Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn

Ngành tôm gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh tôm trầm trọng, đơn hàng không như thời hoàng kim và xuất khẩu sang thị trường truyền thống gặp trở ngại.
Ngành tôm được kỳ vọng phục hồi từ quý II/2024 Liên kết chuỗi sản phẩm để phát triển ngành tôm bền vững Những thách thức và khó khăn ngành tôm phải đối mặt trong năm 2024
Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn
Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức.

Dự báo năm 2024, TS. Hồ Quốc Lực, Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta cho rằng thời điểm này ngành tôm đang gặp khó khăn quá lớn, từ nuôi, chế biến tới thị trường tiêu thụ.

"Chưa lúc nào ngành tôm gặp khó khăn to lớn như bây giờ", ông nói.

Môi trường nuôi bị ô nhiễm khá nghiêm trọng

Tại hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2024” diễn ra hôm 23-2 ở tỉnh Bạc Liêu, ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng nuôi trồng thuỷ sản thuộc Cục thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, kế hoạch diện tích sản xuất tôm nước lợ cả nước năm 2024 dự kiến đạt 737.000 héc ta. Trong đó, tôm sú đạt 622.000 héc ta và còn lại là tôm thẻ chân trắng. Về sản sản lượng đạt 1,065 triệu tấn với tôm sú đạt 300.000 tấn và còn lại là tôm thẻ chân trắng.

Tuy nhiên, sản xuất tôm Việt Nam năm 2024 dự báo tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường và giá thành sản xuất tôm nguyên liệu cao, dẫn đến khó cạnh tranh trong xuất khẩu.

Ông Lê Hồng Phước, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II cho biết, tôm nước lợ Việt Nam được sản xuất thông qua các mô hình chính gồm tôm- lúa, tôm- rừng, tôm quảng canh, tôm thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh.

Theo ông, tuỳ mô hình sẽ có tỷ trọng cơ cấu tạo nên giá thành khác nhau. Tuy nhiên trọng tâm của ngành tôm Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, thì mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh vẫn là nguồn cung ứng nguyên liệu chính phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Chẳng hạn, đối với mô hình nuôi siêu thâm canh thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 60-65% trong tổng giá thành sản xuất tôm; kế đến là con giống, thuốc thú y, hoá chất, nhân công, điện hoặc xăng dầu…

“Tuy nhiên, tổng kết lại về năng suất và giá thành các mô hình nuôi thì đối với tôm thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh của tôm sú và thẻ chân trắng có giá thành khoảng 97.000-105.000 đồng/kg”, ông Phước cho biết.

Cục thuỷ sản cũng khẳng định, giá thành sản xuất tôm Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực do chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp). Cụ thể, tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg, Việt Nam nuôi tối thiểu 90.000 đồng/kg (khoảng 4 đô la Mỹ/kg), so với mức 3 đô la Mỹ/kg của Ấn Độ và 2,5 đô la Mỹ/kg của Ecuador.

Rõ ràng, với chi phí sản xuất quá cao nếu so với các đối thủ cạnh tranh như nêu ở trên sẽ là yếu tố khó khăn cho ngành tôm Việt Nam trong cạnh tranh xuất khẩu.

Không chỉ “yếu thế” về giá thành, ngành tôm Việt Nam còn đối mặt với rủi ro lớn về thiệt hại khi môi trường nuôi bị ô nhiễm khá nghiêm trọng.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận, việc phát triển nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thiếu tập trung hay nói cách khác bị “da beo” chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi do về dịch bệnh và thiệt hại lớn trong quá trình sản xuất. Chính rủi ro về dịch bệnh càng khiến giá thành sản xuất tôm Việt Nam tăng cao hơn.

“Dù Cà Mau có tỷ lệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh không lớn so với các tỉnh trong khu vực, nhưng đây là vấn đề cần có giải pháp để tháo gỡ. Nếu không có biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để khắc phục, thì chắc chắn khó khắn sẽ còn diễn ra, kể cả trong năm 2024″, ông Sử nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, khi Chính phủ giao địa phương đảm nhận vai trò “thủ phủ” tôm nước lợ của cả nước thì địa phương nhận. Tuy nhiên, hiện Bạc Liêu đang gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển do thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Theo ông, hệ thống kênh thuỷ lợi ở phía Nam quốc lộ 1 đang sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản vốn là thuỷ lợi phục vụ cho cây lúa nên không đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước, gây khó khăn rất lớn, nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước. “Muốn thành “thủ phủ” tôm mà nước không có, cơ sở thuỷ lợi như thế này, thì làm sao được?”, ông Thiều đặt vấn đề.

Đơn hàng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện

một số doanh nghiệp tôm cho biết đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Ảnh TTXVN
Một số doanh nghiệp tôm cho biết đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Ảnh TTXVN

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024, chiếm khoảng 40% đến 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. "Do những ảnh hưởng của chiến tranh, của biến động ở Trung Đông và chi phí vận chuyển cao nên nhóm thị trường có vị trí gần Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ là lợi thế. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ cũng là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới", bà Trần Thụy Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP cho biết.

Dù có những tín hiệu tích cực, thế nhưng theo bà Kim Thu, Chuyên gia về thị trường tôm của VASEP, các doanh nghiệp đánh sẽ vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

Theo đó, một số doanh nghiệp tôm cho biết đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện vì sức mua của thị trường vẫn yếu. Vẫn còn những vấn đề như: lượng tồn kho nhiều, giá mua thấp, khó cạnh tranh với tôm Ấn Độ, Ecuador…

Có một số đơn vị nhìn thấy tín hiệu khả quan hơn về đơn hàng, nhưng lo lắng về nguồn nguyên liệu vì đang mùa nghịch, lại dịch bệnh nên sản lượng tôm thấp.

Lo ngại về nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp cũng là một rào cản đối với nhà nhập khẩu ở Mỹ và các công ty Việt Nam. Giá chào bán tôm Việt Nam vẫn khá cao so với các nước khác, gây tâm lý e ngại cho nhà nhập khẩu.

Tôm Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh tôm với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung, tình trạng dư cung và chu kỳ giảm giá có thể vẫn tiếp diễn tới ít nhất nửa đầu năm 2024. Tỷ lệ nuôi thành công thấp, giá thành cao cộng với bất ổn kinh tế, chính trị trên thế giới.

Vasep cho biết doanh nghiệp mong đợi từ Chính phủ, Bộ ngành những biện pháp bình ổn các chi phí đầu vào cho sản xuất như giá thức ăn nuôi tôm, tăng cường kiểm soát chất lượng con giống. Được hỗ trợ tích cực các vấn đề liên quan đến thị trường Mỹ như vụ điều tra thuế CVD, thị trường Hàn Quốc như vấn đề hạn ngạch. Để ngành tôm có thể vượt qua thách thức, đạt được kim ngạch xuất khẩu cao trong năm nay.

Trong khi đó, tình hình các thị trường lớn cũng gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như Nhật Bản, đồng yen mất giá kỷ lục. Tình hình này khiến sức mua không thể mạnh như trước.

Thị trường lớn nhất là Mỹ cũng đối mặt một số trở ngại. Theo ông Hồ Quốc Lực, khó khăn lớn nhất là vụ kiện chống trợ cấp (CVD) đang được phía Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra sơ bộ. Ngay sau đó, nhiều khả năng bên nguyên đơn sẽ hâm nóng lại vụ kiện chống bán phá giá (AD).

Ở Tây Ban Nha, tôm Việt cũng gặp khó, thể hiện rõ nhất ở mức tiêu thụ giảm mạnh trong năm 2023. Nguyên nhân do tôm giá rẻ của Ecuador chiếm lĩnh thị trường này. Họ có lợi thế là giá rẻ, đáp ứng xu thế người tiêu dùng, cụ thể là tôm có chứng nhận nuôi ASC, chi phí vận chuyển cũng thấp hơn.

Ngành tôm “khó chồng khó” khi bức tranh xuất khẩu vẫn ảm đạm Ngành tôm “khó chồng khó” khi bức tranh xuất khẩu vẫn ảm đạm
Tìm giải pháp khôi phục vị thế cạnh tranh của ngành tôm Tìm giải pháp khôi phục vị thế cạnh tranh của ngành tôm
Ngành tôm được kỳ vọng phục hồi từ quý II/2024 Ngành tôm được kỳ vọng phục hồi từ quý II/2024
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Nối tiếp đà xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I, đến hết tháng 4 rau quả Việt Nam tiếp tục có những kết quả khởi sắc góp phần tô điểm cho “bức tranh” xuất khẩu nông sản.
2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

Trong quý I/2024 có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bổ sung bột nhuyễn thể vào chế độ ăn của cá rô phi cho thấy những tác động tích cực đến hiệu suất sinh sản và tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường được cho là ba yếu tố chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu da giày được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, trước khó khăn đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhất trí với kiến nghị thành lập trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.
Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Tình trạng xâm nhập mặn, những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị, căng thẳng Biển Đỏ được cho là những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Trung Quốc bao mua sản phẩm sắn của nước ta với tỷ lệ áp đảo 94,2% về lượng và 92% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của nước ta trong quý I vừa qua.
Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Thừa hưởng chất sống tinh khiết từ đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc, Meyland cho ra mắt dòng căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Tháp B - Meypearl Harmony, nơi thiên nhiên là nhà, từ đó định nghĩa những giá trị sống hạnh phúc, vững bền.
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề nghị, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động