Những công dụng tuyệt vời của cây bạc hà đối với sức khỏe Một số công dụng tuyệt vời của cây bạch hoa xà đối với sức khỏe Một số công dụng tuyệt vời từ cây chè xanh |
Đặc điểm của cây cóc |
Cây cóc còn có tên gọi khác là cây cóc Miền Nam, cây cóc thường. Có tên khoa học là Spondias dulcis L, cóc có xuất xứ từ vùng Melanesia -Polynesia (Châu Đại Dương) và sau đó được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới của cả Cựu lẫn Tân Thế giới.
Cây cóc thuộc loại cây thân gỗ mộc cỡ lớn, mọc nhanh, có chiều cao trung bình từ 9-12m phân thành nhiều nhánh, cành rất dòn và dễ gẫy, lá của cây cóc to và dài 20-60cm thường mọc ở ngọn nhánh, lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6-10cm hình vuông tròn, mép là có răng cưa, vào đầu mùa khô lá cây chuyển đổi thành màu vàng và rụng. Hoa của cây cóc được mọc thành chùy to có thể dài đến 30cm chùy mang ít hoa thường thòng xuống, hoa nhỏ màu trắng có 10 nhị.
Quả của cây cóc thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, da ngoài vàng cam, thịt màu vàng xanh nhạt, dòn, vị chua, quả được mọc thành từng chùm từ 10-12 quả. Hạt của quả cóc khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5,6 ô cách nhau không đều.
Theo Đông y, quả cóc có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Trong quả cóc có chứa nhiều acid ascorbi, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm, ngoài ra dân gian còn dùng cóc chấm với muối ớt rồi nhai thật kỹ giúp giảm đau họng rất tốt.
Một số công dụng khi sử dụng quả cóc đối với sức khỏe:
Hỗ trợ tiêu hóa: quả cóc còn chứa hàm lượng chất xơ tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột. Quả cóc có hàm lượng nước cao giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Kiểm soát mức cholesterol: trong quả cóc có chứa vitamin C có khả năng chuyển hóa cholesterrol thành acid mật xanh, đây là một loại acid giúp hỗ trợ hiệu quả việc tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C dồi dào có trong quả cóc giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giúp hình thành collagen và làm nhanh quá trình chữa lành vết thương, trái cóc cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các tác hại các gốc tự do.
Hỗ trợ điều trị đường ruột và giảm cân: Trong quả cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, giúp cho tiêu hóa nhanh thức ăn và cảm giác no lâu nên nó có thể kiểm soát cơn đói và giảm cân nặng hiệu quả.
Một số công dụng từ quả cóc |
Cung cấp vitamin A tốt cho mắt: Trái cóc được coi là nguồn vitamin A tuyệt vời. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt. Hợp chất vitamin A của trái cóc giúp võng mạc của mắt hoạt động tốt hơn trong quá trình tiếp nhận hình ảnh.
Giảm các bệnh tim và ung thư: Trong 100mg quả cóc chứa đến 34 mg vitamin C bằng 1/2 lượng vitamin C cần thiết đối với cơ thể mỗi ngày. Vitamin C trong quả cóc có tác dụng chống lão hóa làm giảm các nguy cơ bệnh tim và ung thư rất tốt. Hỗ trợ hấp thụ sắt và tổng hợp Collagen và Protein tạo thành các mô liên kết với giúp chữa lành vết thương.
Hỗ trợ điều trị ho: Nước ép cóc có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho. Sau khi ép cóc lấy nước bạn thêm vào một ít muối và uống một ngày ba lần. Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc cũng là một bài thuốc công hiệu để chữa bệnh ho. Bạn dùng 3 hoặc 4 lá cóc rửa sạch. Sau đó đun lá cóc trong nước sôi vài phút rồi để yên. Bạn có thể dùng nước này uống chung với mật ong để điều trị bệnh ho.
Giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa tốt: Quả cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao và nó chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể như: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3 – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Chính nhờ những chất này nên khi ăn cóc giúp cho kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng quả cóc đối với sức khỏe:
Không nên ăn quá nhiều cóc, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn 300gr/ngày.
Nên ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Không nên ăn quá nhiều cóc cùng một lúc, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vì vị chua trong quả cóc có chứa nhiều axit. Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc.
Hạn chế dùng món cóc dầm thịt bò khô, dầm đường. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.