EVN trả hơn 50 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày, giá điện sẽ tiếp tục tăng? Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy |
Giá điện của Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực như Lào, Malaysia, nhưng thấp hơn Trung Quốc
Tính theo tỷ giá hiện hành, giá điện Việt Nam vào khoảng 0,084 USD/kWh.
Theo thống kê của trang Global Petrol Prices vào tháng 3/2024, giá điện trung bình trên thế giới là 0,156 USD cho hộ gia đình và 0,150 USD cho mỗi kWh cho doanh nghiệp.
Giá điện hộ gia đình cao nhất là ở châu Âu với mức 0,28 USD cho mỗi kWh và giá trung bình thấp nhất là ở châu Á với mức 0,082 USD. Châu Phi (0,119 USD), Úc (0,236 USD), Bắc Mỹ (0,142 USD) và Nam Mỹ (0,185 USD) nằm ở giữa.
Giá điện kinh doanh cao nhất cũng ở châu Âu với mức 0,195 USD cho mỗi kWh và giá thấp nhất là ở châu Phi (0,108 USD) và châu Á (0,082 USD). Ở các châu lục khác: Úc (0,205 USD), Bắc Mỹ (0,161 USD) và Nam Mỹ (0,189 USD).
Giá điện của Việt Nam vẫn rẻ hơn so với trung bình thế giới. |
Tháng 3/2024, trong số 147 quốc gia, vùng lãnh thổ được Global Petrol Prices thống kê, Việt Nam xếp thứ 43, là một trong những nhóm nước có giá điện vào top thấp của thế giới.
Giá điện của Việt Nam là 0,075 USD, cao hơn một số nước trong khu vực như Lào, Malaysia, nhưng thấp hơn Trung Quốc (có mức giá 0,078 USD), Indonesia (0,092 USD) hay Thái Lan (0,128 USD), Singapore (0,250 USD).
Cũng theo Global Petrol Prices, từ quý II đến quý III/2024, giá điện trung bình thế giới tăng 4,57% đối với hộ gia đình và 2,53% đối với doanh nghiệp. Như vậy, xu hướng giảm giá điện kéo dài kể từ cú sốc năng lượng năm 2022 đã bị đảo ngược.
Yếu tố chính góp phần là mùa hè nóng bất thường đã thúc đẩy nhu cầu về điện
Giá bán điện tại Việt Nam đang thấp hơn chi phí sản xuất
Trước đó (ngày 10/10), Bộ Công Thương công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN. Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Nguyễn Thế Hữu cho biết, để bảo đảm khách quan, minh bạch, đoàn kiểm tra được thành lập gồm đại diện các bộ, ngành, hiệp hội liên quan và nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điện lực. Đoàn đã kiểm tra thực tế tại EVN và các đơn vị thành viên, các tổng công ty điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia... Kết quả kiểm tra cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ 21.821,56 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).
Theo báo cáo của EVN và quá trình kiểm tra, năm 2023, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện, gồm giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ đều tăng cao do biến động của tình hình thế giới và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến cơ cấu nguồn điện biến động theo hướng bất lợi. Cùng với đó, nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ 10 - 11%, trong khi các nguồn điện rẻ đã sử dụng hết, buộc phải tiếp tục sử dụng nguồn tăng thêm có giá cao hơn. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới chi phí phát điện tăng cao.
Lãnh đạo EVN cũng nhiều lần chia sẻ, mặc dù EVN cùng các đơn vị thành viên đã thực hiện một số giải pháp để tiết kiệm, tiết giảm, tối ưu hóa chi phí, như tiết kiệm 10-15% các chi phí định mức thường xuyên, tiết giảm 20-50% chi phí sửa chữa lớn. Tuy nhiên, do các thông số đầu vào duy trì ở mức cao nên đơn vị tiếp tục lỗ sản xuất, kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Số lỗ này chủ yếu do giá bán ra của EVN vẫn thấp hơn giá thành sản xuất. Trong đó, cứ mỗi kWh điện bán ra, EVN lỗ hơn 142 đồng. Đáng lưu ý, năm 2023, sau 2 lần được tăng giá bán lẻ điện bình quân (tăng thêm 7,5%), Tập đoàn vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất.
Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội về vấn đề tiền điện hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hằng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách (áp dụng theo Quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 8/11/2023 của Bộ Công Thương) là 59.500 đồng/hộ/tháng. Nếu áp dụng theo giá mới, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện khoảng 62.500 đồng/hộ/tháng. Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn. |
Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh |
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện |
Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ? |