Chuyển đổi số ngành gỗ: Vì sao doanh nghiệp còn dè dặt?Tăng trưởng ngành gỗ thấp hơn so với kỳ vọngCơ hội và thách thức mới đối với ngành gỗ |
Cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa
Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. |
Năm 2023, xuất khẩu gỗ, lâm sản chỉ đạt 14,47 tỉ USD, giảm 15,4% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,113 tỉ USD, giảm 17,5%; gỗ 4,354 tỉ USD, giảm 12,4%; lâm sản ngoài gỗ 1,002 tỉ USD, giảm 7,7 %. Các thị trường lớn đều giảm mạnh. Xuất sang Hoa Kỳ 7,7 tỉ USD, giảm 14,67%; Trung Quốc 1,85 tỉ USD, giảm 14,5%; Nhật Bản 1,82 tỉ USD, giảm 7,5%; EU 0,45 tỉ USD, giảm 38,2%.
Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cảm thán: “Đây là mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử ngành gỗ!”. Nguyên nhân, theo Cục Lâm nghiệp là do lạm phát tăng cao (trên 8%) tại một số thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU. Chính phủ các nước ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ, người tiêu dùng siết chi tiêu, giảm mua sắm với sản phẩm không thiết yếu, bao gồm sản phẩm gỗ.
Chiến tranh, xung đột cũng khiến chi phí logistic, giá nguyên liệu, vật tư sản xuất đầu vào gia tăng. Nhiều quốc gia dựng hàng rào bảo hộ. Chính sách phòng vệ thương mại của các nước, điển hình là các vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá ván dán, tủ bếp, bàn trang điểm của Hoa Kỳ… ảnh hưởng trực tiếp đến việc buôn bán sản phẩm gỗ, lâm sản. Giá dăm gỗ giảm từ 195USD/tấn năm 2022 xuống còn 135USD/tấn năm 2023. Giá viên nén gỗ cũng rớt mạnh từ 180USD/tấn xuống còn 100USD/tấn.
Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Thị trường đồ nội thất thế giới ước tính khoảng 405 tỉ USD/năm; nhu cầu nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 230 tỉ USD trong khi kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam chỉ chiếm hơn 6%. Dư địa còn nhiều.
Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa: Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); các hiệp định với ASEAN, Nhật Bản, Chi Lê, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan; Hiệp định đối tác tự nguyện Việt Nam - EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản; Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ về khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp…
Mỗi năm, nguồn nguyên liệu khai thác từ 3,93 triệu hécta rừng sản xuất trong nước có thể cung cấp trên 30 triệu m3 gỗ cho chế biến, xuất khẩu. Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư từ Chính phủ và cơ quan quản lý bên dưới trao cho doanh nghiệp niềm tin về trách nhiệm đồng hành.
Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2023. Hai tháng đầu năm, bức tranh cho thấy đã sáng lên. Giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 2,68 tỉ USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ 2023; giá trị nhập khẩu đạt 355 triệu USD, tăng 31%; xuất siêu ước đạt 2,465 tỉ USD.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), nói: “Việc tổ chức Hội nghị quốc tế Hàng phong cách ngoài trời Quy Nhơn 2024 (Q-FAIR 2024) ngay tiếp sau Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất TP Hồ Chí Minh (HAWA EXPO 2024) là nỗ lực mới nhất liên kết, kết nối, quảng bá, giới thiệu ngành gỗ với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu”.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thông tin: “Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã mở rộng đến 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sản phẩm gỗ Việt Nam “ghi dấu ấn” từ nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế biến, xây dựng đến sản phẩm có tính hoàn thiện cao”.
Ông Phú lưu ý dự báo tăng trưởng khả quan của nhu cầu sử dụng đồ gỗ ngoài trời, xuất phát từ xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường. Trước mắt, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ mong muốn các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả kết luận của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến lâm sản theo tinh thần Thông báo 167/TB-VPCP ngày 1.5.2023 của Văn phòng Chính phủ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản tăng nhẹ
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản có tín hiệu cải thiện nhưng dự báo vẫn kém khả quan. |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 2/2024 đạt 110 triệu USD, giảm 32,5% so với tháng 1/2024 và giảm 22,7% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản ước đạt 273 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 1/2024, hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đều có xu hướng tăng, trong đó dẫn đầu là mặt hàng dăm gỗ đạt 60,2 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng 12/2023 và tăng 21,5% so với tháng 1/2023; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt 43,7 triệu USD, tăng 21,3% so với tháng 12/2023 và tăng 58,5% so với tháng 1/2023; gỗ viên nén đạt 36,6 triệu USD, giảm 16,3% so với tháng 12/2023, nhưng tăng 4,2% so với tháng 1/2023...
Trong tháng đầu năm 2024, mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản có tín hiệu cải thiện, nhưng tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này trong năm 2024 dự báo vẫn kém khả quan, khi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản chậm lại, bởi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong quý IV/2023.
Trong quý IV/2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật Bản chứng kiến mức giảm hàng năm 0,4%, sau khi giảm 3,3% trong quý III/2023. Nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật suy giảm là nhu cầu trong nước suy yếu tại tất cả các lĩnh vực, bao gồm tiêu dùng tư nhân. Chỉ có nhu cầu bên ngoài, thể hiện qua trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có đóng góp mức tăng vào tăng trưởng GDP.
Tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực chiếm khoảng một nửa nền kinh tế Nhật Bản, ghi nhận mức giảm hàng năm 0,9% trong quý IV/2024 do người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh giá thực phẩm, xăng dầu và nhiều mặt hàng khác tăng. Đây là quý thứ 3 liên tiếp tiêu dùng ở Nhật Bản giảm. Nhu cầu tiêu dùng yếu, khiến nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm hàng hóa không thiết yếu như gỗ và và sản phẩm gỗ chậm lại tại thị trường Nhật Bản.
Cụ thể, đối với mặt hàng dăm gỗ, viên gỗ nén, nhu cầu nhập khẩu tại Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 1/2024. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu mã HS 4401 (bao gồm cả dăm gỗ và viên gỗ nén) trong tháng 1/2024, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 41,1 tỷ Yên (tương đương 273,1 triệu USD), giảm 2,4% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với tháng 1/2023.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất mã HS 4401 cho Nhật Bản, đạt 525,2 nghìn tấn, trị giá 13,4 tỷ Yên (tương đương 89,2 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm 32,2% về trị giá so với tháng 01/2023; trong khi giảm mạnh nhập khẩu dăm gỗ và viên gỗ nén từ thị trường cung cấp số 1 là Việt Nam, Nhật Bản lại tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Mỹ, Australia, Thái Lan và Chile...
Đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản trong tháng 1/2024 đạt 60 nghìn tấn, trị giá 25,6 tỷ Yên (tương đương 169,8 triệu USD), giảm 6% về lượng và giảm 2,1% về trị giá so với tháng 01/2023. Trong đó, Nhật Bản tăng nhập khẩu từ thị trường cung cấp lớn nhất là Trung Quốc, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ các thị trường như: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia...
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Nhật Bản trong tháng 1/2024, đạt 12,5 nghìn tấn, trị giá 5,2 tỷ Yên (tương đương 34,6 triệu USD), giảm 20,6% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với tháng 1/2023. Bên cạnh những yếu tố kém khả quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cũng được hỗ trợ như đối với mặt hàng dăm gỗ và gỗ viên nén, Nhật Bản đang tập trung vào việc phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén. Do đó, xu hướng tăng cường nhập khẩu này được dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới, mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.