Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi?

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, với mức tăng giá điện bình quân đầu vào là 2% trở lên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc giảm thời gian điều chỉnh giá điện xuống 2 tháng/lần rất khó khả thi.
Tăng giá điện: EVN có thoát lỗ? Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%
 Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi? Ảnh  VGP
Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi? Ảnh VGP

Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Một trong những điểm mới của dự thảo là đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng/lần, xuống 2 tháng/lần.

Đặc biệt, khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên (thay vì từ 3% như hiện nay), Tập đoàn điện lực VN (EVN) có quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện.

Theo lý giải của Bộ Công thương, giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận nhằm bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

Đồng thời, quy định mới phù hợp với chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về "tránh giật cục" trong quá trình điều chỉnh giá điện, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm. Bộ này cũng cho rằng việc xây dựng Dự thảo nghị định mới, xác định lợi nhuận các khâu nhằm đảm bảo cơ sở thực hiện ngay khi luật Điện lực có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 tới.

Liệu có khả thi?

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong đánh giá với những quy định mới mà cơ quan soạn thảo đã đề xuất có thể khiến nhiều người băn khoăn.

Ông Phong cho hay, quy định 2-3 tháng điều chỉnh giá điện một lần hay mức điều chỉnh giá điện tăng từ 2-3% không phải là vấn đề quá lo ngại nếu chi phí đó là hợp lý. Điều quan trọng, điều chỉnh giá điện cần đi kèm với trách nhiệm giải trình, kiểm toán và cạnh tranh tự do.

"Điều chỉnh giá cần có lên có xuống, đảm bảo minh bạch chi phí và hiệu quả quản lý. Việc giá điện chỉ tăng sẽ gây bức xúc cho nhiều người, ảnh hưởng đến kinh tế và cạnh tranh” - ông Phong nêu ý kiến.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cũng cho rằng, theo quy định hiện nay thì tối thiểu 3 tháng được điều chỉnh giá điện, tuy nhiên thực tế thì chưa khi nào giá điện được điều chỉnh dưới 6 tháng.

Những năm qua, có thời điểm một năm hoặc vài năm, giá điện mới được điều chỉnh một lần, dù quy định cho phép có thể 3 tháng (Quyết định 05/2024), hoặc 6 tháng (Quyết định 24/2017) được điều chỉnh giá điện một lần. Vì thế sức ép lên giá điện rất lớn, chỉ thấy tăng giá chứ chưa giảm. Do vậy, ông Đình cho rằng nhà quản lý chỉ cần thực hiện được như quy định hiện hành, không cần thiết phải sửa đổi xuống hai tháng như dự thảo đề xuất.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình đặt vấn đề về tính khả thi đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện của Bộ Công Thương. Theo ông, quy định điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần chưa được thực thi đầy đủ, nghiêm túc, thì việc đề xuất rút ngắn xuống 2 tháng "có làm được không".

Mặt khác, việc minh bạch chi phí sản xuất cho từng loại nguồn điện, khâu vận hành - cơ sở đưa ra mức giá phù hợp cũng là bài toán được đặt ra. Ông Đình dẫn ví dụ ở Thái Lan, điện khí LNG chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn của nước này. Tuy nhiên, LNG trên thị trường thế giới biến động liên tục, nên họ điều chỉnh giá thành 3 tháng một lần, làm cơ sở thay đổi mức bán lẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chi phí sản xuất, kinh doanh điện thường công bố mỗi năm 1 lần nên nhiều người vẫn băn khoăn về tính minh bạch, hiệu quả của ngành, nhất là khi thị trường điện chưa cạnh tranh hoàn toàn.

"Việt Nam nên thành lập Hội đồng Năng lượng độc lập, đánh giá nhiên liệu đầu vào và định kỳ 3 tháng họp một lần. Sau đó, họ có thể được quyết định điều chỉnh giá theo quy định", chuyên gia này nói thêm.

Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi?
PGS.TS Ngô Trí Long.

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, về mặt nguyên lý thì việc rút ngắn thời gian điều chỉnh sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế: "Nó giúp giá điện phản ánh thực tế hơn với chi phí sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào như than, khí đốt thường xuyên biến động. Thứ 2 là giảm áp lực cho doanh nghiệp cung cấp điện, nghĩa là có thể điều chỉnh kịp thời, giảm rủi ro về tài chính. Thứ 3 là khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Nhưng nếu áp dụng biện pháp này thì vẫn còn một số thách thức như tác động đến đời sống của người dân, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp.

Khó khăn thứ 2 là thách thức trong quy trình quản lý và giám sát quy trình điều chỉnh, 2 tháng/ lần yêu cầu hệ thống giám sát phải minh bạch, chính xác, tránh lạm dụng chính sách hoặc thiếu minh bạch trong tính giá bình quân. Thứ 3 là sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ví dụ tần suất thay đổi giá như vậy thì làm cho chi phí vận hành sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành tiêu thụ nhiều điện năng sẽ rất khó khăn".

Mặc dù đồng tình với đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện là theo đúng cơ chế thị trường, song chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng sẽ khó khả thi. Bởi vừa qua, quy định về thời gian điều hành đã rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng, song quá trình điều chỉnh giá điện vẫn chưa diễn ra như quy định đến nay lại tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, sợ rằng khó khả thi:

"Đề xuất thì đương nhiên hợp lý nhưng 3 tháng/ lần còn chưa thực hiện được thì liệu giờ 2 tháng/ lần thì có thực hiện được hay không thôi. Hiện nay, việc điều hành giá điện là quá chậm, hiện nay 1 năm tăng giá đươc 1 lần, có năm tăng giá được 2 lần thì như vậy nó dẫn đến áp lực luôn luôn phải tăng giá chứ nếu điều chỉnh nhanh hơn thì có tăng, có giảm".

Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy
Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực? Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê tuần này được nhận định tăng hay giảm?

Giá cà phê tuần này được nhận định tăng hay giảm?

Giá cà phê tăng tuần thứ ba liên tiếp với mức tăng từ 1900 đến 2900 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 132,900 - 134,000 đồng/kg.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày

Nhu cầu tiêu thụ dừa đang tăng cao mà nguồn cung lại không đủ đáp ứng, khiến giá dừa tươi tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái, loại khô tăng 150%.
Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo

Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo

Thị trường lúa gạo có thể trở lại ổn định vào khoảng giữa cho đến cuối quý II/2025, bởi nhu cầu nhập khẩu các nước sẽ tăng lên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Giá tiêu neo ở mức 160.500 đồng/kg

Giá tiêu neo ở mức 160.500 đồng/kg

Thị trường tiêu trong nước hôm nay 23/3 duy trì ở mức cao, ổn định, ít biến động về giá so với hôm qua. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm từ 159,000 - 160,500 đồng/kg.
Giá heo hơi tiếp tục rớt giá tại nhiều tỉnh thành

Giá heo hơi tiếp tục rớt giá tại nhiều tỉnh thành

Giá heo hơi hôm nay 23/3, tiếp tục xu hướng giảm nhẹ tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là miền Bắc và miền Nam, với mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái trên cả nước thu mua heo hơi trong khoảng 71.000 - 78.000 đồng/kg.
Giá cà phê bất ngờ quay đầu tăng nhẹ

Giá cà phê bất ngờ quay đầu tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 23/3 tăng nhẹ từ 400 đến 500 đồng/kg so với hôm qua, giao dịch trong khoảng 132,900 - 134,000 đồng/kg.
Giá vàng lao dốc, người mua đu đỉnh đã lỗ 6 triệu đồng/lượng

Giá vàng lao dốc, người mua đu đỉnh đã lỗ 6 triệu đồng/lượng

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh khiến người mua ở đỉnh chỉ sau hai ngày đã thua lỗ nặng lên đến 6 triệu đồng một lượng do chênh lệch giá mua bán vàng bị SJC đẩy lên 3 triệu đồng/lượng thay vì chỉ 1,5 triệu đồng như trước đó.
Hà Nội triển khai biện pháp điều hành, bình ổn giá

Hà Nội triển khai biện pháp điều hành, bình ổn giá

UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1018/UBND-KT về việc triển khai thực hiện các biện pháp điều hành, bình ổn giá trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Áp lực chốt lời khiến giá cà phê lao dốc ngày cuối tuần

Áp lực chốt lời khiến giá cà phê lao dốc ngày cuối tuần

Giá cà phê hôm nay 22/3 giảm mạnh từ 1.200 đến 1.500 đồng/kg so với hôm qua, giao dịch trong khoảng 132.500 - 133.500 đồng/kg.
Giá tiêu giảm nhẹ 500 đồng/kg ở một số địa phương

Giá tiêu giảm nhẹ 500 đồng/kg ở một số địa phương

Giá tiêu hôm nay 22/3 giảm nhẹ 500 đồng/kg ở một số tỉnh thành, giao dịch ở mức 159.000 – 160.500 đồng/kg.
Giá heo hơi chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Giá heo hơi chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 22/3, tiếp tục giảm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là miền Nam và miền Trung với mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái trên cả nước thu mua heo hơi trong khoảng 71.000 - 79.000 đồng/kg.
Giá vàng "bốc hơi" hơn 3 triệu đồng/lượng, chuyên gia nói về kịch bản rơi xuống 80 triệu đồng

Giá vàng "bốc hơi" hơn 3 triệu đồng/lượng, chuyên gia nói về kịch bản rơi xuống 80 triệu đồng

Chiều 21/3, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh hơn 3 triệu đồng mỗi lượng về vùng 98 triệu. Trong khi đó, giá vàng thế giới hôm nay đã trải qua phiên giao dịch đầy biến động.
Giá dừa khô tăng cao kỷ lục

Giá dừa khô tăng cao kỷ lục

Giá dừa khô nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang được thu mua với giá từ 180.000 - 190.000 đồng/chục (12 trái), cao kỷ lục từ trước đến nay.
Nhà đầu tư ồ ạt chốt lời khiến giá vàng sụt giảm

Nhà đầu tư ồ ạt chốt lời khiến giá vàng sụt giảm

Vì áp lực chốt lời, giá vàng thế giới có thời điểm giảm 0,3% xuống còn 3.039 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 3.057,21 USD/ounce.
Giá heo hơi tiếp đà xuống nhanh trên toàn quốc

Giá heo hơi tiếp đà xuống nhanh trên toàn quốc

Giá heo hơi hôm nay 21/3, tiếp tục xu hướng giảm diễn ra trên cả nước, đặc biệt là miền Trung và miền Nam với mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái trên cả nước thu mua heo hơi trong khoảng 71.000 - 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước tăng nhẹ

Giá tiêu trong nước tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 21/3 tăng nhẹ 500 đồng/kg ở Đông Nam Bộ so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159,500 - 160,000 đồng/kg.
Cà phê Việt Nam đang "một mình một chợ" trên thị trường thế giới

Cà phê Việt Nam đang "một mình một chợ" trên thị trường thế giới

Thị trường cà phê trong nước giảm so với cùng thời điểm sáng qua, hiện giao dịch trong khoảng 132.500 - 134.000 đồng/kg.
Giá xăng quay đầu tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít

Giá xăng quay đầu tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít

Sau 3 lần giảm liên tiếp, từ 15h hôm nay (20/3), giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít, trong khi đó giá dầu biến động trái chiều.
Giá vàng tăng “sốc”: Bình thường hay bất thường?

Giá vàng tăng “sốc”: Bình thường hay bất thường?

Đà tăng của giá vàng thế giới lẫn trong nước chưa có dấu hiệu dừng lại trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, lạm phát Mỹ được dự báo tăng cao.
Giá heo hơi giảm tại nhiều địa phương

Giá heo hơi giảm tại nhiều địa phương

Giá heo hơi giảm liên tiếp một tuần với mức giá cao nhất từ 83.000 đồng xuống còn 79.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái trên cả nước thu mua heo hơi trong khoảng 71.000 - 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu điều chỉnh giảm ở một số tỉnh Tây Nguyên

Giá tiêu điều chỉnh giảm ở một số tỉnh Tây Nguyên

Giá tiêu hôm nay 20/3 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở Tây Nguyên so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá cà phê sắp tới có thể chịu áp lực giảm nhẹ?

Giá cà phê sắp tới có thể chịu áp lực giảm nhẹ?

Giá cà phê hôm nay 20/3 không có biến động so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132.700 - 134.000 đồng/kg.
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới chỉ rõ nguyên nhân khiến giá vàng tăng điên cuồng

Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới chỉ rõ nguyên nhân khiến giá vàng tăng điên cuồng

Lúc 11h sáng nay 19/3, giá vàng nhẫn lần đầu tiên trong lịch sử đạt mốc 100 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới có thời điểm lên mức cao nhất mọi thời đại là 3.038,90 USD.
Giá vàng áp sát mốc 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể "đu đỉnh" bất cứ lúc nào

Giá vàng áp sát mốc 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể "đu đỉnh" bất cứ lúc nào

Giá vàng trong nước sáng nay 19/3 tăng như vũ bão, tiến lên gần 100 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư có thể "đu đỉnh" bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược phù hợp, nhất là những người chỉ xác định vàng là kênh lướt sóng.
Giá heo hơi liên tục giảm, mất mốc 80.000 đồng/kg

Giá heo hơi liên tục giảm, mất mốc 80.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 19/3, tiếp tục giảm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là miền Bắc, miền Trung và miền Nam với mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái tại ba miền thu mua heo hơi trong khoảng 71.000 - 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh

Giá tiêu trong nước tăng mạnh

Giá tiêu trong nước hôm nay 19/3 tăng mạnh từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 161.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng gần 2.000 đồng/kg so với hôm qua

Giá cà phê tăng gần 2.000 đồng/kg so với hôm qua

Giá cà phê hôm nay 19/3 tăng mạnh từ 1.000 đến 1.700 đồng/kg so với hôm qua, giao dịch trong khoảng 132.700 - 134.000 đồng/kg.
Giá vàng trong nước vượt 97 triệu đồng, thế giới nín thở chờ cuộc họp của Fed

Giá vàng trong nước vượt 97 triệu đồng, thế giới nín thở chờ cuộc họp của Fed

Sáng nay (18/3), giá vàng trong nước tăng vượt 97 triệu đồng mỗi lượng, xác lập mức giá kỷ lục mới. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiến gần đỉnh cũ 3.004 USD xác lập phiên 14/3.
Thị trường heo hơi rời đỉnh xuống 80.000 đồng/kg

Thị trường heo hơi rời đỉnh xuống 80.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 18/3, đồng loạt giảm ở hầu hết các địa phương, nhiều nơi giảm tới 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc được ghi nhận trong khoảng 72.000 - 80.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động