Cơ thể thay đổi thế nào sau khi bạn bỏ rượu? Những thói quen buổi tối âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng? |
Bơi lội không chỉ là môn thể thao giúp vận động toàn thân, cải thiện vóc dáng, mà còn là một kỹ năng sống cần thiết.
![]() |
Bơi lội không chỉ là môn thể thao giúp vận động toàn thân, cải thiện vóc dáng, mà còn là một kỹ năng sống cần thiết. |
Khi tập luyện đúng cách, bơi lội mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu chủ quan, tập sai cách hoặc không chuẩn bị kỹ, bơi lội cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường.
Lợi ích nổi bật của bơi lội
Bơi lội tác động đồng thời đến tất cả các khớp và nhóm cơ trong cơ thể. Khác với những bài tập chỉ tập trung một số nhóm cơ, bơi giúp vận động cả chi dưới mà không phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Các cơ từ bàn chân, cổ chân, đầu gối đến háng đều được tập luyện hiệu quả, đặc biệt hữu ích với những người bị đau lưng, yếu chân, thoái hóa khớp.
Nước cũng giúp làm giảm áp lực lên khớp, đồng thời “mát-xa” và bôi trơn khớp khi chuyển động, giúp giảm nguy cơ chấn thương thường gặp trong thể thao. Ngoài ra, bơi thường xuyên còn giúp cải thiện chiều cao, thư giãn tinh thần, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương.
Những tác hại tiềm ẩn của bơi lội
Dù là bộ môn thể chất tốt, bơi lội vẫn có thể gây hại nếu không thực hiện đúng cách hoặc tập trong điều kiện không đảm bảo:
Nước bẩn, hóa chất gây bệnh
Nước hồ bơi không sạch, chứa vi khuẩn hoặc hóa chất (như Clo) dễ xâm nhập tai – mũi – họng, gây viêm xoang, viêm họng, viêm tai. Clo còn khiến da khô, tóc hư tổn, cơ thể mất nước sau khi bơi.
Thời điểm bơi không phù hợp
Bơi sáng sớm khi trời lạnh, chưa khởi động kỹ dễ bị chuột rút.
![]() |
Bơi sáng sớm khi trời lạnh, chưa khởi động kỹ dễ bị chuột rút. |
Người lớn tuổi bơi sáng sớm có nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, dễ đuối nước.
Bơi buổi trưa khi tia UV mạnh gây hại cho da.
Kỹ thuật sai
Bơi sải hoặc bướm với động tác quạt tay sai kỹ thuật có thể khiến gân cơ chóp xoay cọ xát với mỏm cùng vai, gây đau khớp.
Người hen suyễn, động kinh cũng cần cẩn trọng vì có thể lên cơn trong lúc bơi, nguy hiểm tính mạng.
Tập khi không đủ sức khỏe
Bơi khi đói, say xỉn, sau khi ăn no hoặc khi đang ốm, mệt mỏi dễ gây chóng mặt, hạ đường huyết, chuột rút hoặc đau dạ dày.
Những lưu ý để bơi an toàn và hiệu quả
Để tận hưởng lợi ích mà tránh rủi ro, bạn nên ghi nhớ các nguyên tắc sau:
Chỉ nên bơi ở bể hoặc khu vực có nhân viên giám sát (cứu hộ): Việc có người giám sát giúp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố như đuối nước, chuột rút, ngất xỉu hoặc lên cơn hen, động kinh… Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng khi bơi, không bơi ở sông, suối, ao và hồ vì có nhiều rủi ro.
Khởi động kỹ: Làm nóng cơ thể, giúp các khớp và cơ thích nghi, phòng tránh bong gân, chuột rút.
Trang bị đầy đủ: Dùng kính bơi, mũ bơi, kem chống nắng (nếu bơi ngoài trời) để bảo vệ mắt, tóc, da.
Chọn thời điểm hợp lý: Tránh bơi lúc nắng gắt hoặc sáng sớm khi nhiệt độ thấp.
Tập với cường độ phù hợp: Người mới chỉ nên tập 10–15 phút mỗi lần, tăng dần thời gian theo khả năng.
Nghe cơ thể: Dừng bơi nếu thấy mệt, tim đập nhanh, da tái, tay chân nhăn nheo, bụng đói hoặc chuột rút.
Bơi lội là môn thể thao toàn diện, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, vóc dáng và tinh thần. Tuy nhiên, để bơi một cách an toàn, bạn cần chuẩn bị tốt về sức khỏe, kỹ thuật và môi trường tập luyện. Hãy tuân thủ những lưu ý trên để mỗi lần xuống nước là một trải nghiệm thú vị, khỏe mạnh và an toàn.
![]() |
![]() |
![]() |