Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành

Với hiện trạng ngành điện Việt Nam hiện nay, tại Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện", các chuyên gia đã phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề thu hút đầu tư vào ngành điện, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay, việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường...
Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ? EVN trả hơn 50 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày, giá điện sẽ tiếp tục tăng? Đề xuất cơ chế hỗ trợ, ưu đãi giá điện cho các trạm sạc xe điện
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện? Ảnh : Hoàng Giám
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện? Ảnh: Hoàng Giám

Là sản phẩm hàng hóa đặc thù, được coi như đầu vào của mọi đầu vào, điện năng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ đời sống dân sinh, bảo đảm an ninh-quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, trong thu hút đầu tư vào sản xuất điện, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, cũng còn không ít những khó khăn, vướng mắc tạo nên những "nút thắt", "rào cản", trong đó lớn nhất là những điểm còn chưa hợp lý trong cơ cấu giá thành, cách tính giá điện như hiện nay còn dưới giá thị trường trong bối cảnh giá đầu vào của ngành điện như than, dầu, khí luôn biến động và neo cao và chúng ta vẫn đang đi trên "lộ trình tính đúng, tính đủ giá bán điện trong nền kinh tế thị trường".

Với hiện trạng ngành điện Việt Nam hiện nay, các nguồn điện giá rẻ đã cơ bản hết tiềm năng phát triển, trong quy hoạch điện VIII, Việt Nam tập trung phát triển mạnh điện khí và điện gió ngoài khơi. Đây là hai loại hình có giá thành khá cao, đòi hỏi huy động lượng vốn lớn.

Giá điện đang có 4 bất cập rất lớn

Là chuyên gia về giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa phân tích, giá điện của chúng ta đang có 4 bất cập rất lớn.

Bất cập thứ nhất có tính chất bao trùm là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường. Như Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đã đánh giá là chính sách năng lượng của chúng ta còn bất cập và chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường. Chưa phù hợp với cơ chế thị trường có nghĩa là gì? Chúng ta đều biết toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất điện như than, khí, dầu, tỷ giá… đã theo thị trường. Giá thị trường thế giới thế nào, trong nước thế nào đều phản ánh vào giá hết. Thế nhưng giá đầu ra lại không phản ánh được những biến động của các chi phí đó; có lúc thì điều chỉnh quá lâu, có lúc điều chỉnh lại không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh điện. Cho nên sản xuất kinh doanh điện gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu mới nhất 2 năm 2022 – 2023 gần đây thì chính cách điều hành như vậy đã gây lỗ của ngành điện khoảng 47.500 tỷ đồng. Đây là khó khăn lớn cho việc cải thiện dòng tiền của ngành điện để đầu tư, phát triển nguồn và lưới.

Thứ hai, giá điện hiện nay chúng ta kỳ vọng và giao cho nó gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu. Chúng ta muốn phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát. Rất nhiều mục tiêu. Có những mục tiêu ngược chiều nhau. Xử lý các mục tiêu đó rất khó hài hòa, không đảm bảo được mong muốn mà chúng ta đặt ra. Cho nên chúng ta phải có tính toán hợp lý vai trò của giá điện, cái nào là mũi nhọn.

Như Nghị quyết 55 nói, phải dùng những biện pháp như là thuế, phí, các quỹ điều tiết các thị trường để điều tiết thị trường điện chứ không chỉ trông cậy vào việc kiềm chế giá thấp để đảm bảo được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Phải tính toán lại chính sách phát điện từ chính sách thị trường này.

Thứ ba là bất cập trong cơ chế bù chéo giá điện hiện nay, để kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng. Phó giáo sư Bùi Xuân Hồi đã tham gia Đề án cải tiến biểu giá điện từ năm 2019 và cũng đã tính giảm dần bù chéo nhưng cuối cùng vẫn chưa làm được. Bù chéo ở đây thể hiện cái gì? Bù chéo giữa nhóm những người tiêu dùng điện sinh hoạt với nhau - bậc cao bù cho bậc thấp, bù chéo giữa giá điện sinh hoạt trong sản xuất ở mức độ nhất định. Tất nhiên là giá điện trong sản xuất phải thấp hơn bởi vì tiêu dùng điện hạ áp giá đắt hơn nhưng vẫn có bù chéo nhất định giữa điện cho sinh hoạt đối với điện sản xuất.

Và một điểm nữa là bù chéo về giá điện giữa các vùng miền với nhau. Điện ở các xã, huyện hải đảo thường 7.000-9.000, nhưng chúng ta vẫn bán 1.000-2.000, tức là lấy vùng thấp bù cho vùng cao...

Bất cập thứ tư là giá điện chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội. Nhưng thực tế chưa dứt khoát trong thực hiện các chính sách xã hội. Ví dụ đối với người thu nhập thấp, người nghèo được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền điện, tách ra được. Nhưng trong biểu giá điện vẫn còn thể hiện những chính sách an sinh xã hội đối với những người thu nhập thấp thì giá bán 92-95% so với giá bán lẻ bình quân. Vẫn còn cách đó, hay giá bù cho các vùng miền...

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu nêu ra mấy điểm lưu ý về giá điện. Thứ nhất là tính hệ thống của chính sách phải luôn đồng bộ. Nói đầu vào, thu hút đầu vào là phát điện, sản xuất điện… mà đầu ra không hợp lý thì rõ ràng không hiệu quả, thậm chí rất khó vận hành. Nói gì thì nói, phải cải cách toàn diện đồng bộ. Một trong những điểm chúng ta đã nhận thức và được Nghị quyết 937 của Quốc hội nói rất rõ, cơ chế giá điện, cơ chế điều hành giá điện chậm thay đổi. Đây là một thực tế.

Nhìn ở góc độ rộng, giá điện không chỉ tác động đến ngành điện mà có những tác động lớn hơn đến sự vận hành và tái cấu trúc nền kinh tế. Ông Hiếu lấy ví dụ: Như giá điện được điều hành một cách đúng đắn và hợp lý thì sẽ thúc đẩy cả chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm điện trong các hộ gia đình, cá nhân… Tất cả những cái này đều có tác động không chỉ thu hút đầu tư sản xuất nguồn điện trong khi thúc đẩy rất lớn kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, xanh sạch, net zero. Như vậy phải nhìn thấy tầm quan trọng của cơ chế giá điện, nó tác động toàn diện. Chuyên gia Hiếu cho rằng, rất mừng là Chính phủ đang rà soát và sửa đổi Luật Điện lực. "Tôi có cơ hội nghiên cứu và góp ý kiến bước đầu của Luật này, tôi thấy có nhiều nội dung chúng ta thảo luận hôm nay cũng đã bắt đầu được nhận diện và thể chế hóa trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần này", ông Hiếu nói.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu đã đưa ra một số kiến nghị về mặt nguyên tắc thế: Thứ nhất, sửa đổi Luật Điện lực lần này là một cơ hội, phải tận dụng cơ hội này, nếu không ta sẽ mất 5-7 năm sau mới có thể sửa chữa. Tôi nhất trí quan điểm hiện nay tính giá để xác định ra giá sản xuất. Nhà làm chính sách luôn phải biết được đầu tiên sản xuất ra 1 kWh điện thì chiếm bao nhiêu phần trăm giá thành. Cái này rất quan trọng ở chỗ thúc đẩy suất tiết kiệm hơn. Cứ tính đúng tính đủ, công bố công khai, so sánh với các nước. Về nguyên lý kinh tế, mọi nguồn lực phải được nhận diện đúng đủ, hạch toán đủ về kinh tế hãy sản xuất.

Thứ hai, phải tách bạch. Với giá như vậy, để giảm giá thành, tự khắc tạo áp lực cho doanh nghiệp cạnh tranh để giảm giá thành. Tác động lớn lắm. Tiếp theo là tách bạch giá bán điện, nhưng nếu chúng ta không biết được chính xác giá sản xuất bao nhiêu thì làm sao có thể điều hành giá bán phù hợp cho các nhóm đối tượng khác nhau. Nên tôi nhất trí với quan điểm việc tính giá điện, cứ tạm gọi là giá sản xuất, không nên đưa quá nhiều mục tiêu chính sách vào đây mà gây méo mó. Đầu tiên cứ tính đúng tính đủ. Luật Đất đai vừa qua cũng thể hiện rõ nguyên tắc này, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Giá đó tác động tốt hay bất lợi thế nào đến đời sống, hoạt động kinh doanh, thị trường thì điều chỉnh bằng nhóm chính sách khác, các chính sách về giá, tiền sử dụng đất, cắt giảm bớt mức thu tiền sử dụng đất đi hay giá có biến động thì Luật Đất đai có cơ chế ổn định tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong một chu kỳ 5 năm chẳn hạn. Hay với nhóm đối tượng khó khăn, nghèo thì có hẳn chính sách an sinh xã hội khác. Đầu tiên, tính đúng, tính đủ và tách bạch chính sách điều tiết và việc tính giá.

Liên quan đến cơ cấu ngành điện, có cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, thì cơ chế tài chính ở đây cần minh bạch, đâu là trợ cấp xã hội, đâu là bù giá, đâu là kinh doanh, phải tách bạch.

Thứ ba, chuyên gia Hiếu rất muốn thúc đẩy tính thị trường, tăng sự cạnh tranh trong mọi hoạt động, mọi khâu của điện lực. Trong việc bán điện và tính giá thì phải tăng tính cạnh tranh và tính thị trường. Tính thị trường ở đây có nhiều yếu tố như khi nào giá cả đầu vào biến động thì được điều chỉnh giá đầu ra. Có biến động mà mình không kiểm soát, bỏ ngỏ 6 tháng 1 năm mới điều hành thì đó không phải là thị trường. Phải thị trường hơn trong cách điều hành.

Tiếp đến là cạnh tranh trong bán lẻ. Rõ ràng để dùng cơ chế thị trường nhiều hơn thì sẽ giảm giá bởi có cạnh tranh thì có xu hướng kiểm soát độc quyền, người tiêu dùng mới có cơ hội được hưởng giá cả cạnh tranh hơn.

Thứ tư, trong cơ chế hiện nay vẫn phải kiểm soát giá sản phẩm này nên cá nhân tôi thấy khung giá và cách tính giá theo Quyết định 28 chưa thực sự khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Tôi mong lần này trong cơ cấu quản lý giá thì khung giá phải hướng mạnh đến việc thực sự tạo ra áp lực sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, phân khúc theo nhiều tiêu chí gọi là mức độ sử dụng, giờ sử dụng… Tất cả những cái này phải mang tính chất phân biệt và cạnh tranh hơn để tạo ra áp lực sử dụng tiết kiệm điện. Để đồng bộ cái này, nên có chính sách để thúc đẩy sản xuất kinh doanh sử dụng năng lượng tiết kiệm.

"Tôi cho rằng việc sửa đổi luật lần này rất quan trọng để có thể sửa đổi căn cơ hơn", ông Hiếu nhấn mạnh.

Đề xuất luật hóa về giá điện

Ông Nguyễn Đình Tuấn – Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động: Để có thể phát triển đa dạng nguồn điện, phải có rất nhiều cơ chế thu hút đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Nguyễn Đình Tuấn – Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động: Để có thể phát triển đa dạng nguồn điện, phải có rất nhiều cơ chế thu hút đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Nguyễn Đình Tuấn – Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động có một số đề xuất mang tính chất riêng của nhiệt điện than, cũng là ý kiến của các nhà làm điện. Đó là việc liên thông điều chỉnh từ giá nhiên liệu đầu vào đến giá điện. Đặc biệt như nhiệt điện than còn liên quan đến giá của các nguyên liệu và chuyển đổi, cần có cơ chế liên thông linh hoạt trong tính toán và điều hành.

Thứ hai là hệ thống lưới. Đây là một bài toán, nếu như đầu tư lâu dài về mặt an toàn hệ thống, an ninh hệ thống cần phải có một hệ thống truyền tải đủ đảm bảo cũng như hệ thống truyền tải thông minh để có thể cân được nguồn từ các vùng, các miền, các thời điểm…

Thứ ba là cơ chế mua bán điện. Lộ trình thì Chính phủ cũng đã có bán điện trực tiếp. Tuy nhiên, để giải quyết được trong bối cảnh cũng như nhu cầu hiện tại, cần rất nhiều cơ chế và sự tham gia của nhiều ngành, đặc biệt là hệ thống hành lang pháp lý để các đơn vị, tổ chức lớn có thể mua trực tiếp từ các nhà máy. Đặc biệt nữa là việc đầu tư thêm các hệ thống dự trữ năng lượng cho các nhà máy năng lượng tái tạo. Đó là những gì theo chúng tôi sẽ ảnh hưởng lâu dài, bền vững đến hệ thống điện Việt Nam.

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu chỉ ra những việc cần làm với ngành điện, thứ nhất, để giảm giá thành điện, phải nghĩ đến các thể chế, chính sách khác có giúp cho việc sản xuất điện tiết kiệm hơn không, ví dụ, quy trình, thủ tục đầu tư. Theo tôi, phải rà soát luôn, nếu cải cách được cả quy trình đầu tư để phát triển một dự án điện; quy trình, thủ tục về tham gia bán buôn, bán lẻ điện… giảm đi, rõ ràng sẽ tạo cơ hội để giảm giá.

Thứ hai, giá điện có tác động đến đời sống kinh tế, xã hội, vì vậy phải rà soát chính sách hỗ trợ về bán điện cho các đối tượng. Việc này phải thực hiện luôn, nhưng vẫn trên nguyên tắc cơ chế tài chính tách bạch, Nhà nước tách bạch giữa việc hỗ trợ với việc kinh doanh.

Thứ ba, thúc đẩy bán điện cạnh tranh, làm sao để có sự tham gia của nhiều bên hơn. Như vậy, cùng với hệ thống, cần tìm mọi cách để có giá điện tốt nhất với phương hướng tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Về phần mình, ông Bùi Xuân Hồi cũng cho rằng nếu giá điện điều hành theo hướng đa mục tiêu, thì người bán điện lớn nhất cho hộ tiêu dùng cuối cùng là EVN, hiện chỉ nắm một chút nguồn và phải đi mua điện của nhiều nơi, sẽ phải chấp nhận lỗ, tức Nhà nước mất vốn.

Việc không có lợi nhuận sẽ không đảm bảo nguồn vốn, dòng tiền và việc tái đầu tư vào ngành điện. Khi không thể có nguồn và lưới điện, có thể dẫn tới khả năng thiếu điện tiếp tục xảy ra.

Vì vậy, ông khuyến nghị Thủ tướng cần tiếp tục quyết liệt ở cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Bởi không thể để một văn bản quan trọng về điều hành giá điện áp dụng từ năm 2014 đến nay chưa được điều chỉnh.

Cơ cấu biểu giá và cơ chế điều hành giá nên luật hóa ở mức độ cao hơn. Xăng dầu hiện nay điều hành một tuần/lần, điện có thể không làm được như vậy nhưng có thể quy định ở cấp độ luật điều chỉnh 3 tháng/lần điều chỉnh thì giá điện sẽ cơ bản ổn định hơn.

Từ 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần Từ 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện
Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê sẽ tiếp tục neo cao, nhưng khó để vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê sẽ tiếp tục neo cao, nhưng khó để vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 29/8 tại thị trường trong nước tăng mạnh 1.200 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 121.200 - 122.100 đồng/kg.
Giá vàng nhẫn xác lập đỉnh cao chưa từng có

Giá vàng nhẫn xác lập đỉnh cao chưa từng có

Giá vàng thế giới vọt tăng mạnh trở lại, hướng tới kỷ lục mới. Vàng nhẫn trong nước tăng theo thế giới, xác lập đỉnh cao chưa từng có 78,65 triệu đồng/lượng (bán ra).
Dự báo chu kỳ tăng giá tiêu sẽ tiếp tục kéo dài

Dự báo chu kỳ tăng giá tiêu sẽ tiếp tục kéo dài

Giá tiêu hôm nay chững lại ở các vùng trọng điểm so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất tại 144.000 đồng, dao động ở vùng giá 143.000 – 144.000 đồng/kg, riêng tại Gia Lai tăng nhẹ 500 đồng/kg lên mức 144.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Nhiệt độ tăng, năng suất giảm… sẽ khiến giá quả cà phê tăng vọt

Nhiệt độ tăng, năng suất giảm… sẽ khiến giá quả cà phê tăng vọt

Thị trường cà phê trong nước hôm nay 28/8 tăng nhẹ 200 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua, nằm trong khoảng 119.400 - 120.400. Theo giới chuyên gia, khi nhiệt độ toàn cầu tăng, năng suất giảm và côn trùng đi kèm với thời tiết nóng hơn buộc người phải phun thuốc trừ sâu thường xuyên hơn sẽ khiến giá quả cà phê tăng vọt.
Thị trường bất động sản sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024

Thị trường bất động sản sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024

Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 vừa công bố sáng 26/8.
Giá vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục mới

Giá vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục mới

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới 78 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều giảm sau đợt tăng mạnh.
Trước khi vào vụ thu hoạch mới, việc thiếu hồ tiêu là chắc chắn

Trước khi vào vụ thu hoạch mới, việc thiếu hồ tiêu là chắc chắn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giữ ổn định, dao động quanh ngưỡng 143.000-144.000 đồng/kg. Theo chuyên gia, từ nay đến thời điểm trước khi vào vụ mới (khoảng tháng 1 Dương lịch) việc thiếu hàng là chắc chắn.
Vì sao chuyên gia nhận định cuối tháng 10/2024 giá cà phê sẽ điều chỉnh mạnh?

Vì sao chuyên gia nhận định cuối tháng 10/2024 giá cà phê sẽ điều chỉnh mạnh?

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ 200-400 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 119.200 - 120.200 đồng/kg. Theo các chuyên gia, vào cuối tháng 10/2024, khi Việt Nam bắt đầu vụ thu hoạch mới giá cà phê sẽ điều chỉnh mạnh.
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng theo giá vàng thế giới

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng theo giá vàng thế giới

Giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục tăng cao, lập kỷ lục mới 78,5 triệu đồng/lượng (bán ra), còn vàng miếng SJC vẫn giữ nguyên.
Chuyên gia lạc quan dự đoán chu kỳ tăng giá của hồ tiêu còn kéo dài

Chuyên gia lạc quan dự đoán chu kỳ tăng giá của hồ tiêu còn kéo dài

Giá tiêu đầu giờ sáng nay 26/8 giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, dao động ở vùng giá 143.000 – 144.000 đồng/kg. Tổng kết tuần trước, giá tiêu nội địa tăng trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Thị trường cà phê sẽ tiếp tục đi theo quỹ đạo tăng giá

Thị trường cà phê sẽ tiếp tục đi theo quỹ đạo tăng giá

Giá cà phê hôm nay 26/8 giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 119.000 - 119.800 đồng/kg. Ước tính khoảng gần 98% vụ cà phê mới của Brazil đã được thu hoạch, thị trường cà phê sẽ tiếp tục đi theo quỹ đạo tăng giá vào cuối năm.
Các bạn trẻ muốn có nhà tại Hà Nội ngày càng xa vời

Các bạn trẻ muốn có nhà tại Hà Nội ngày càng xa vời

Đó là nhận định của ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản BHS trước đà tăng giá phi mã của bất động sản Hà Nội.
Chuyên gia: Giá hồ tiêu không chỉ lên mức 300.000 – 400.000 đồng/kg mà có khi còn lên nữa

Chuyên gia: Giá hồ tiêu không chỉ lên mức 300.000 – 400.000 đồng/kg mà có khi còn lên nữa

Giá tiêu hôm nay ngày 25/8 giảm 1.000 đồng/kg ở các vùng trọng điểm so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất 144.000 đồng, dao động ở vùng giá 143.000 – 144.000 đồng/kg, duy chỉ có tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, đưa giá lên mức 143.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng nhẹ, nông dân Tây nguyên lạc quan đón niên vụ mới

Giá cà phê tăng nhẹ, nông dân Tây nguyên lạc quan đón niên vụ mới

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (25/8) tăng nhẹ so với cùng thời điểm hôm qua, nằm trong khoảng 119.000 - 119.800, mức tăng 1.000 đồng/kg.
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố điều chỉnh bảng giá đất sát với thực tế để tránh trục lợi trong đấu giá.
Người mua vàng nhẫn từ đầu năm, đến nay lãi khoảng 15 triệu đồng/lượng

Người mua vàng nhẫn từ đầu năm, đến nay lãi khoảng 15 triệu đồng/lượng

Nếu tính chung từ đầu năm tới nay, vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ của thương hiệu vàng quốc gia đã bật tăng khoảng 16 triệu đồng/lượng. Người mua mặt hàng này từ đầu năm hiện nắm trong tay khoản lãi khoảng 15 triệu đồng/lượng, tức lãi ròng hơn 22%.
Chương trình “khuyến mại tập trung quốc gia 2024” sẽ diễn ra từ 2/12-31/12/2024

Chương trình “khuyến mại tập trung quốc gia 2024” sẽ diễn ra từ 2/12-31/12/2024

Để kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh góp phần phục hồi, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2245QĐ-BCT về tổ chức "Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024".
Giá tiêu trong nước giữ ổn định sau 5 ngày tăng mạnh

Giá tiêu trong nước giữ ổn định sau 5 ngày tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giữ ổn định sau 5 ngày tăng mạnh, giao dịch trong khoảng 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Tại sao giá cà phê quay đầu giảm trở lại?

Tại sao giá cà phê quay đầu giảm trở lại?

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 118.500 - 119.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá thế giới được hỗ trợ bởi tín hiệu nguồn cung và tiếp tục tăng trở lại.
Hơn 8.300 căn hộ sắp được “bơm” vào thị trường bất động sản

Hơn 8.300 căn hộ sắp được “bơm” vào thị trường bất động sản

6 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được UBND thành phố Hà Nội cập nhật đợt 3 sẽ cung cấp 8.300 căn hộ.
Trứng đà điểu Australia đắt đỏ, vì sao vẫn hút khách mua?

Trứng đà điểu Australia đắt đỏ, vì sao vẫn hút khách mua?

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, trứng đà điểu Australia đang được rao bán khá nhiều. Có trọng lượng chỉ bằng một nửa so với trứng đà điểu trong nước nhưng có giá bán lên tới gần một triệu đồng/quả. Mặc dù giá cao nhưng vẫn thu hút đông đảo thực khách săn lùng.
Chuyên gia nhận định: Khả năng vàng tăng giá như trước sẽ không còn

Chuyên gia nhận định: Khả năng vàng tăng giá như trước sẽ không còn

Giá vàng hôm nay 23/8 trên thị trường quốc tế giảm nhẹ. Trong khi đó, vàng nhẫn 4 số 9 được SJC giảm 200.000 đồng, đưa giá mua xuống 76,9 triệu đồng và bán ra xuống 78,2 triệu đồng.
Thế giới tăng mua, giá tiêu Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng mạnh

Thế giới tăng mua, giá tiêu Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng mạnh

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 23/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng mạnh, ghi nhận tăng nhiều nhất 2.000 đồng/kg, giao dịch quanh mốc 144.000 -145.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 145.000 đồng/kg.
Tổng giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 3,9 tỷ USD

Tổng giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 3,9 tỷ USD

Trong tháng 8 năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng mạnh, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Thị trường cà phê đang rất nhạy cảm trước tin tức từ nhà cung cấp

Thị trường cà phê đang rất nhạy cảm trước tin tức từ nhà cung cấp

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng rải rác 100 đồng/kg ở một số vùng trồng, trái ngược so với sự quay đầu giảm mạnh trên sàn quốc tế. Hiện cà phê đang giao dịch trong khoảng 119.000 - 119.800 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Từ 15h hôm nay (22/8), sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu đồng loạt quay đầu giảm.
Giá vàng nhẫn neo cao, vàng miếng SJC đứng im

Giá vàng nhẫn neo cao, vàng miếng SJC đứng im

Giá vàng thế giới hôm nay ít biến động, trong khi đó, giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục neo ở đỉnh trong khi vàng miếng SJC đứng yên.
Giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế

Giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 1.000-2.500 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng. Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao, trong khi nguồn cung hạn chế.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng sẽ làm tăng giá cà phê

Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng sẽ làm tăng giá cà phê

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng 1.100 - 1.200 đồng/kg tùy vùng trồng, giao dịch trong khoảng 119.000 - 119.800 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động