Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13% Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi? |
Đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện còn 2 tháng/lần mới dừng ở mức ý tưởng. |
Xây dựng cơ chế điều chính giá bán lẻ điện đang là ý tưởng
Thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng Phòng Thị trường điện (Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, Chính phủ đã có điều chỉnh chu kỳ giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu từ 6 xuống 3 tháng.
Vì vậy, lộ trình xây dựng cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 3 tháng xuống 2 tháng, Bộ Công Thương đang giao cho Cục Điều tiết điện lực xây dựng nghị định về cơ chế điều chính giá bán lẻ điện bình quân và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
"Đây là nghị định mới, sẽ được xây dựng và ban hành đồng thời với thời gian có hiệu lực của Luật Điện lực (sửa đổi)", ông Minh cho biết.
Tuy nhiên, ông Minh cũng nhấn mạnh, việc xây dựng cơ chế điều chính giá bán lẻ điện bình quân xuống 2 tháng đang là ý tưởng. Cục Điều tiết điện lực đang lấy ý kiến các đơn vị. Phương án này đang lấy ý kiến của rất nhiều đơn vị, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động và cần thiết phải có thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh chu kỳ về giá bán lẻ điện bình quân xuống 2 tháng.
Sau khi tổng hợp các ý kiến, Cục Điều tiết điện lực sẽ báo cáo Bộ Công Thương tham mưu cơ chế phù hợp nhất tại thời điểm hiện tại cũng như thời gian sắp tới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thêm, đề xuất thay đổi chu kỳ điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là câu chuyện mang tính thị trường. Vì vậy, sẽ còn nhiều nội dung cần nghiên cứu thêm. Bộ Công Thương đã yêu cầu Cục Điều tiết điện lực phải có nghiên cứu và đánh giá rõ tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ 2 tháng một lần, 3 tháng một lần để so sánh, tìm ra hướng hợp lý nhất có thể.
Khẩn trương xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân (trái) tại Họp báo thường kỳ chiều 7/1. Ảnh: VGP |
Thông tin về công tác xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi), ông Nguyễn Quang Minh cho biết thêm, hiện nay, Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi).
Theo đó, khi Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực, Cục Điều tiết điện lực và Cục Kỹ thật An toàn và Môi trường công nghiệp phải xây dựng tổng cộng có 29 văn bản gồm 7 Nghị nghị và 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 20 thông tư. Riêng Cục Điều tiết điện lực xây dựng 21 văn bản quy phạm pháp luật trong tổng số 29 văn bản. Và đến 1/2/2025 khi Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực các văn bản pháp luật phải ban hành.
"Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn và lần đầu tiên Cục xây dựng một khối lượng văn bản pháp luật lớn như vậy", ông Minh thông tin.
Bên cạnh đó, thông tin về cơ chế chế giá điện hai thành phần, ông Nguyễn Quang Minh cho biết, vào tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có giao Cục Điều tiết điện lực thực hiện nghiên cứu xây dựng đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trực tiếp nghiên cứu xuất xây dựng cơ chế giá bán điện hai thành phần và EVN cũng đã báo cáo Bộ một số lần.
"Đây là một trong các chính sách mới ở Việt Nam, tác động đến tất cả các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, Cục đang tiếp tục yêu cầu EVN nghiên cứu số liệu và đánh giá tác động trước khi có đề xuất cụ thể Bộ Công Thương cũng như báo cáo cấp có thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho phép áp dụng theo lộ trình", ông Minh nói.
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy |
Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực? |
Doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng tìm cách giảm chi phí tiền điện |