Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Dệt may lọt top 4 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USDNgành dệt may có những dấu hiệu xuất khẩu tích cựcDoanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó

Ngành dệt may đã có những tác động rõ ràng

Ngành dệt may nỗ lực hướng mốc 44 tỷ USD vào năm 2024
Ngành dệt may năm 2024 vẫn tận dụng tốt những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tính hội nhập sâu rộng và toàn diện của các nền thương mại, tạo ra vấn đề cạnh tranh thị trường thương mại toàn cầu của một số nền công nghiệp dệt may. Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngoài việc ngành phải giải quyết một số vấn đề lớn là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng, cần nhận diện và có giải pháp đối với những yếu tố tác động trong cạnh tranh thương mại, không chỉ cho ngành dệt may mà còn cho tất cả các ngành công nghiệp khác.

“Ngành dệt may đặt ra mục tiêu phát triển bền vững, đi đôi với phát triển thích ứng với đòi hỏi của thị trường toàn cầu về vấn đề phát triển xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính… Do vậy, cần đầu tư về công nghệ, tự động hóa và dây chuyền thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao. Tập trung cho giải pháp công nghiệp thời trang, cụ thể là quy hoạch các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường để thu hút đầu tư tại một số khu vực, địa phương”, ông Giang cho biết.

Ngoài những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, có thể nhận thấy ngành dệt may năm 2024 vẫn tận dụng tốt những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh khác. Đơn cử như Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Nga, EU.

Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm. Đó chính là những yếu tố thuận lợi, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định trong phát triển lâu dài, bền vững.

Nếu năm 2023 được các doanh nghiệp dệt may đánh giá là một năm “bất ổn”, do các yếu tố chính trị và kinh tế, thì năm 2024 được dự báo là một năm “bất định”, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động bất lợi, do chi phí vận tải tăng mạnh, thời gian vận chuyển kéo dài.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty May mặc Dony (Dony) chia sẻ, năm 2023, đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ suy yếu, nhưng bù lại, đơn hàng từ thị trường Trung Đông của Dony gia tăng. Tuy nhiên, những tác động từ xung đột ở Biển Đỏ bắt đầu hiện diện trong đơn hàng vừa được giao gần nhất của doanh nghiệp.

Đặc biệt, Dony xuất khẩu một container hàng sang Jordan từ tháng 12/2023, nhưng đến cuối tháng 2/2024, đối tác mới nhận được hàng. Điều đáng nói là, chỉ khi nhận đủ đơn hàng cũ, thì đối tác tại Jordan mới đặt đơn hàng tiếp theo. Bởi vậy, việc đơn hàng bị kéo dài thời gian vận chuyển đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

“Trước thời điểm xảy ra xung đột ở Biển Đỏ, giá cước vận chuyển sang Trung Đông khoảng 1.550 USD/container 40 feet. Tuy nhiên, sau 20 ngày diễn ra xung đột ở biển Đỏ, giá vận chuyển lập tức tăng lên gần 6.000 USD/container 40 feet. Còn ở thời điểm hiện tại, tuy giá đã giảm, còn 3.000 USD/container 40 feet, nhưng vẫn cao gấp đôi trước đây”, ông Quang Anh nói.

Đáng chú ý thời gian qua, không chỉ Trung Đông, cước vận chuyển sang Mỹ, Nga… đều tăng giá (tùy khu vực) với tốc độ “chóng mặt”, khiến doanh nghiệp xuất khẩu khó có giải pháp kịp thời, nhưng nếu đơn hàng đã ký kết, thì không thể không vận chuyển theo đúng thời hạn. Điển hình với Công ty TNHH Việt Thắng Jean, việc giá cước vận chuyển tăng gấp đôi, thời gian vận chuyển tăng từ 2 tuần lên 3 tuần đang ảnh hưởng trực tiếp đến mặt hàng thời trang và dòng tiền xoay vòng.

“Ảnh hưởng từ xung đột ở Biển Đỏ có thể kéo dài thời gian giao hàng, sản phẩm thời trang của Việt Thắng Jean nếu đến trễ sẽ không thể bán được, buộc phải vận chuyển bằng máy bay. Theo tính toán, trung bình mỗi sản phẩm vận chuyển đường hàng không tăng thêm 1 USD so với đường biển”, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Việt Thắng Jean chia sẻ.

Doanh nghiệp tìm giải pháp phù hợp

Ngành dệt may nỗ lực hướng mốc 44 tỷ USD vào năm 2024
Trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt.

Bên cạnh đó đại diện Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, đến thời điểm hiện tại, căng thẳng trên Biển Đỏ chưa tác động quá lớn đến các doanh nghiệp trong ngành. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều nhận đơn hàng theo hình thức FOB (doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm và đưa ra bến tàu để chuyển hàng cho khách; đối tác, người đặt hàng chịu các khoản chi phí vận chuyển tiếp theo). Tuy nhiên, nếu tình hình này kéo dài, thì sẽ ảnh hưởng tới các đơn hàng mới, cụ thể là từ quý II/2024 trở đi và những doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp sẽ chịu nhiều tác động.

Trong khí đó Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đặt mục tiêu năm 2024 doanh thu hợp nhất đạt 17.536 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2023, lợi nhuận đạt 415 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023. Lãnh đạo Vinatex cho biết, để thực hiện được kế hoạch trên, nhiệm vụ trọng tâm của Vinatex sẽ là tiếp tục đảm bảo duy trì ổn định mọi nguồn lực, giảm tổn thất xuống mức tối thiểu.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Vinatex, tập đoàn bám sát và cập nhật tình hình thị trường và nguyên liệu đầu vào như bông, xơ cho các đơn vị với chu kỳ 1 tháng/lần, để các đơn vị thành viên có thể định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường vai trò của các Ban kinh doanh trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị gặp nhiều khó khăn về thị trường và quản trị sản xuất.

“Tập đoàn xây dựng cơ chế linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, ưu tiên các “điểm nóng” cần xử lý ngay, không để gián đoạn sản xuất, người lao động phải nghỉ việc. Kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính tại các đơn vị trọng yếu, chỉ đạo, hỗ trợ một cách kịp thời, liên tục. Nhanh chóng đưa vào hoạt động hệ thống chuyển đổi số quản trị tài chính và nhân lực, phần mềm quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng quản trị thống nhất, minh bạch, tức thời tại tập đoàn và một số đơn vị”, ông Cao Hữu Hiếu cho biết.

Ông Trần Văn Quy - Tổng giám đốc Công ty Dệt may Trung Quy chia sẻ, mặc dù đã khai thác hầu hết các thị trường trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, châu Âu…, nhưng trong giai đoạn khó khăn này, Công ty định hướng khai thác mạnh các thị trường có tín hiệu khả quan, ít bị ảnh hưởng bởi xung đột để hạn chế tăng giá thành phẩm đầu ra. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh phát triển thêm nhiều mẫu mã mới và tiếp cận các khách hàng mới…

Không khó để nhận thấy, trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt. Nếu quá tập trung vào một thị trường, doanh nghiệp khó lường trước những khó khăn và tác động tiêu cực. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực đa dạng hóa thị trường, chấp nhận ít lợi nhuận, tốn nhiều thời gian… để đổi lại hoạt động kinh doanh an toàn.

Đơn cử, Công ty Việt Thắng Jean đang đẩy mạnh phát triển thị trường Australia và Canada, kết hợp mở rộng và đầu tư bán hàng trực tuyến tại thị trường nội địa, để giảm ảnh hưởng từ xung đột tại Biển Đỏ. Khó khăn luôn đi kèm cơ hội, nếu doanh nghiệp nỗ lực xoay chuyển, thích ứng. Đó là trường hợp của Dony. Ông Phạm Quang Anh cho biết, chính xung đột tại Biển Đỏ đã mở ra cho Dony hướng đi mới, tìm được khách hàng mới, tăng đơn hàng tại thị trường mới.

“Sau khi nhiều đơn hàng xuất đi châu Âu và châu Phi bị ảnh hưởng do các hãng tàu phải đi đường vòng, tăng chi phí…, chúng tôi quyết định đẩy mạnh tiếp thị sang các thị trường châu Á, gần đây nhất là Campuchia. Điều không ngờ là chính các thị trường châu Á đang ‘cứu’ kim ngạch xuất khẩu của Dony. Nhờ vậy, năm 2023, doanh số của Dony tăng đến 21%. Năm 2024, Công ty dự tính, doanh số tăng 15%”, ông Phạm Quang Anh kỳ vọng.

Ngành dệt may Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với hàng loạt khó khăn, chịu tác động bởi kinh tế thế giới và trong nước dẫn đến nhu cầu sản phẩm giảm. Bên cạnh đó là hàng loạt các chi phí đầu vào tăng như giá điện, giá cước vận tải, lương tối thiểu cùng các quy định mới từ thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023.
Giá gạo của Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục Giá gạo của Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục
Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó
Biến cây dại thành hàng xuất khẩu, nhà nông kiếm bộn tiền Biến cây dại thành hàng xuất khẩu, nhà nông kiếm bộn tiền
Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn
Cơ hội lớn xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc Cơ hội lớn xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỷ USD trong năm 2024 Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỷ USD trong năm 2024
Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía mới Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía mới
Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cau tươi bất ngờ trở thành "câu chuyện thời sự" ở nhiều vùng quê

Giá cau tươi bất ngờ trở thành "câu chuyện thời sự" ở nhiều vùng quê

Không chỉ những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD như sầu riêng, cà phê, hồ tiêu được bàn tán mà những ngày này giá cau tươi tăng chóng mặt đã trở thành câu chuyện thời sự ở nhiều vùng quê Việt Nam.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều 16/10

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều 16/10

Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất Phan Văn Mãi yêu cầu hoàn thiện bản thẩm định bảng giá đất TP.HCM trước 14 giờ ngày 16/10.
Từ chuyện tôm hùm bông, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ

Từ chuyện tôm hùm bông, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ

Chuyện con tôm hùm bông, đùng một cái người ta không mua cỡ lớn, chỉ mua con cỡ nhỏ, vậy phải làm sao? Câu chuyện thị trường luôn có sự thay đổi bất ngờ như thế. Người nông dân phải học hỏi để tăng cường khả năng thích ứng.
Kỳ vọng lạm phát cả năm 2024 sẽ trong ngưỡng mục tiêu

Kỳ vọng lạm phát cả năm 2024 sẽ trong ngưỡng mục tiêu

Đến thời điểm này, lạm phát ở Việt Nam vẫn đang nằm trong phạm vi kiểm soát rất thuận lợi và cả năm chỉ trong khoảng 4%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những tháng cuối năm nay, vẫn cần theo dõi thận trọng.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Hàn Quốc công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chính phủ Hàn Quốc đã công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi ở Việt Nam, trong khuôn khổ sáng kiến “Phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi” của UNDP.
Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa: Ai sẽ bị tác động?

Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa: Ai sẽ bị tác động?

Hà Nội “siết” phân lô, tách thửa sẽ tạo cơ chế ngăn chặn tình trạng tách thửa phân lô tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm nhưng có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà.
9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2024 đạt 189,6 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?

Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó.
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo

Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á đã giảm mạnh sau khi Ấn Độ nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo, đồng thời làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục bứt phá

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục bứt phá

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu.
Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Theo các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ nghêu, sò trên thế giới gia tăng đang tạo động lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm nghêu của Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 lên 7%

Với kết quả tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam tới 7,4% bất chấp ảnh hưởng bão Yagi, HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam từ 6,5% lên 7%.
Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ Cirkle K muốn "thâu tóm" chuỗi cửa hàng 7-Eleven

Công ty mẹ của Circle K nâng đề nghị mua lại chuỗi cửa hàng 7-Eleven lên 47 tỉ USD, sau khi đề nghị thâu tóm trị giá 38,7 tỉ USD trước đó bị từ chối.
Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Vì sao giá vé xe buýt tại Hà Nội điều chỉnh tăng sau 10 năm giữ nguyên?

Sau 10 năm giữ nguyên giá, UBND TP Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/11/2024.
Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024

"Dự kiến cả năm, xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD”, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết tại hội nghị của bộ này ngày 9/10.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Sự phát triển đó góp phần giúp các mục tiêu kinh tế số của Chính phủ đạt được những bước tiến xa hơn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với đó, người tiêu dùng trong nước cũng được tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn từ thị trường nước ngoài.
Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Nhằm nâng cao giá trị nông sản, huyện Ứng Hòa đã định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung kết hợp với chế biến sâu.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được đánh giá đã có sự cải thiện liên tục trong những năm gần đây. Những cải cách về chính sách và pháp luật đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn ngoại trong 9 tháng qua

Trong 9 tháng qua, tỉnh Bắc Ninh thu hút được hơn 4,2 tỷ USD, tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc với 218 dự án; Hồng Kông (Trung Quốc) 37 dự án; Singapore 36 dự án.
Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Phấn đấu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Sáng 9/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Nước nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới, Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại.
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết. Theo các chuyên gia, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm, phải làm đồng bộ hai phía.
Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Hàng chục nghìn người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ đầu năm đến nay

Theo Tổng cụ Thuế, tính đến hết tháng 9, cơ quan thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là 50.665 tỉ đồng.
Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Khảo sát của Herbalife: 3/5 người Việt có xu hướng khởi nghiệp từ công việc kinh doanh nhỏ

Herbalife - một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả Khảo sát ngành kinh doanh chăm sóc sức khỏe tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động