Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực? Doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng tìm cách giảm chi phí tiền điện |
Giá điện tăng 4,8% sau thời gian dài duy trì bán dưới giá thành sản xuất. |
Vì sao tăng giá điện?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8%.
Theo Quyết định 05, về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 26/3, giá điện được điều chỉnh khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với mức hiện hành.
Lý do điều chỉnh giá điện đầu tiên là giá bán bán bình quân thực tế đã biến động trên 3%, mức được điều chỉnh theo Quyết định này.
Nguyên nhân tăng giá điện tiếp theo nhằm giải bài toán cân bằng tài chính cho EVN. Với giá điện bán ra của năm 2023, tập đoàn này đang bán dưới mức giá thành sản xuất kinh doanh là 135,33 đồng một kWh, tương đương với 6,92%, theo Bộ Công Thương.
Các chuyên gia cho rằng ngành điện thua lỗ kéo dài nguy cơ ảnh hưởng tới phát triển nguồn điện trong tương lai. "Chi phí gần như không tạo được động lực để đầu tư, thu hút vốn từ các doanh nghiệp tư nhân", TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh đánh giá. Trong khi đó, theo chuyên gia, EVN lỗ kéo dài sẽ ảnh hưởng uy tín tài chính khi vay vốn quốc tế. Bởi, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp này sẽ bị hạ thấp, dẫn tới khó thu xếp hoặc tiếp cận nguồn vốn có lãi suất ưu đãi. Việc này sẽ gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn.
Ngoài ra, giới chuyên môn nhìn nhận giá điện đang phải gánh "nhiệm vụ đa mục tiêu", gồm bù đắp chi phí, khuyến khích đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, tình trạng bù chéo kéo dài giữa các nhóm dùng điện sinh hoạt (bậc cao với bậc thấp), sinh hoạt với sản xuất, giữa vùng, miền... chưa được xử lý.
"Có những mục tiêu ngược chiều nhau, khó hài hòa. Cơ quan quản lý cần tính toán lại để đảm bảo đúng vai trò của giá điện", ông Thỏa nói, thêm rằng không có lộ trình xử lý rõ ràng những tồn tại này khi sửa luật, sẽ khó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện.
Chưa thể đánh giá ngay được kết quả lãi hay lỗ
Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc EVN. |
Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc EVN cho rằng, thực tế khi tính toán theo công thức của Quyết định 05 năm 2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thì mức tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng 4,8% lần này.
Theo ông Nam, việc tăng giá điện thêm 4,8% chưa thể đánh giá ngay được kết quả lãi hay lỗ của EVN mà phải đợi đến sau khi có báo cáo giá thành điện theo quy định của Cục Điều tiết Điện lực, tức đến hết năm nay.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng giá điện 4,8% trong 2 tháng cuối năm chưa thể nào bù lại được số lỗ của EVN. Bởi thực tế, thời điểm tháng 8-9, giá mua điện bình quân đang cao hơn giá bán điện bình quân khoảng 6%. Do đó, EVN lỗ tiếp là điều khó tránh khỏi.
Về ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2024, lãnh đạo EVN cho biết việc tăng giá điện lần này sẽ ảnh hưởng khoảng 0,04%. Đây là mức thấp so với mức đã được cân đối, tránh ảnh hưởng CPI và nền kinh tế.
TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho rằng khi giá điện tăng sẽ kéo theo áp lực về lạm phát. Nhưng nếu không tăng, EVN không có nguồn thu để bù lỗ và đầu tư hạ tầng lưới điện, doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn.
"Vấn đề quan trọng là cần triển khai những giải pháp tổng thể để chia sẻ gánh nặng với doanh nghiệp, người dân. Đồng thời cần phải có sự công khai minh bạch hóa hơn thị trường điện (nhất là thị trường bán điện đầu cuối)", ông Việt lưu ý.
Từ 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần |
Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện |
Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh |