Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít? Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt |
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể, vì vậy bổ sung một cốc nước ấm vào buổi sáng là cách tốt nhất để đánh thức cơ thể, giúp tuần hoàn máu lưu thông và hệ tiêu hóa khởi động. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng phù hợp để uống lúc bụng đói. Một số thói quen sai lầm có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận, thậm chí làm rối loạn huyết áp và suy giảm sức đề kháng.
Dưới đây là những loại nước được các chuyên gia khuyến cáo không nên uống khi chưa ăn sáng, để bảo vệ sức khỏe và duy trì năng lượng trong ngày.
Nước đá lạnh
![]() |
Nhiều người thích uống nước lạnh để tỉnh táo, nhưng đây là lựa chọn tồi tệ vào buổi sáng. |
Nhiều người thích uống nước lạnh để tỉnh táo, nhưng đây là lựa chọn tồi tệ vào buổi sáng. Khi vừa ngủ dậy, hệ tiêu hóa và các mạch máu trong dạ dày vẫn chưa “thức” hoàn toàn, nếu uống nước đá sẽ khiến niêm mạc dạ dày co thắt, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc trào ngược.
Ở phụ nữ, uống nước đá khi đang trong kỳ kinh nguyệt còn có thể gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng. Với nam giới, nước lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc viêm họng, viêm phế quản.
Nước mật ong khi đói
Mật ong là loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu glucose, fructose và chứa hơn 180 chất có lợi. Nhưng uống mật ong ngay khi thức dậy, lúc bụng còn trống rỗng, lại gây gánh nặng cho thận, khiến chức năng thải độc ì ạch và khó hấp thu đường.
Người bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc có vấn đề về tiêu hóa càng nên tránh uống mật ong khi đói. Cách tốt nhất là uống một cốc nước ấm trước, sau khoảng 30 phút mới nên uống mật ong.
Nước muối loãng
Nhiều người nghĩ rằng uống nước muối loãng buổi sáng giúp nhuận tràng và giảm táo bón, nhưng thực tế không đúng. Nước muối làm tăng natri trong máu, gây khát, khô miệng và khiến máu thêm đặc, nguy hiểm cho người cao huyết áp, tim mạch hoặc mắc bệnh mạch máu não.
Tốt nhất vẫn là một cốc nước ấm 35–40°C, khoảng 200ml để bù nước hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
![]() |
Nhiều người nghĩ rằng uống nước muối loãng buổi sáng giúp nhuận tràng và giảm táo bón, nhưng thực tế không đúng. |
Nước trà để qua đêm
Thói quen để sẵn trà pha từ tối hôm trước để sáng uống không hề tốt. Trà để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, giảm hoạt tính của polyphenols và vitamin, mất giá trị dinh dưỡng và dễ gây hại cho dạ dày.
Nếu muốn uống trà buổi sáng, nên pha mới để đảm bảo an toàn và giữ nguyên hương vị, dưỡng chất.
Soda, đồ uống có ga
Sáng sớm dạ dày đang trống rỗng, uống soda hoặc nước có ga sẽ kích ứng niêm mạc, gây khó chịu tiêu hóa và tăng nguy cơ loãng xương vì thúc đẩy bài tiết canxi.
Ngoài ra, đồ uống này chứa nhiều đường và axit, hoàn toàn không giúp bù nước, thậm chí gây mệt mỏi và mất cân bằng đường huyết.
Nước ép trái cây khi bụng đói
Nước ép giàu vitamin nhưng chứa nhiều đường fructose. Uống khi bụng đói có thể làm tăng đường huyết đột ngột, ức chế cảm giác thèm ăn, gây hại cho dạ dày và thận.
Bạn nên uống nước ép sau khi đã ăn sáng hoặc ít nhất sau một cốc nước ấm để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Nước chế biến sẵn, nước đóng chai nhiều đường
Các loại nước ngọt công nghiệp, nước tăng lực, nước đóng chai nhiều đường cũng không phù hợp để uống lúc đói. Ngoài việc chứa nhiều đường, phụ gia, chúng có thể gây mất canxi, hại thận, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.
![]() |
![]() |
![]() |