Cây cà dại |
Nổi tiếng và xuất hiện nhiều ở tỉnh Sơn La, loại quả cà mọc dại ở các bãi đất trống, ven đường, nương rẫy ngày trước không được chú ý và thường bị người dân cắt bỏ, thì bây giờ, cà dại bỗng trở thành một loại đặc sản thơm ngon được rất nhiều người săn lùng.
Thông thường, loại cà dại này có phần thân nhỏ, mọc đứng, cao 2-3m, có gai. Lá mọc so le, dài và rộng. Còn hoa có màu trắng mọc thành từng cụm xen kẽ với lá. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu vàng.
Trước đây, bà con thường chặt bỏ đi và ít ngó tới loại quả này. Nhưng mấy năm trở lại đây, loại quả này bỗng dưng trở thành đặc sản núi rừng được nhiều người xa quê săn lùng.
Chị Quyết Nguyễn – đầu mối bán cà dại ở Sơn La, chia sẻ: Chị đi tìm mua cà dại tại các hộ dân quanh khu vực hoặc đăng tìm mua trên mạng. Mỗi cân cà chị mua với giá 10.000 đồng. Khi mua về, chị sẽ đóng vào túi và gửi cho từng khách sỉ.
Do năm nay thời tiết không thuận lợi nên số lượng quả cà thu được không nhiều. Hơn nữa, để cà tươi ngon, chị thường thu gom theo đơn đặt hàng. Khách sỉ của chị đặt bao nhiêu cân chị sẽ đi thu gom đủ rồi gửi cho họ.
Mới hôm qua, chị gom được 30kg cà dại gửi cho khách. Chị cho biết số lượng cà này chị đã đóng túi ngay và gửi cho khách trong ngày. Cứ vài hôm, chị lại gom được một chuyến để gửi cho khách.
Chị Hiền – một người sinh sống ở Sơn La, chia sẻ cà dại hoa trắng mọc nhiều trên nương rẫy và dọc trên các tuyến đường đi làm nương. Trước đây, khi còn đói nghèo, bà con thường hái quả cà dại luộc đem chấm muối ăn cùng cơm.
Những người làm nương rẫy thường không thích loại cây này bởi chúng hay mọc nhiều, cây nào cũng chi chít gai nên rất khó khăn trong quá trình làm cỏ. Vì vậy, bà con thường dùng dao chặt bỏ, cây nào ra quả họ cũng không mấy quan tâm, kệ cho chúng chín rụng đầy gốc.
Theo chị Hiền, quả cà dại bắt đầu có từ tháng 5 đến tháng 8. Quà cà dại hình cầu, màu xanh, ra thành từng chùm lúc lỉu. Những ngày mưa gió không đi làm nương, chị lại đi vào rừng hái quả cà dại về ăn. Hôm nào hái được nhiều, chị sẽ bán cho thương lái hoặc ra chợ ngồi bán. Nếu bán cho thương lái, giá bán rẻ hơn nhiều so với tự ngồi chợ bán.
Theo Đông y, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc; có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho, thường được dùng trị: đau cả vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da. Ngoài ra, cà dại còn chữa đau răng, khó tiểu… Đáng chú ý là người bị bệnh tăng nhãn áp và phụ nữ có thai không dùng.
Cà dại chế biến thành nhiều món ăn ngon
Cà dại chế biến thành nhiều món ngon |
Chị Sùng Thị Sĩ, bản Cửa Rừng cho biết: Cà dại hoa trắng mọc nhiều trên nương rẫy và dọc trên các tuyến đường đi làm nương. Trước đây khi còn đói nghèo, bà con thương hái quả cà dại luộc đem chấm muối ăn cùng cơm.
Theo chị Sĩ, nhiều người không thích cà dại hoa trắng, bởi chúng hay mọc nhiều trên nương rẫy nên khó khăn cho việc làm cỏ. Vì vậy, bà con thường dùng dao chặt bỏ. Quả cà dại cũng không mấy ai ngó tới nên quả chín rụng đầy gốc.
Chị Vừ Thị Sinh, bản Cửa Rừng bảo: Trong một vài năm trở lại đây, bên cạnh lá đắng, hoa chuối thì cà dại bỗng trở thành đặc sản núi rừng giúp bà con đồng bào Mông bản Cửa Rừng cải thiện thu nhập.
"Quả cà dại bắt đầu có từ tháng 5 đến tháng 8. Những ngày mưa gió không đi làm nương, chị em phụ nữ chúng tôi rủ nhau vào rừng hái quả cà dại về bày bán ở 2 bên tuyến tỉnh lộ 108. Một túi bóng nhỏ khoảng 4 đến 5 lạng có giá từ 8.000 - 10.000 đồng. Nếu hái được nhiều, mỗi ngày cũng kiếm được từ hàng chục đến cả trăm nghìn đồng", chị Sinh nói.