Xuất khẩu rau quả tăng mạnh: Hướng tới kỷ lục mới trong năm 2024 Việt Nam vượt Chile đứng thứ 2 về xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc Cơ hội lớn xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc |
Xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao
2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao |
2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024. Bà Ngô Tường Vy - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, doanh nghiệp đã kín đơn hàng sầu riêng nhưng hiện nay đã cuối vụ, đang không có đủ sản phẩm để xuất khẩu.
"Chúng tôi hiện không đủ số lượng sầu riêng cho nhiều thị trường, đang phải đợi sầu riêng chính vụ vào tháng 5 tới. Các đơn hàng bưởi, xoài, vú sữa... vẫn đang được xuất khẩu tốt", bà Tường Vy nói.
Kỳ vọng nhiều vào mặt hàng dừa tươi xuất khẩu, ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Mekong cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, Australia khá ổn định. Hiện, mỗi tuần doanh nghiệp xuất trung bình 4-5 container dừa đi các thị trường.
Về thị trường Trung Quốc, ông Thuật cho biết, doanh nghiệp đang chờ mong Trung Quốc ký nghị định thư cho dừa, năm 2024 nếu nghị định thư được ký thì kim ngạch xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng khả quan.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, tháng 2, xuất khẩu ra quả tháng 2 đạt 325,76 triệu USD, giảm 33,6% so với tháng trước. Tuy nhiên, tháng 2 có dịp nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 nên kim ngạch giảm là dễ hiểu. Dù sụt giảm trong tháng 2 nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, hết tháng 2 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 815 triệu USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong các nhóm hàng chủ lực có tăng trưởng cao trong thời gian qua.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, dự báo về triển vọng xuất khẩu ngành hàng này trong năm 2024 tiếp tục có diến biến tích cực, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch của cả nước.
Đáng chú ý, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nay như: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây… Cùng với đó, Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến từ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao giá trị cho rau quả.
Theo ước tính của các chuyên gia, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể tăng trưởng 15% đến 20% so với năm 2023. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay có thể cán mốc kỳ lục mới 6,5 tỷ USD. Trước đó, năm 2023 chứng kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng manh và đạt kết quả ngoạn mục 5,6 tỷ USD, tăng tới 66,67% so với năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng thêm 2,24 tỷ USD).
Nhiều cơ hội cho xuất khẩu rau quả
Năm 2024, các sản phẩm sầu riêng, dừa, chuối, xoài, thanh long vẫn là những ngành hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. |
Theo dự báo từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024, các sản phẩm sầu riêng, dừa, chuối, xoài, thanh long vẫn là những ngành hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trong đó, sầu riêng được đánh giá là thế mạnh, khi có đến 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, để đón đầu cho các sản phẩm sẽ được ký Nghị định thư như chanh dây, dừa và sầu riêng đông lạnh, các doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị.
"Năm 2024, sẽ có thêm mã số vùng trồng sầu riêng được cấp và một số mặt hàng mới như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi... nếu đàm phán thành công ngay từ đầu năm, sẽ góp thêm 1 tỷ USD kim ngạch cho Việt Nam", ông Nguyên nói và phân tích thêm, sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. "Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới", Tổng Thư ký Vinafruit nhận định
Số liệu thống kê cho thấy, 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch của cả nước.
Đáng chú ý, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này như: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây… Cùng với đó, Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến từ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao giá trị cho rau quả.
Tuy có nhiều tín hiệu tích cực nhưng các chuyên gia cũng nhận định ngành rau quả sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đồng thời, khả năng chế biến sâu của ngành còn hạn chế, tình trạng giả mã số vùng trồng vẫn tồn tại.
Để khắc phục tình trạng “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, giới chuyên môn nhận định, muốn tăng trưởng tốt thì phải mở cửa nhiều mặt hàng ra thị trường. Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên để xuất khẩu rau quả bền vững, chiếm lĩnh thị trường, cần có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, người nông dân sản xuất, nhà đóng gói, người xuất khẩu. Chú trọng chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn của mỗi thị trường ngay từ khâu sản xuất, đến sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển và đến tay khách hàng.
Mặc dù tăng trưởng tốt nhưng nhiều chuyên gia cũng nhận định ngành rau quả ẩn chứa nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Mặt khác, khả năng chế biến sâu còn hạn chế, nhiều trường hợp còn giả mã số vùng trồng...
Ông Nguyễn Khắc Huy - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Long An nhận định, muốn tăng trưởng tốt thì phải mở cửa nhiều mặt hàng ra thị trường, như sắp tới, Việt Nam sẽ xuất khẩu trái bưởi đi Hàn Quốc.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên để xuất khẩu rau quả bền vững, chiếm lĩnh thị trường, cần có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, người nông dân sản xuất, nhà đóng gói, người xuất khẩu. Chú trọng chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn của mỗi thị trường ngay từ khâu sản xuất, đến sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển và đến tay khách hàng.