CPI tháng 8 ổn định, lạm phát tăng 2,71% Giá thực phẩm, học phí, tiền thuê nhà kéo CPI tháng 9 tăng 0,29% CPI tháng 10 tăng 0,33%, lạm phát vẫn được kiểm soát |
Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%. Ảnh TTXVN |
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/12, chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
So với tháng 12/2023, CPI tháng 11 tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%.
Trong mức tăng 0,13% của CPI tháng 11/2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng
nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức tăng 0,87%, chủ yếu tăng ở một số mặt hàng sau: giá dầu hỏa tăng 3,57% so với tháng trước do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá gas tăng 2,25% do từ ngày 1/11/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,62% do nhu cầu tăng vào dịp cuối năm; giá thuê nhà tăng 0,45% do giá mua bán nhà đất và chung cư tăng cao; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28% do giá ximăng, giá thép tăng trong bối cảnh giá điện, than, bao bì tăng; giá điện sinh hoạt tăng 2,03% so với tháng trước do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%; trong đó, giá đồ trang sức tăng 2,35% theo giá vàng trong nước; sửa chữa đồng hồ đeo tay tăng 0,12%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,1%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,07%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và tỷ giá USD tăng. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,21% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa…
3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%. |
Nhóm giao thông giảm 0,07% do: Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 11,04%; vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 4,1% do nhu cầu của người dân giảm; giá xăng giảm 0,14% so với tháng trước; giá xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,13%; giá xe ô tô mới giảm 0,04%.
Bên cạnh đó, có một số mặt hàng tăng giá: Giá dầu diezen tăng 2,96% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá dầu mỡ nhờn tăng 0,1%; giá sửa chữa xe máy tăng 1,03% so với tháng trước; sửa chữa xe đạp tăng 0,55%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,27%; lốp, săm xe máy tăng 0,25%; xe máy tăng 0,24%; lốp, săm xe đạp tăng 0,21%; phụ tùng khác của xe đạp tăng 0,15%; xe đạp tăng 0,14%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%, trong đó: Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,33%; thực phẩm giảm 0,5% (góp phần làm CPI giảm 0,1 điểm phần trăm); nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%.
Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,3%, trong đó: Giá máy điện thoại di động thông thường giảm 0,99%; giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,46%; giá máy điện thoại cố định giảm 0,04%; phụ kiện máy điện thoại thông minh và máy tính bảng giảm 0,03%. Ở chiều ngược lại, giá sửa chữa điện thoại tăng 0,47% do chi phí nhân công tăng.
Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,69%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07% |
Giá thịt lợn, giá điện kéo CPI tháng 5 tăng cao |
Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan thống kê |