Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy

Giá điện đang mua cao bán thấp khiến ngành điện thua lỗ. Các chuyên gia cho rằng, việc duy trì giá điện hiện nay sinh ra rất nhiều bất cập, gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện và cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế.
Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành Sửa đổi Luật Điện lực để xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, canh tranh, minh bạch Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không có chuyện điều hành giá điện có nhiều bất cập gây thua lỗ
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành.

Chiều 10/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp", sau khi Bộ Công Thương vừa công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2023. Chương trình tọa đàm về giá điện đã nóng ngay từ những câu hỏi đầu tiên khi các chuyên gia tập trung phân tích số liệu vừa được Bộ Công thương công bố, năm 2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 21.821 tỉ đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện.

Giá bán không bù đắp được chi phí

Nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho hay với chi phí sản xuất kinh doanh điện vừa được công bố, giá thành sản xuất kinh doanh điện là hơn 2.088,90 đồng/kWh, trong khi giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.953,57 đồng/kWh.

"Các con số trên cho thấy giá thành đang cao hơn giá bán 6,92%, có tình trạng mua cao bán thấp. Đầu vào theo thị trường nhưng đầu ra lại không tính đúng, tính đủ trong sản xuất kinh doanh điện, sẽ gây nhiều hệ lụy và bất cập cho sản xuất kinh doanh điện, cho cả nền kinh tế" - ông Thỏa đánh giá.

Theo ông Thỏa, nghị quyết 55 của Bộ Chính trị yêu cầu áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; xóa bỏ mọi rào cản bảo đảm giá điện minh bạch theo thị trường. Quy định của Chính phủ cũng nêu rõ khi đầu vào tăng thì giá bán điện sẽ điều chỉnh tương ứng.

Vì vậy cần thực hiện cơ chế giá điện theo đúng quy định để bù đắp các chi phí hợp lý, hợp lệ, tránh lỗ của ngành điện và bao cấp cho cả nền kinh tế.

"Tính đúng tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được, mà theo quy định của Nhà nước. Điều tiết giá điện theo công cụ thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia thị trường điện.

Đồng thời phải tách bạch chính sách an sinh xã hội, cho người nghèo trong cơ chế giá điện" - ông Thỏa nói.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng công bố giá thành điện năm 2023 với các nguyên tắc, cách thức tuân thủ đúng các quy định pháp luật nhưng giá bán điện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, giá thành phân phối thì rõ ràng đây là một bất cập.

Phân tích rõ hơn về những bất cập, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đối với điện thì không chỉ nói về giá cả, giá thành mà còn là vấn đề an ninh năng lượng, ổn định trong cung ứng điện.

Nếu giá bán điện thấp hơn giá sản xuất và nhà sản xuất vẫn bán bằng chi phí sản xuất thì thiệt hại dồn lên nhà phân phối, là không công bằng.

Nếu giá điện thấp, không đủ chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến nhà sản xuất điện và về lâu dài, không thúc đẩy sản xuất điện, ảnh hưởng đến an ninh, ổn định cung ứng điện. Thực tế vừa qua có thời điểm, nguồn cung điện không ổn định gây thiệt hại chung cho cả nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp...

Phải cải cách giá điện

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: việc tính đúng, tính đủ thì không phải EVN tính bao nhiêu cũng được mà có cơ chế, quy định của Nhà nước.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: việc tính đúng, tính đủ thì không phải EVN tính bao nhiêu cũng được mà có cơ chế, quy định của Nhà nước.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, kim chỉ nam để thực hiện cải cách giá điện phải tuân thủ quyết định của Bộ Chính trị và Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Nếu chúng ta tuân thủ các quyết định này thì giải quyết được rất nhiều vấn đề vì đã cho chúng ta định hướng theo thị trường, tức là đầu vào cứ tăng khoảng ngần này trong 3 tháng thì được điều chỉnh. Có nghĩa là giá điện bám sát sự biến động của thị trường, không hoàn toàn thả nổi theo cơ chế thị trường. Đây chính là cơ chế tính giá theo thị trường mà Nhà nước cho phép điều chỉnh làm sao ở mức độ hợp lý.

Khi đã có giá thành thì phải xác định đúng mục tiêu chính của việc điều hành giá điện trong mỗi một giai đoạn là gì, mục tiêu nào đặt lên hàng đầu. Mỗi một kỳ điều chỉnh phải xác định rõ mục tiêu điều chỉnh nhưng dù là mục tiêu gì đã theo cơ chế thị trường mà Bộ Chính trị và Chính phủ cho phép. Nguyên tắc xuyên suốt là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ cho ngành điện. Riêng thực hiện những điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề.

Về dài hạn, cần phải nhanh chóng sửa cơ chế chính sách giá điện trong Luật Điện lực. Lần này trong Luật Điện lực (sửa đổi), nguyên tắc điều hành giá như thế nào, căn cứ điều hành giá như thế nào, quy trình điều hành giá ra sao... phải rất mạch lạc, như vậy, với tầm nhìn dài hạn mới có thể xử lý được những yêu cầu đặt ra đối với một trong những vấn đề cốt lõi của ngành điện, đó chính là giá điện.

Đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Tiến Thỏa, TS Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, cho biết căn cứ pháp lý chúng ta đã có, các chỉ đạo cụ thể của Nhà nước đã có, vấn đề ở đây là chúng ta vẫn chưa sử dụng các công cụ đã có trong tay vì vậy không nên nghĩ đến những điều mới. Trước mắt, những gì đã có cần làm trước, các động thái như sửa Luật Điện lực và đưa ra những cơ chế, chính sách mới, Chính phủ đều đã làm.

Rõ ràng chúng ta đang nhìn thấy lộ trình cải cách toàn bộ ngành điện lực với định hướng tiến theo mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững của Việt Nam. Để làm được những việc này, đầu tiên là phải cải cách giá điện, trong trường hợp đó chúng ta mới có được những định chế, nền tảng cơ bản để chuyển đổi, chuyển dịch năng lượng theo hướng đưa nhiều hơn nguồn điện "sạch, xanh" trong cơ cấu sản xuất điện.

Trong trường hợp này, cũng có nhiều ý kiến về việc nguồn điện năng lượng tái tạo rẻ, tuy nhiên rẻ ở đây là chúng ta đang mua mà chưa tính đến những yếu tố vận hành, mới chỉ đơn thuần là phát điện và mức giá rẻ hơn so với điện than, điện khí. Tuy nhiên, nguồn điện gió, điện mặt trời có những yếu tố thách thức rất lớn về việc mất ổn định, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, biến động bất thường.

Nếu so giữa thủy điện với điện gió, điện mặt trời, tôi sẽ chọn thủy điện vì thủy điện ổn định hơn, điều tiết được và chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, nguồn thủy điện của chúng ta gần như đã cạn kiệt, các dự án đầu tư mới đều là mở rộng những dự án thủy điện sẵn có. Vì vậy điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm về bảo đảm an ninh năng lượng. Do đó, làm sao phải cân đối trong việc bảo đảm đủ điện và lợi ích của nhà đầu tư.

Trong trường hợp này, vai trò của EVN chính là làm sao bảo đảm được nguồn điện khi có những yếu tố biến động hay những yếu tố không kiểm soát được để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhất và an sinh xã hội. Còn những yếu tố khác liên quan đến kinh doanh phải để thị trường quyết định, để cho các doanh nghiệp tư nhân có những cơ hội đàm phán, điều chỉnh giá. Rõ ràng chúng ta hoàn toàn có thể bán điện cho người dân với những giờ khác nhau, giờ này có thể bán cao, giờ này có thể bán thấp.

Ngay trong câu chuyện điều chỉnh giá xăng dầu có lúc tăng, lúc giảm và giá điện cũng như vậy, nhưng xu hướng chung của giá điện sẽ tăng lên. Với những chi phí ngày càng tăng như tỷ giá thay đổi, chi phí sản xuất, sắt thép xi măng, nhân công... tăng lên thì không thể nào có giá điện rẻ đi được.

Chúng ta cần nhìn vào mặt dài hạn để có cách thức điều chỉnh giá điện bảo đảm tính ổn định nhưng vẫn phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận và có động lực đầu tư.

Chúng ta thấy rõ ràng chỉ cần thiếu điện, mất điện trong một thời gian thì thiệt hại cho nền kinh tế sẽ rất lớn.

Giá thịt lợn, giá điện kéo CPI tháng 5 tăng cao Giá thịt lợn, giá điện kéo CPI tháng 5 tăng cao
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện
Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ? Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai

Giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai

Giá tiêu hôm nay 18/4 trong nước nằm ở mức 157.000 – 159.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu Gia Lai tăng nhẹ 500 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê bất ngờ quay đầu giảm mạnh

Giá cà phê bất ngờ quay đầu giảm mạnh

Giá cà phê trong nước hôm 17/4 đầu giờ là 133.700 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg nhưng cuối ngày có dấu hiệu giảm và dự kiến hôm nay sẽ giảm tiếp.
Giá heo hơi giữ đỉnh giá, nhưng kỳ vọng tăng vẫn còn đó?

Giá heo hơi giữ đỉnh giá, nhưng kỳ vọng tăng vẫn còn đó?

Giá heo hơi hôm nay 18/4, bất ngờ lặng sóng, đồng loạt giữ giá đi ngang tại cả ba miền trong phiên sáng nay. Hiện tại, heo hơi trên toàn quốc được giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay đồng loạt giảm, theo đó, xăng RON 92 và xăng RON 95 cùng xuống dưới 19.000 đồng/lít.
Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt điều chỉnh giá vé tăng từ 2% đến 4% so với năm 2024, tùy theo từng đoàn tàu và cự ly di chuyển của hành khách. Tính đến ngày 15/4, số lượng vé đã bán trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là 70.600 vé, chiếm khoảng 59% so với lượng vé cung ứng.
Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 17/4, tiếp đà tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Nam, chững giá tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi tại ba miền dao động từ 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Hôm nay 17/4, thị trường tiêu trong nước duy trì đà tăng so với hôm qua, mức tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm giao động trong khoảng 156.500 - 159.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê tăng sốc như giá vàng?

Vì sao giá cà phê tăng sốc như giá vàng?

Hôm nay 17/4, giá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp đà tăng cao so với phiên giao dịch hôm qua, mức tăng từ 2.800 - 3.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua trung bình ở mức 132.800 đồng/kg.
Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Đầu giờ chiều 16/4, giá vàng miếng SJC nhảy vọt lên 114 triệu đồng/lượng, giữa lúc giá cao ngất ngưởng, dòng người xếp hàng chờ mua vẫn kéo dài, ngược lại rất ít khách muốn bán.
Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khoảng một tuần nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam đang tăng nhập. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh sáng nay (16/4), vọt lên mốc chưa từng có trong lịch sử - 111 triệu đồng/lượng.
Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/4 tăng mạnh liên tiếp từ 1,000 đến 1,500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 155,500 - 158,000 đồng/kg.
Giá heo hơi bất ngờ tăng vọt, liệu có xuất hiện tình trạng “sốt giá”?

Giá heo hơi bất ngờ tăng vọt, liệu có xuất hiện tình trạng “sốt giá”?

Giá heo hơi hôm nay 16/4, phục hồi rõ nét trên cả nước, miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung – Tây Nguyên có điểm sáng, miền Nam ghi nhận giá tăng tại nhiều địa phương. Hiện tại, heo hơi trên cả nước giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng liên tiếp sau khi Mỹ hoãn thuế quan

Giá cà phê tăng liên tiếp sau khi Mỹ hoãn thuế quan

Giá cà phê hôm nay 16/4 tăng mạnh bất ngờ từ 5.000 đến 5.200 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch ở mức 129,300 - 130,200 đồng/kg.
Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 15/4, giá vàng SJC tiếp tục tăng vọt, lên đỉnh cao kỷ lục mới gần 108 triệu đồng/lượng, đắt hơn nhẫn trơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng (bán ra). Giá vàng thế giới cũng bật tăng trở lại.
Tiêu bị mất mùa nên nhiều nông dân tin rằng sẽ được giá

Tiêu bị mất mùa nên nhiều nông dân tin rằng sẽ được giá

Giá tiêu hôm nay 15/4 tại một số vùng trồng trọng điểm không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch ở mức 154,000 - 157,000 đồng/kg. Vụ thu hoạch đang vào giai đoạn cuối, đa phần nông dân nhận thấy tiêu bị mất mùa nên tin rằng sẽ được giá.
Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương phía Bắc

Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương phía Bắc

Giá heo hơi hôm nay 15/4, tiếp tục tăng tại miền Bắc 2.000 đồng/kg, đưa giá lên mốc 70.000 đồng/kg. Còn giá heo hơi tại miền Trung và Nam giữ mức cao ổn định. Theo khảo sát, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Vượt bão thuế quan, giá cà phê tăng mạnh trở lại

Vượt bão thuế quan, giá cà phê tăng mạnh trở lại

Giá cà phê hôm nay 15/4 tiếp tục tăng từ 200 đến 600 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 124.300 - 125.200 đồng/kg.
Giá vàng lập đỉnh mới 107,5 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo gì?

Giá vàng lập đỉnh mới 107,5 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo gì?

Chiều nay 14/4, giá vàng miếng SJC lập kỷ lục mới ở 107,5 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá vàng miếng SJC bất ngờ cao hơn giá vàng nhẫn 9999 đến 2,5 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục gặp khó, nhà vườn lao đao

Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục gặp khó, nhà vườn lao đao

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh. Tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp khó khiến các doanh nghiệp, thương lái và nhà vườn lao đao.
Gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines

Gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines

Trong những năm qua, Philippines luôn là một trong số những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2025, trước tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết và những thiên tai, dịch họa khó lường, dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Giá vàng lập đỉnh mới 107 triệu đồng/lượng

Giá vàng lập đỉnh mới 107 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 14/4 trên thế giới tiếp tục tăng thẳng đứng, kéo giá vàng SJC vọt lên 107 triệu đồng/lượng. Hiện vàng trong nước đắt hơn thế giới từ 4 - 5 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi tiếp tục tăng tại một số địa phương

Giá heo hơi tiếp tục tăng tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 14/4, tiếp tục chứng kiến sự điều chỉnh theo chiều đi lên tại một số địa phương. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên cả nước đang được bán ra trong khoảng 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng cao sau tuần lượn sóng

Giá tiêu tăng cao sau tuần lượn sóng

Giá tiêu trong nước tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện giao dịch trong khoảng 154.000 – 157.000 đồng/kg.
Giá cà phê đang trở lại xu hướng tăng khi cơn bão thuế quan đi qua

Giá cà phê đang trở lại xu hướng tăng khi cơn bão thuế quan đi qua

Thị trường cà phê khép lại tuần giao dịch giảm gần 2% so với tuần trước. Theo chuyên gia về thị trường cà phê Nguyễn Quang Bình, giá cà phê tuần này khả năng tăng – giảm chia đều 50/50, không có xu hướng nào mạnh hơn.
Tình hình đặt chỗ, giá vé trên các đường bay dịp 30/4 đang diễn biến thế nào?

Tình hình đặt chỗ, giá vé trên các đường bay dịp 30/4 đang diễn biến thế nào?

Cục Hàng không Việt Nam thông tin, giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ lễ (từ ngày 29,30/4) tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay du lịch từ Hà Nội, TPHCM đến các địa phương đa phần đã đạt mức trên 50%.
Giá tiêu tăng liên tiếp, kỳ vọng lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp, kỳ vọng lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước tiếp tục đà tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 154.000 – 157.000 đồng/kg.
Giá cà phê tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng USD suy yếu

Giá cà phê tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng USD suy yếu

Giá cà phê tiếp tục tăng từ 2.000 đến 2.200 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 123.700 – 125.000 đồng/kg sau khi Tổng thống Trump công bố hoãn áp thuế 90 ngày.
Giá heo hơi cao nhất ở mức 74.000 đồng/kg

Giá heo hơi cao nhất ở mức 74.000 đồng/kg

Tuần này, thị trường heo hơi ba miền tăng mạnh từ 1.000 - 4.000 đồng. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi với giá từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động