Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực |
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) được thiết kế dự kiến gồm 9 chương với 121 điều, quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện lực, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.
Thể chế hoá đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về năng lượng
Theo Nguyên PCN Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến, Luật Điện lực được Quốc hội thông qua năm 2004 sau 04 lần sửa đổi, bổ sung đã làm cơ sở phát lý cho phát triển ngành điện lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của đất nước và Nhân dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, đến nay cho thấy có những hạn chế, bất cập tỏng quy định Luật Điện lực và thực tiễn thực hienj luật, do đó cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Điện lực nhằm tiếp tục thể chế các chủ trương, đường lối của Đảng và phát triển điện lực, đặc biệt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; tăng cường phân công, phân cấp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về điện lực. Việc sửa đổi Luật Điện lực lần này cũng nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cùng quan điểm TS. Hoàng Anh, Khoa Điện - Trường Điện - Điện tử - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, việc sửa đổi Luật Điện lực lần này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường năng lượng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cải thiện các hạn chế, yếu kém của ngành năng lượng trong thời gian vừa qua như Nghị quyết 55-NQ/TW đã xác định: "Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn một số hạn chế. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp. Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hoá và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hoá cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế..."
Đảm bảo phát triển năng lượng bền vững |
TS. Hoàng Anh lưu ý, Nghị quyết 55-NQ/TW đã xác định cần "Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch". Tuy nhiên, tại Điều 28 và Điều 29 dự thảo liên quan tới điện tự sản tự tiêu có đưa yêu cầu "Công suất phát triển bảo đảm không lớn hơn công suất trung bình của phụ tải điện và sản lượng điện tiêu thụ trung bình của tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị điện lực" mà không có diễn giải rõ ràng về khái niệm "công suất trung bình của phụ tải điện". Ngoài ra, trong thực tế thì khi nguồn điện tự sản tự tiêu có đi kèm pin lưu trữ thì hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống với công suất lớn hơn công suất trung bình của phụ tải điện để phục vụ mục đích tự sản tự tiêu mà không gây ảnh hưởng tới lưới điện.
Bên cạnh đó, trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cũng không nêu về hình thức bên thứ ba đầu tư (mô hình công ty dịch vụ năng lượng ESCO). Nếu không khuyến khích hình thức này thì rất khó huy động nguồn tài chính đầu tư cho các dự án điện tự sản tự tiêu.
Vì vậy, TS. Hoàng Anh kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, rà soát lại quy định nêu trên đảm bảo phù hợp và thể chế hóa theo quan điểm tại Nghị quyết 55-NQ/TW.
Nêu quan điểm, PGS.TS. Trần Thanh Sơn - Trưởng Khoa Kỹ thuật Điện, Trường Đại học Điện lực nhấn mạnh, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia. Nội dung của Dự thảo đã cập nhật, bổ sung nhiều vấn đề mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn, như nội dung về kế hoahcj thực hiện quy hoạch, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Trong đó, đề cập đến phát triển điện tự sản tự tiêu từ nguồn năng lựng tái tạo, năng lượng mới và cho phép đấu nối với hệ thống điện.
Liên quan tới nội dung về hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động điện lực, PGS.TS. Trần Thanh Sơn cho biết, Nghị quyết số 55-NQ/TW đề cập tới “Phát triển khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng” tuy nhiên dự thảo luật chưa đề cập đến vấn đề này, mới chỉ dừng lại ở vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động điện lực. Quy định như vậy mới chỉ dừng lại ở việc “ứng dụng khoa học công nghệ” chưa có nội dung đào tạo và nghiên cứu phát triển. Do đó, đề xuất tách Điều này thành 2 Điều riêng về: Đào tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động điện lực; Hợp tác quốc tế.
PGS.TS. Trần Thanh Sơn cũng đề xuất, cần sắp xếp các yêu cầu của việc lập quy hoạch theo mức độ quan trọng. Theo đó, một số yêu cầu có thể lồng ghép vào nhau để tránh trùng lặp. Đồng thời, nên bổ sung thêm các yêu cầu: Đúng với chủ trương, đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng; cân bằng năng lượng vùng; bảo đảm khả năng dự phòng; mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa |
Phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch
Về cơ chế quản lý, điều tiết giá điện, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, do chính sách giá điện đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 55-NQ/TW như: “Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng”, “Minh bạch giá mua bán điện”; “Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền”… Do đó, không cần viết lại và mở rộng thêm những nội dung không phù hợp với tinh thần, với quan điểm của Nghị quyết. Để luật hóa các quan điểm chỉ đạo về giá của Nghị quyết số 55-NQ/TW đề nghị, bỏ việc quy định cụ thể như dự thảo luật và ghép vào thành nội dung về “Nguyên tắc định giá điện” gồm: nguyên tắc định giá, căn cứ định giá, phương pháp định giá, điều chỉnh giá và thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.
Đồng thời, đối với chính sách xã hội trong giá mà dự thảo luật đề cập như: Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng phương án hỗ trợ giảm tiền điện; giá bán điện ở vùng biên giới, hải đảo; Nhà nước hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội;… Đề nghị, không đưa các nội dung này gộp vào chính sách giá mà phải đưa vào mục riêng về chính sách hỗ trợ tiêu dùng điện, đảm bảo thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 55-NQ/TW là: Phải tách bạch giữa giá điện với chính sách xã hội… và Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp.
Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị, bổ sung một số quy định cần thiết để nâng cao trách nhiệm của đơn vị bán điện đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định của dự thảo Luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các luật khác như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư;…./.
Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được khai mạc vào ngày mai (19/8) |
Chuẩn bị “từ sớm, từ xa” đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho Kỳ họp thứ 8 |