanh đậm của lá làm nổi trội màu đỏ của chú tôm lột vỏ nhìn rất bắt mắt. Khi thưởng thức canh có nóng hôi hổi vẫn cảm thấy mát lừ từng muỗng canh đầu tiên trong cái nắng dữ dội mùa hè.
Trái bình bát có màu xanh, khi chín có màu đỏ rất đẹp, bên trong có nhiều thịt chứa nhiều hạt có vị ngọt thanh, thơm nhẹ. Nhiều người nghĩ cây bình bát dây là loại cây dại, quả chín có màu đỏ rực rỡ nên e ngại không dám ăn.
Trái bình bát dây xanh có vị đắng, chát, chua. Trái bình bát chín mềm rất đẹp, da mịn màng có vị ngọt, chua. Thực tế đã chứng minh, loại quả này không hề độc nên các bạn hãy yên tâm, khi ăn có thể nuốt hoặc nhả hạt tùy thích. Nhìn quả bình bát dây đẹp và lạ, khi ăn cảm giác như 1 loại dưa, ăn rất ngon, ngọt và mềm mềm như trái hồng chín vậy.
Công dụng của bình bát dây
Bình bát tươi tốt và ra hoa kết quả quanh năm, người dân có thể thu hái các bộ phận của cây để làm rau ăn hoặc làm thuốc. Dân gian thường sử dụng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau các khớp viêm; có người dùng dây lá phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mần trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để điều trị huyết áp.
Theo Đông y, dây bát có vị ngọt và tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc và dưỡng âm. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, táo bón, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt... Canh dây bình bát có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, còn vào mùa hè giúp thanh nhiệt giải hỏa, bồi bổ sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hay dùng
Chữa đái tháo đường
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đại học sư phạm TP. Hồ CHí Minh phát hiện dịch chiết dây bình bát có tác dụng ức chế Glucosidase. Đây là một trong những cơ sở chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị được bệnh tiểu đường của loại thảo dược này. Từ kết quả trên đã cho thấy việc sử dụng cây bình bát dây trong những bài thuốc hỗ trợ bệnh đái tháo đường của dân gian là có cơ sở khoa học.
Người bệnh bị tiểu đường hái lá non dây bát 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên sẽ giảm lượng đường đáng kể. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có thể sử dụng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống đều được.
Chữa nóng trong người nổi mụn nhọt, tiểu buốt, bí tiểu
Dây Mảnh bát 50g, phối hợp với rễ cây Chùm ngây 30g. Cam thảo dây 20g, thái nhỏ, sau đó phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể hái lá bình bát dây nấu canh ăn uống 2 lần trong ngày
Chữa lở loét, vết cắn do côn trùng...
Lá Bình bát để tươi, giã đắp sẽ chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng, nếu giã nát lá, thêm nước, gạn uống, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt và đau đầu. Hạt Mảnh bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bơi hàng ngày có tác dụng chữa trị ghẻ. Để có hiệu quả nhanh hơn có thể hái trái bình bát xanh nhai sống, tuy nhiên trái bình bát sống có vị đắng nên rất khó nhai.
Chữa trúng độc
Dùng dây Bình bát để điều trị trúng độc bằng cách lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc rễ phơi khô 30g đến 50g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml và uống làm 1 lần trong ngày.
Chữa bệnh trĩ
Để chữa trĩ, hãy lấy lá Mảnh bát tươi 50g, rau Diếp cá tươi 50g, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g, sắc uống trong ngày.
Những công dụng nổi bật khác của bình bát dây
Ngoài công dụng điều trị nổi mề đay, cây bình bát còn được dân gian sử dụng điều trị nhiều căn bệnh khác như: bệnh lao phổi bằng thân cây bình bát. Trị bệnh xương khớp bằng thân trái bình bátbát dây. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bình bát.
Điều trị lao phổi: Thân bình bát thái mỏng, phơi khô 20g. Đun với khoảng 1,2 lít nước để uống hàng ngày.
Điều trị bệnh xương khớp: Lấy trái bình bát đập dập, hơ nóng, chườm vào nơi bị đau nhức nhức hoặc nếu đau ở phần lưng bạn có thể để trái bình bát hơ nóng trên giường rồi nằm đè lên trên. Cách này giúp đánh tan các cơn đau ở vùng cơ và vùng khớp rất hiệu quả.
Điều trị bệnh tiểu đường Quả bình bát non bỏ hạt, thái mỏng phơi khô 5g, đun nước uống hàng ngày. Đây là cách làm đơn giản giúp nhiều bệnh nhân tiểu đường ổn định được đường huyết sau một thời gian ngắn.
Lưu ý khi sử dụng bát dây
Bình bát dây là một loài cây mọc hoang rất ít được trồng ở nước ta. Không nên sử dụng bình bát vào buổi chiều hoặc tối.
Bình bát dây có tính mát nên những ai hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, đau bụng cần hạn chế sử dụng. Ngoài bình bát dây thì còn có một loại khác nữa là bình bát thân gỗ với công dụng chủ yếu là điều trị lao phổi, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn nhé.
Khi sử dụng trái bình bát để chữa bệnh lâu dài, cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Vì họ là những người có chuyên môn nên sẽ tư vấn cách dùng cho phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người.
Khi điều trị bệnh bằng bình bát dây sẽ thì mức độ hiệu quả cũng như thời gian sử dụng cần thiết đối với từng người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Dây bình bát cũng là món ăn, vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên, đối với những bài thuốc ứng dụng nêu trên đối với người bệnh chỉ để tham khảo, khi dùng phải có đơn và hướng dẫn cụ thể.